N.am s.inh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo

Theo dõi VGT trên

Sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Tấn Phát có một lớp học tình thương vẫn đều đặn gieo ước mơ cho nhiều thế hệ học sinh nghèo suốt 40 năm nay.

Nam sinh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo - Hình 1

Một buổi học tại lớp học tình thương rất thoải mái.

Hơn 6 năm qua, Phan Trung Hải, hiện là sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, đã thay mẹ đứng lớp, mang đến cơ hội học tập cho các em học sinh khó khăn tại phường Phú Mỹ (Quận 7, TPHCM). Với tình thương và sự nhiệt huyết của Hải, lớp học đặc biệt này luôn đầy ắp niềm vui và tinh thần hiếu học.

Mẹ truyền con nối

Sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Tấn Phát có một lớp học tình thương vẫn đều đặn gieo ước mơ cho nhiều thế hệ học sinh nghèo suốt 40 năm nay. Lớp học do UBND phường Phú Mỹ thành lập từ năm 1982 do cô Ngô Thị Mạnh Hòa phụ trách cho tới khi chuyển giao cho người con trai là Phan Trung Hải (24 t.uổi).

Cô Hòa chia sẻ, khi mới thành lập, lớp học gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là bước vào năm học mới. Một phần vì cơ sở vật chất còn hạn chế, một phần nữa là việc vận động các em đến lớp rất vất vả. Bởi nhiều phụ huynh không đồng ý cho con đến lớp vì sợ sẽ không còn thời gian để đi làm, phụ giúp việc nhà.

“Tuy nhiên, khi các em theo học tại lớp một thời gian, ba mẹ đã thấy được lợi ích và ý nghĩa của lớp học, con em họ chăm ngoan hơn, siêng năng và nghe lời hơn. Vì vậy, nhiều gia đình đã ủng hộ và đồng ý cho các em theo học. Từ vài em theo học ban đầu, sĩ số tăng dần theo các năm. Nhiều em lúc đầu đến theo học rất bướng, nhưng sau một thời gian đã chăm ngoan, tiến bộ rõ rệt”, cô Hòa chia sẻ.

Cũng theo cô Hòa, khi còn học cấp 3, Phan Trung Hải từng có thời gian không chuyên tâm học hành. Vì vậy, ngoài thời gian học trên lớp, cô Hòa thường đưa Hải đến lớp học tình thương để giúp hiểu rõ hơn những số phận nghèo khó nhưng vẫn rất ham học tập.

Nhờ được tiếp xúc với lớp học tình thương và thấy được việc làm ý nghĩa của mẹ mình suốt mấy chục năm qua, nên khoảng 6 năm trước, khi Hải đang là sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường thủy II, đã ngỏ lời muốn hỗ trợ cùng mẹ dạy tại lớp học mỗi tối. Khi được mẹ đồng ý, Hải đã bắt đầu đến làm quen và phụ mẹ, dạy tại lớp tình thương.

Nhắc đến khoảng thời gian khi còn là học sinh cấp 3, Hải tâm sự: “Thời còn học sinh, mình ham chơi khiến gia đình buồn phiền rất nhiều. Nhiều hôm thấy mẹ buồn vì mình, rồi nghĩ đến cảnh mẹ t.uổi đã cao mà vẫn hằng ngày đứng lớp dạy miễn phí cho t.rẻ e.m nghèo, mình thấy day dứt và quyết tâm tu chí để tập trung vào việc học và hỗ trợ mẹ dạy lớp học tình thương”.

Tiếp lời con trai mình, cô Hòa cho biết: “Thời điểm đầu, Hải chỉ phụ tôi trong công tác giảng dạy vì còn nhiều bỡ ngỡ, do chuyên ngành khác xa với kiến thức sư phạm. Thế nhưng, chỉ gần 1 tháng, nhờ sự quyết tâm và kiên trì cùng với tình yêu trẻ, Hải dần lấy được niềm tin không chỉ từ mẹ, mà còn từ chính các học trò của mình. Năm 2016 tôi đã giao lại lớp cho cháu phụ trách để tập trung vào công việc tại phường Phú Mỹ”.

Nam sinh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo - Hình 2

Lực lượng Biên phòng cùng Đoàn Thanh niên phường Phú Mỹ tặng quà cho học sinh tại lớp học tình thương.

