Quán thịt quay không biển hiệu, khách xếp hàng mua từ lúc chưa mở bán
Đúng 4h30 chiều mỗi ngày, ông Kha ( chủ quán) chở thịt quay đến để bày biện, bán hàng, nhưng trước đó cả tiếng, đã có hàng đoàn người xếp hàng dài đứng đợi mua.
Quán thịt có tuổi đời đã 30 năm, nhưng “cơ ngơi” chỉ nằm gọn trong 2 chiếc bàn inox, trên đó có mâm bày các loại thịt quay, hộp nước sốt, kiệu, dưa muối,… Ngoài ra, xung quanh chủ quán là mấy chiếc làn nhựa đựng thịt, tấm thớt gỗ dày và dao thái thịt.
Dòng người xếp hàng mua thịt quay từ lúc 2 bàn bày thịt còn “trống trơn”.
Điểm nhận diện duy nhất của quán thịt quay này là dòng người đứng xếp hàng ngay ngắn, quán không có biển hiệu, nép mình trên vỉa hè, cạnh đình làng Thể Giao.
Đúng 4h30 chiều, anh Kha chở những làn thịt đến, chị Thúy (vợ anh Kha) nhanh tay đỡ hàng rồi vội vàng bày thịt, hỏi khách ăn gì?
Những làn thịt được chở dần đến khi khách đã đứng kín quán.
Dòng người dài xếp hàng chờ đến lượt mình, không ai chen ngang, không ai cáu kỉnh hay thúc giục. 5 nhân viên của quán tay thoăn thoắt không ngừng nghỉ, người chặt , người gói hàng, thêm túi sốt, người thu tiền, người dắt xe cho khách.
Quán thịt đông nhất vào giờ tan làm, mật độ giao thông phố Thể Giao đông đúc nhưng không ai chen chúc, kêu than mà bảo nhau đứng nép sát vỉa hè để không gây tắc nghẽn giao thông.
Đợi chị Thúy (áo vàng) liên tay bán hàng không ngừng nghỉ. “30 ngày như 1, lúc nào cũng 4h30 chiều tôi mở quán, 2 vợ chồng tôi là người làm chính, ngoài ra có em gái và em dâu tôi phụ giúp. Công đoạn quan trọng nhất là nướng thịt, chỉ một tay chồng tôi canh lửa, bởi trước kia đây là nghề gia truyền bố mẹ chồng để lại nên anh là người nắm rõ nhất”, chị Thúy chia sẻ.
Vợ chồng chị Thúy bán thịt quay từ năm 1991. Những năm đầu bán hàng, mỗi lần ế, chị phải mang đến mời anh em , người thân ăn hộ để ngày mai làm mẻ hàng mới. “Con trai cả của tôi bao nhiêu tuổi thì quán thịt được bấy nhiêu năm”, chị Thúy ví von.
Quán thịt đông nhất vào giờ tan làm, mật độ giao thông phố Thể Giao đông đúc nhưng không ai chen chúc, kêu than mà bảo nhau đứng nép sát vỉa hè để không gây tắc nghẽn giao thông.
Trước đây, phố Thể Giao là chợ cóc, đến năm 2003 giải thể, chị Thúy chuyển xuống chợ Mơ nhưng không bán được hàng nên đã quay lại “chốn cũ” và đứng bán trên vỉa hè từ đó.
Thịt ba rọi chị Thúy đặt từ trang trại lợn ở Hưng Yên, những tảng thịt khổ lớn, dày, mỡ nạc xen kẽ đều nhau. Để lớp bì giòn rộp, chị Thúy bật mí: “Sau khi rửa sạch, tôi cạo bỏ bớt bì, phải thật khéo léo để không quá mỏng cũng không quá dày, 30 năm nay công đoạn này do 1 tay tôi làm”.
