Quốc hội Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho các dòng máy bay MAX 7 và MAX 10 của Boeing
Ngày 19/12, Quốc hội Mỹ đã nêu điều kiện dỡ bỏ thời hạn chót áp đặt tiêu chuẩn an toàn mới cho hệ thống cảnh báo buồng lái hiện đại đối với hai phiên bản mới của máy bay 737 MAX bán chạy nhất của Boeing.
Máy bay Boeing 737 MAX tại nhà máy của Boeing ở Seattle, Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong nhiều tháng qua, Boeing đã nỗ lực vận động hành lang nhằm thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ dỡ bỏ hạn chót ngày 27/12 năm nay đối với các máy bay MAX 7 và MAX 10 của hãng này. Quốc hội Mỹ vào năm 2020 đã áp đặt thời hạn trên nhằm buộc Boeing trang bị thêm tính năng an toàn mới cho các cảnh báo buồng lái hiện đại liên quan 2 phiên bản máy bay MAX 7 và MAX 10. Quyết định được đưa sau khi xảy ra 2 vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan dòng máy bay 737 MAX khiến 346 người thiệt mạng tại Indonesia và Ethiopia.
Hãng tin Reuters (Anh) trích dẫn văn bản được công bố ngày 20/12 cho biết để đổi lấy việc nhất trí dỡ bỏ thời hạn chót nói trên, các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã nêu điều kiện đi kèm là một dự luật tài trợ các hoạt động của Chính phủ Mỹ, đồng thời yêu cầu Boeing tiếp tục cải thiện độ an toàn cho dòng máy bay MAX hiện nay theo đề xuất của Chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Maria Cantwell.
Video đang HOT
Đề xuất của bà Cantwell yêu cầu Boeing trang bị thêm cho các máy bay hiện nay hệ thống góc tấn (angle-of-attack system) nâng cao tổng hợp, đồng thời cải thiện khả năng tắt cảnh báo thất tốc (stall warning) và các cảnh báo quá tốc độ.
Dự kiến, kế hoạch trên có thể được Quốc hội thông qua trong tuần này. Tuy nhiên, trong trường hợp không được thông qua, sau ngày 27/12, tất cả các máy bay của Boeing sẽ phải trang bị các hệ thống cảnh báo buồng lái hiện đại để có thể được Cơ quan Hàng không dân dụng Mỹ (FAA) chứng nhận đảm bảo an toàn. Điều này có thể làm chậm tiến độ sản xuất các phiên bản MAX 7 và MAX 10. Theo Reuters, cho đến nay Boeing đã tiếp nhận hơn 1.000 đơn đặt hàng 2 phiên bản mới này.
Boeing hiện từ chối bình luận về thông tin trên. Tuy nhiên, tuần trước, Giám đốc điều hành mảng máy bay thương mại của tập đoàn này, ông Stan Deal cho biết nhà sản xuất máy bay của Mỹ nhất trí với đề xuất của Thượng nghị sĩ Cantwell về việc trang bị thêm các tính năng an toàn. Hồi tháng 10, Boeing cho biết tập đoàn này hy vọng rằng máy bay 737 MAX 7 sẽ được cấp chứng nhận an toàn trong năm nay hoặc năm 2023, trong khi với phiên bản MAX10, thời gian kỳ vọng là vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.
Trước đó, một số nghiệp đoàn hàng không cảnh báo Quốc hội Mỹ rằng việc không dỡ bỏ thời hạn chót 27/12 có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh các phiên bản máy bay mới, cũng như khiến nhiều người mất việc làm. Tuy nhiên, gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong 2 vụ tai nạn máy bay 737 MAX tại Indonesia và Ethiopia đã lên tiếng phản đối đề xuất dỡ bỏ thời hạn này.
Boeing dừng sản xuất 737 MAX trong tháng 5
Tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, hãng sản xuất máy bay Boeing Co của Mỹ đã dừng sản xuất máy bay 737 MAX trong khoảng 10 ngày của tháng 5 do các vấn đề của chuỗi cung ứng.
Máy bay Boeing 737 MAX tại nhà máy của Boeing ở Seattle, Washington, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Việc chậm giao máy bay thân hẹp đã khiến các hãng hàng không thất vọng trong lúc muốn đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không gia tăng mạnh, trong khi cản trở những nỗ lực của Boeing trong việc huy động tiền mặt để thanh toán nợ.
Trong tháng 5, Giám đốc Tài chính của Boeing, Brian West, cho biết việc sản xuất và bàn giao máy bay 737 MAX bị ảnh hưởng do thiếu đầu nối điện.
Việc bàn giao máy bay 787 Dreamliners trở lại và giải phóng kho máy bay 737 MAX có ý nghĩa quyết định để Boeing vượt qua cuộc khủng hoảng kép là đại dịch và an toàn của máy bay, điều trở nên khó khăn hơn do các nút cổ chai về nguồn cung và xung đột tại Ukraine.
Cũng liên quan đến máy bay Boeing 737 MAX, hãng hàng không giá rẻ Air Shuttle (Na Uy) ngày 30/5 thông báo sẽ mua 50 chiếc máy bay này.
Trong một thông báo, Air Shuttle nêu rõ 50 máy bay mới sẽ được bàn giao trong khoảng thời gian từ năm 2025 - 2028, hay cùng thời điểm các thỏa thuận cho thuê máy bay của Na Uy hết hiệu lực.
Hợp đồng cũng bao gồm cả khả năng mua thêm 30 máy bay nữa của Boeing.
Boeing lỗ 3,3 tỷ USD trong quý III/2022 Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ ngày 26/10 bất ngờ công bố lỗ 3,3 tỷ USD trong quý III/2022, khi chi phí cho một số chương trình quốc phòng tăng, một phần do chi phí cho chuỗi cung ứng. Máy bay Boeing 737 MAX thưc hiện chuyến bay kiểm tra tại nhà máy của Boeing ở Seattle, Washington, Mỹ. Ảnh...