Hướng đến nghề sư phạm

Video đang HOT

Phan Trung Hải chia sẻ: Niềm vui bây giờ của tôi không còn là những cuộc tụ tập bạn bè, được đi đến nơi này nơi kia cho thỏa ước mơ t.uổi trẻ, mà đơn giản là nhìn thấy các em nhỏ không có điều kiện đến trường vẫn được học con chữ. Và càng hạnh phúc hơn khi giúp các em có được cuộc sống, tương lai ổn định hơn.

Trong quá trình dạy tại lớp học tình thương, Hải nhận ra ngành học yêu thích là sư phạm. Vì vậy năm 2019, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường thủy II và đi làm với mức lương khởi điểm từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, nhưng Hải đã nộp đơn xin nghỉ việc.

Hải chia sẻ: “Vì tính chất công việc của tôi là thủy thủ, làm việc trên các tàu cao tốc, tàu du lịch nên không phải đi một ngày rồi về mà cả tuần mới trở về, như thế thì ai lo cho lớp học, rồi tụi nhỏ sẽ thế nào. Vì thế mà tôi đã xin nghỉ việc. Với tôi công việc dạy học tuy không làm ra t.iền nhưng bản thân thấy vui và hạnh phúc khi được đồng hành cùng trẻ nghèo”.

Suốt những năm qua, Hải xem dạy học ở lớp học tình thương là công việc chính. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, đến nay Hải đã quen thuộc với công việc. Hải cho biết: “Dù đã quen với việc giảng dạy ở lớp học tình thương, nhưng bản thân vẫn mình còn thiếu rất nhiều kiến thức và kỹ năng của một giáo viên đứng lớp.

Vì vậy, tháng 8/2020, tôi đã quyết tâm thi vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Nhiều người biết tin thì tỏ ra rất bất ngờ. Nhưng rồi được sự ủng hộ của ba mẹ, suốt 4 tháng liền tự mày mò ôn tập tôi đã đậu vào ngành học Giáo dục chính trị của trường”.

Trong những năm qua, ngoài việc học tập, Hải phụ trách toàn bộ hoạt động của lớp học từ chương trình giảng dạy đến các hoạt động ngoài giờ. Lớp học tình thương phường Phú Mỹ mà Hải đang giảng dạy có khoảng 40 em từ 6 – 17 t.uổi.

Đến nay, lớp dạy 8 môn học gồm: Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Đạo đức, Tiếng Anh, Mỹ thuật, Tin học và Nhạc cụ. Đặc biệt, ngoài sự hỗ trợ của các đoàn thể trong địa phương, lớp học của Hải phụ trách còn có sự đồng hành giúp đỡ về vật chất và động viên về tinh thần từ Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Phú Mỹ và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 thuộc địa bàn Quận 7.

Ngày nắng cũng như ngày mưa, hàng tuần cứ đến đúng 16 giờ 30 phút, từ thứ 2 đến thứ 7, các học trò nhỏ lại tập trung đến lớp để học cùng thầy Hải. Mỗi em có một hoàn cảnh riêng, nhưng đa số đều thuộc gia đình khó khăn, không có khả năng đến trường.

Nhiều em sáng đi nhặt ve chai, phụ giúp cha mẹ, chiều cắp sách đi học rồi tối lại đi làm tiếp. Có em bị bệnh từ nhỏ nên tiếp thu bài vở chậm, phải giảng riêng, dạy thêm ngoài giờ. Nhưng tất cả đều có chung tinh thần hiếu học, lễ phép và quý mến lẫn nhau.

Hải tâm sự: “Suốt những năm qua, điều mà tôi luôn trăn trở là sĩ số học sinh của lớp biến động liên tục. Bởi một số gia đình vì tính chất công việc phải thay đổi nên không sống cố định một chỗ. Các em vì thế mà cũng phải theo ba mẹ đi đến nơi mới và buộc phải nghỉ học giữa chừng”.

Dương Hải Lộc (sinh năm 2011), quê ở Đồng Tháp theo học tại lớp học tình thương phường Phú Mỹ từ năm 2018 đến nay chia sẻ: “Con rất muốn được đến trường như các bạn cùng trang lứa, nhưng gia đình không có điều kiện. Từ khi được học tại lớp học tình thương của thầy Hải, con cảm thấy rất vui vì được đến lớp vui đùa cùng bạn bè, được học chữ, làm toán và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Học ở đây thầy Hải đã giúp đỡ con rất nhiều, con sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng thầy!”.