Video đang HOT
Mặc dù thừa kế lại nghề gia truyền từ bố mẹ, nhưng vợ chồng chị Thúy không áp dụng máy móc một công thức đó trong suốt 30 năm qua. Chị linh hoạt thay đổi theo góp ý, phản hồi từ khách hàng, không giậm chân tại chỗ.
“Một miếng thịt 3 rọi quay trong 1 tiếng 20 phút thì tôi phải canh lửa không rời mắt, lúc nào phải to lửa để bì giòn, lúc nào để lửa nhỏ cho thịt chín, và bôi dầu hào, mật ong cho thịt mùi thơm và màu vàng cánh dán đặc trưng”, anh Kha chia sẻ.
“Tôi mua thịt quay ở đây được hơn 10 năm rồi, tiện thể mai về quê nên tôi thêm 1kg để biếu người thân, cho mọi người ăn thử đặc sản thủ đô”, chị Mai Lan Anh (phố Bà Triệu) cho biết.
Nước sốt chấm thịt ở đây có màu nâu, sền sệt, vị mặn ngọt được hòa trộn cầu kỳ, phải là nước chảy ra từ thịt trong lúc quay, chị Thúy thêm gia vị cho vừa vặn rồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh lại.
“Hoa khôi” của quán vẫn là thịt lợn ba rọi quay, để chiều theo nhu cầu của khách, chị Thúy bổ sung vào thực đơn thêm chim quay, ngan quay, thịt chân giò, lưỡi, dạ dày.
Mặc dù thừa kế lại nghề gia truyền từ bố mẹ, nhưng vợ chồng chị Thúy không áp dụng máy móc 1 công thức đó trong suốt 30 năm qua. Chị linh hoạt thay đổi theo góp ý, phản hồi từ khách hàng, không giậm chân tại chỗ.
Những ngày lạnh, khách đông hơn, phải xếp thành 2 hàng.
Sức hấp dẫn của món ăn còn lôi kéo cả những thực khách ở xa, anh Trương Dương Tùng (Long Biên, Hà Nội) được bạn thân giới thiệu nên đến mua ăn thử: “Tôi chở mẹ từ Ngọc Thụy, Long Biên sang đây mua thịt quay ba rọi, nay ở nhà liên hoan nên mua cho mọi người trong gia đình ăn thử luôn xem có giống giới thiệu của bạn bè không”, anh Tùng nói.
Đều như vắt chanh, Ông Bùi Trương Đức (phố Phan Bội Châu) tuần nào cũng chở vợ đến mua thịt ở quán “Thịt 3 rọi ở đây thơm mềm, bì giòn vui miệng, thêm miếng kiệu muối nữa rất hợp với những ngày lạnh. Nhà tôi gần đây nên tuần nào cũng ăn ít nhất 1 lần”.
Một năm, quán thịt mở bán trên phố 355 ngày, chỉ nghỉ Tết 10 ngày. Chị Thúy tâm sự, nhiều khi ốm, hay muốn đi đâu đó cũng không dám đi vì sợ khách đến mua hàng không thấy bán lại nhỡ bữa: “Có nhiều người đến mua hàng phải đúng tôi đứng bán thì người ta mới mua cơ”.
Anh Kha sáng ở nhà quay thịt, chiều lên quán làm “bảo vệ” trông xe và dắt xe cho khách.
Vừa sắp xếp xe của khách anh vừa liên tục nói: “Vất vả lắm, không phải một sớm một chiều mà đông khách thế này đâu, phải kiên trì và có tâm với nghề mới trụ lại được đến ngày hôm nay”.
7h tối, hàng dài khách vẫn kiên nhẫn xếp hàng đợi thưởng thức món thịt quay ba rọi “hot” nhất quán.
Hà Nội: Những quán bán đồ ăn gia truyền, khách muốn mua phải xếp hàng
Cảnh xếp hàng mua thực phẩm không phải chỉ có ở thời bao cấp, mà ở một số quán bán đồ ăn gia truyền nổi tiếng, hàng chục năm nay thực khách vẫn xếp hàng chờ tới lượt.