Nam sinh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo - Hình 3

Lớp học tình thương kiểm tra thực hành trên máy tính.

Làm thêm hỗ trợ trẻ nghèo

Suốt 6 năm qua, ban ngày Hải đi học, đến tối lại đứng lớp làm nghề “gõ đầu trẻ”. Mặc dù vậy, Hải vẫn sắp xếp thời gian đi làm gia sư, dành dụm t.iền để lo cho học sinh của mình, từ quần áo đến bánh kẹo, đồ dùng học tập.

Hải cho biết mỗi tháng thu nhập từ gia sư khoảng hơn 2 triệu đồng. Số t.iền này, ngoài mua các món quà hỗ trợ học sinh trong lớp, Hải dùng để hỗ trợ việc đi lại và chi phí học tập cho học sinh trong lớp đủ 17 – 18 t.uổi học nghề.

Năm 2019, trong quá trình giảng dạy tại lớp, Hải nhận thấy nhiều em có niềm đam mê với thể thao. Chính vì vậy, Hải tách những bé có đam mê với thể thao, mời thầy dạy võ về dạy với mục tiêu giúp các em phát triển, tiến xa hơn, từ đó có thể phát triển thành nghề nghiệp sau này.

Hải cho biết: “Sân chơi võ thuật được duy trì gần 4 năm trước. Đến hiện tại có 4 em nằm trong đội tuyển boxing TPHCM. Mỗi tháng các em được nhận trợ cấp, tương lai cũng có nhiều cơ hội hơn”.

Nguyễn Thị Kim Tuyến (sinh năm 2006) không được đến trường như các bạn cùng trang lứa. Năm 2015 Tuyến đến học tại lớp học tình thương phường Phú Mỹ. Sau quá trình học văn hóa, năm 2019 thấy được năng khiếu võ thuật của Tuyến, Hải đã hướng cô học trò nghèo này sang lớp võ thuật.

Tuyến cho biết: “Thầy Hải là một người ấm áp và có tình yêu trẻ đặc biệt. Bản thân em may mắn hơn khi được học võ thuật. Trong quá trình học tập, thầy Hải là người đã hỗ trợ t.iền xe đi lại, luôn động viên em và các bạn đến khi trở thành vận động viên của TPHCM.

Nam sinh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo - Hình 4

Nhiều học sinh tại lớp học tình thương đã trở thành vận động viên Boxing của TPHCM.

Nhờ có thầy Hải mà cuộc sống em ổn định hơn, không còn khó khăn như trước đây nữa. Từ năm 2020 đến nay trong quá trình thi đấu em đã giành 2 Huy chương Vàng giải Boxing trẻ TPHCM, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Vàng giải Boxing trẻ toàn quốc”.

Tương tự, Thạch Thanh Thảo (sinh năm 2006) quê ở Vĩnh Long, người Khmer, hiện là vận động viên đội tuyển Boxing TPHCM. Hơn 10 năm về trước, mẹ Thảo làm công nhân và ở tại công ty ở Quận 7 nên thuê trọ sống bên đó để tiện đi lại, gửi Thảo cho người cậu ở Quận 4 chăm sóc.

Trước đây, Thảo đã từng có 3 năm học tại một lớp học tình thương ở Quận 4, nhưng vì điều kiện đi lại khó khăn không có người đưa đón nên Thảo nghỉ học giữa chừng.

Đến năm 2017, mẹ Thảo biết đến lớp học tình thương phường Phú Mỹ nên đưa em về đây sinh sống và đăng ký cho học lớp 4 và 5 tại đây. Cũng tại lớp học tình thương, nhận thấy Thảo có khả năng võ thuật nên thầy Hải đã đưa em vào lớp học võ.

Thảo cho hay: “Thầy Hải luôn hỗ trợ và bên cạnh nên em mới có được như ngày hôm nay. Trong quá trình thi đấu em cũng đã giành được những thành tích như Huy chương Đồng giải vô địch Boxing trẻ toàn quốc và Huy chương Vàng giải vô địch Boxing trẻ TPHCM. Hiện tại, cuộc sống của em khá ổn, tương lai phía trước của em cũng tươi sáng hơn”.

Hơn 20 năm 'bám lớp' tình thương

Thầy giáo biên phòng Vũ Trường Tính đã giúp nhiều t.rẻ e.m không có điều kiện học tập tại các trường chính quy biết con chữ, phép tính.

Hơn 20 năm bám lớp tình thương - Hình 1

Trung tá Vũ Trường Tính hướng dẫn trẻ tại lớp học tình thương phường Phú Mỹ học bài.

Đối với con em của nhiều lao động nhập cư về làm ăn, sinh sống trên địa bàn Quận 7 (TPHCM), thầy giáo biên phòng Vũ Trường Tính như là người cha thứ 2. Những năm qua, bằng tình thương, trách nhiệm của người lính, anh đã giúp nhiều t.rẻ e.m không có điều kiện học tập tại các trường chính quy biết con chữ, phép tính.

Thầy giáo của trẻ nghèo

Căn phòng rộng chừng 25 mét vuông, nằm sâu trong con hẻm thuộc đường Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, Quận 7, TPHCM có rất đông em nhỏ miệt mài học tập.

Học sinh trong lớp học này là con em của các hộ gia đình nhập cư từ các tỉnh như Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang... về khu vực Quận 7 trọ làm thuê, làm mướn để mưu sinh. Cách đây 4 năm, khi được phân công về thực hiện nhiệm vụ tại Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu cảng Phú Mỹ, Trung tá Vũ Trường Tính đã tình nguyện tham gia giảng dạy lớp học này. Mong muốn của anh là được hỗ trợ nhiều trẻ nghèo biết đến con chữ, phép tính.

Trung tá Tính cho biết, trẻ theo học tại đây đa phần là con em các gia đình không có hộ khẩu hoặc hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, nhiều cháu mặc dù đã quá độ t.uổi đến trường nhưng vẫn không biết đến mặt chữ, phép tính. Hằng ngày, các em phụ cha mẹ bán hàng hay đi bán vé số, lượm ve chai...

"Hiện, lớp văn hóa có hơn 30 em theo học, với độ t.uổi từ 6 - 15. Hơn 4 năm qua, ngoài tôi còn có 1 cán bộ tại phường Phú Mỹ và 1 sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM tham gia giảng dạy. Hoạt động của lớp diễn ra từ 16 giờ đến 18 giờ 30 phút từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần. Ngoài giúp trẻ biết đọc, viết, tôi cùng giáo viên còn phối hợp địa phương mở lớp học võ để rèn luyện sức khỏe cho các em", Trung tá Tính chia sẻ.

Người dân nhập cư sinh sống tại khu vực hành lang cửa khẩu cảng Quận 7 cuộc sống rất khó khăn. Để phụ giúp gia đình, nhiều đ.ứa t.rẻ phải ở nhà trông nhà, bán vé số hoặc phục vụ quán cơm để có thêm thu nhập. Đây cũng là lý do khiến cho lớp học không thể mở vào ban ngày được. Các em chỉ có thể theo học vào buổi chiều tối sau một ngày vất vả, tất bật với cuộc sống mưu sinh.

Trương Thị Bé Duyên (15 t.uổi) quê ở T.iền Giang là một trong những học sinh lớn t.uổi nhất tại lớp học tình thương ở phường Phú Mỹ chia sẻ: "Em rất muốn được đến trường như các bạn cùng trang lứa, nhưng do hoàn cảnh gia đình không cho phép nên học hết lớp 3 phải nghỉ học giữa chừng để theo người nhà lên TPHCM. May mắn khi cùng gia đình lên đây có lớp học tình thương của thầy giáo Tính. Ban ngày, em phụ giúp gia đình bán vé số, chiều về cắp sách đến lớp học bài. Em rất vui vì được đến lớp cùng bạn bè, được học chữ, làm toán và tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích".

Hơn 20 năm bám lớp tình thương - Hình 2

Trung tá Tính (bên trái) và chính quyền địa phương tích cực vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ quà cho học sinh.

Xóa mù chữ cho hơn 200 trẻ

Năm 1992, tốt nghiệp Trường Trung cấp Biên phòng 2, người lính trẻ Vũ Trường Tính về công tác tại Đồn Biên phòng Thạnh An, huyện Cần Giờ (TPHCM). Tại đây, anh được phân công thực hiện công tác vận động quần chúng tại ấp đảo Thiềng Liềng, địa bàn xa xôi, nghèo khó nhất của xã đảo Thạnh An với tứ bề sông nước, kênh rạch chằng chịt. Người ta vẫn hay gọi Thiềng Liềng là "đảo trong đảo" vì từ trung tâm huyện đi đò mất 45 phút qua trung tâm xã Thạnh An.

Do điều kiện giao thông đi lại khó khăn nên số người mù chữ thời điểm đó ở ấp đảo Thiềng Liềng chiếm số lượng lớn. Đặc biệt nhiều t.rẻ e.m dù đã đến t.uổi đi học nhưng chưa đến trường. Trước tình hình nói trên, năm 1999, "thầy" Tính đã tham mưu cho Đồn Biên phòng Thạnh An mở lớp học xóa mù chữ tại địa bàn phụ trách, mở đầu chặng đường mang con chữ đến với trẻ nghèo.

Chia sẻ về khoảng thời gian dạy chữ tại ấp đảo Thiềng Liềng, Trung tá Tính nhớ lại: "Đây là những năm tháng không thể nào quên trong cuộc đời làm thầy giáo của tôi. Lúc bấy giờ điều kiện còn khó khăn lắm, lớp học không ra lớp, tôi phải đến từng gia đình vận động bà con chủ động cùng với biên phòng xây dựng lán để làm lớp học tạm thời. Lớp đầu tiên đã thu hút được đông đảo người dân, đủ mọi thành phần, lứa t.uổi theo học: Từ những em bé đến các cụ già bước sang t.uổi "xưa nay hiếm". Lớp học này đã tạo t.iền đề cho công cuộc xóa mù chữ cho bà con ở trên địa bàn. Đến năm 2009, t.rẻ e.m và người dân trên đảo đều biết đến con chữ, phép tính".

Sau 9 năm dạy tại ấp Thiềng Liềng, năm 2010, Thiếu tá Tính chuyển công tác về Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Nghé thuộc Quận 7 (TPHCM). Tại đơn vị mới, anh tiếp tục tham mưu với lãnh đạo mở lớp học tình thương dạy cho trẻ nghèo tại phường Tân Thuận Đông. Tiếp đó đến năm 2019 chuyển công tác về tại phường Phú Mỹ và anh tình nguyện tham gia giảng dạy tại lớp học tình thương trên địa bàn này cho đến nay.

"Hơn 20 năm mang con chữ đến với t.rẻ e.m nghèo, điều mà tôi luôn mong muốn là làm sao các em không có điều kiện đến trường được biết đọc, biết viết. Những năm qua, bản thân đã giúp hơn 200 trẻ nghèo biết con chữ, phép tính. Nhiều em sau khi học tại lớp học tình thương, có nguyện vọng học tiếp, tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ các em. Có những em hiện giờ có việc làm ổn định trong cơ quan Nhà nước hay các công ty", Trung tá Tính vui vẻ nói.

Con em nhập cư sinh sống ở khu vực hành lang cửa khẩu cảng Quận 7, sau khi theo học tại lớp học tình thương đều chăm ngoan và nắm bắt bài giảng rất tốt. Tuy nhiên trong hơn 10 năm dạy chữ cho t.rẻ e.m nghèo tại đây, điều mà tôi trăn trở nhất là do tính chất công việc bố mẹ không ổn định nên các em thay đổi chỗ ở liên tục. Không ít trẻ chỉ theo học được thời gian ngắn rồi phải theo cha mẹ đến những nơi làm mới...". - Trung tá Vũ Trường Tính

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Sao Việt 27/7: Kasim Hoàng Vũ lộ diện khác lạ sau bạo bệnh
06:41:38 27/07/2024
3 phim ngôn tình Hoa ngữ "xịn sò" sắp chiếu: "Đệ nhất mỹ nhân Bắc Kinh" tái xuất?
06:05:30 27/07/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức không ai dám theo đuổi
06:25:53 27/07/2024
Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng
01:00:39 27/07/2024
Lisa (BLACKPINK) gặp chuỗi thị phi, vết nhơ sự nghiệp khó xóa, chấn động dư luận
07:10:25 27/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kiểu tóc bết dơ được các người đẹp lăng xê nhiệt tình, tôn vẻ gợi cảm, chị em học theo không khó

Làm đẹp

08:04:51 27/07/2024
Thông thường, mái tóc bết hay ướt được xem là trạng thái tóc chưa sạch của mọi người. Vào những ngày phải hoạt động nhiều hoặc ra ngoài trời thường xuyên, tóc sẽtiết dầutrông khá bết dính và không còn bồng bềnh như khi được gội sạch sẽ.

Diễn biến vụ kiện của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

07:56:36 27/07/2024
Được ví như Taylor Swift Hàn Quốc , IU có hơn 10 năm sự nghiệp đỉnh cao với danh sách đĩa nhạc khủng, toàn hit tự sáng tác. Tại thị trường chuộng nhóm nhạc như Hàn Quốc, IU là cá nhân đặc biệt thành công với tư cách nghệ sĩ solo.

Ba tựa game có thời lượng dài nhất trong lịch sử, người chơi mòn mỏi không phá đảo nổi

Mọt game

07:56:28 27/07/2024
Không có bất kỳ một quy tắc hay hạn chế nào về độ dài của các trò chơi điện tử. Tùy theo mức độ tài chính cũng như chiến lược từ phía các nhà phát triển, những tựagamesẽ được thiết kế với thời lượng nội dung khác nhau.

Bị hỏi thiếu tế nhị về bé Bôm khi đi siêu thị, Quốc Tuấn phản ứng ra sao?

Sao việt

07:48:56 27/07/2024
Có người hỏi cháu bị làm sao vậy. Tôi luôn trả lời rằng cháu không sao hết, bố cháu sẽ chỉnh hình lại cho cháu, không vấn đề gì hết - diễn viên Quốc Tuấn chia sẻ.

Hoãn phiên xử vụ phó chủ tịch phường biến đất công thành đất cho con trai

Pháp luật

07:38:22 27/07/2024
Phiên tòa xét xử cựu phó chủ tịch phường ở Khánh Hòa tội lạm quyền, biến đất công thành đất của con trai mình tạm hoãn do vắng mặt nhiều người liên quan.

Những lợi ích bất ngờ của mận đối với sức khỏe

Sức khỏe

07:25:09 27/07/2024
Mận là một loại trái cây giàu chất xơ, flavonoid và carotenoid, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như chống táo bón, kiểm soát huyết áp, tạo điều kiện giảm cân và tránh bệnh tiểu đường.

Phạt quán ăn bị tố 'chặt c.hém' 200.000 đồng/suất ở huyện Vạn Ninh 1,5 triệu đồng

Tin nổi bật

07:22:15 27/07/2024
Như PLO đã thông tin, ngày 23-7, tài khoản Facebook có tên Vân Trường đăng nội dung tố quán cơm ở xã Vạn Thắng tính giá suất ăn cao bất thường.

Byun Woo Seok không quen vì mình quá nổi tiếng

Sao châu á

07:09:34 27/07/2024
Theo Byun Woo Seok, đến thời điểm hiện tại, anh vẫn chưa quen với sự nổi tiếng của mình. Anh cũng rất ngạc nhiên trước đám đông đang đợi anh ở sân bay

Điểm danh quán bún riêu tóp mỡ ngon chuẩn vị ở TP.HCM

Ẩm thực

06:59:41 27/07/2024
Bún riêu tóp mỡ là món ăn quen thuộc của người Hà Nội, tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều quán bún riêu tóp mỡ cực ngon Nam tiến vào TP.HCM.

8 outfit phù hợp sáng đi làm, tối đi chơi

Thời trang

06:42:21 27/07/2024
Do đó, chị em có xu hướng lựa chọn những kiểuthời trangđa-zi-năng, giúp hạn chế tối đa việc phải thay đổi trang phục nhiều lần trong ngày.

Động vật có thể nhận ra mình trong gương

Lạ vui

06:41:32 27/07/2024
Con người là loài duy nhất ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trong gương mỗi ngày nhưng không phải loài duy nhất nhận ra chính mình trên các bề mặt phản chiếu.