Thịt quay Thể Giao
Đặc điểm nhận diện của quán thịt quay này đó là từ 4h chiều đến tối, khách mua sẽ xếp hàng dài chờ đến lượt.
Hàng thịt quay Thể Giao không có biển hiệu, nằm bên cạnh đình Thể Giao
Hàng thịt quay Thể Giao không có cửa hàng, biển hiệu mà chỉ là một góc nhỏ trên vỉa hè, ngay bên cạnh đình Thể Giao. Cơ ngơi của quán hàng 30 năm tuổi này nằm gọn trong hai cái bàn inox, đặt lên trên là cái mâm cơ man các loại thịt quay, hộp nước xốt, kiệu, dưa muối, mấy chiếc làn nhựa đựng thịt, 2 tấm thớt gỗ dày.
Hàng ngày, dù chừng 4h15 - 4h20 chủ quán mới ra bày biện, nhưng 4h đã có người đứng xếp hàng đợi sẵn. Đó là bởi sức hấp dẫn từ những món ăn làm khéo, lôi kéo không chỉ khách lân cận, mà còn cả người ở xa đến mua.
Mỗi buổi chiều đi qua con phố này, mọi người lại bắt gặp cảnh xếp hàng như mọi ngày. Anh Hoàng Anh, một khách hàng sau khi mua thịt quay đã đăng bức ảnh khách xếp hàng mua thịt quay với tiêu đề "Nhịp sống thường ngày", đã nhận được rất nhiều phản hồi thú vị.
Hàng thịt qua Thể Giao nhận được nhiều lời khen từ khách hàng
Tài khoản Ngân Tuyền với lời bình "Thịt quay ở đây ngon tuyệt. Ngày nào tớ đi làm cũng qua đây, thấy người ta xếp hàng đông lắm"; Một người có tên Loan Nguyễn thì nói: "Mọi người thích ăn thịt quay khu nhà mềnh thế nhỉ. Ở đây, buổi sáng xếp hàng mua xôi Phú Thượng và cháo. Buổi chiều xếp hàng mua thịt quay...
Tìm hiểu được biết, trong suốt 30 năm qua, chị Thúy và anh Kha (chồng chị) - chủ quán thịt quay trên, đều tự tay tẩm ướp, tự canh lửa cho từng mẻ thịt chứ không thuê thợ. Cũng theo chủ quán, để có những mẻ thịt quay phục vụ cho thực khách, ngày nào gia đình chị Thúy, anh Kha cũng phải quay cuồng từ 7 giờ sáng đến khi bán hết thịt, dọn hàng mới tạm xong.
Phở gia truyền Bát Đàn
Có lẽ chẳng thể tìm thấy nơi nào khác ở Hà Nội mà ngày ngày vẫn diễn ra cảnh người xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt, rồi tự phục vụ như ở quán phở gia truyền trên phố Bát Đàn.
Khách hàng kiên nhẫn chờ tại quán phở trên phố Bát Đàn
Có lẽ hương vị truyền thống bao năm của quán đã trở thành liều thuốc gây "nghiện" với nhiều người, để mỗi sáng, hàng dãy người lại tiếp tục kiên nhẫn nối đuôi nhau chờ tới lượt tự bưng bê bát phở trên tay và tự tìm chỗ ngồi để thưởng thức.
Để giảm bớt sốt ruột, một số thực khách có tuổi thường mua báo mới để đọc rồi nhích dần từng bước chân chờ tới lượt.
Xếp hàng mua xôi 5.000 đồng ở phố cổ
Sáng nào cũng vậy, từ 6 giờ đến hơn 8 giờ, tại vỉa hè trước cửa số nhà 44 phố Hàng Hòm (Hoàn Kiếm - Hà Nội) lại đông nghẹt người mua xôi với giá chỉ 5.000 đồng.
Quán xôi đông tấp nập, chỉ phục vụ khách từ 6h đến 8h sáng là hết hàng
Chủ hàng xôi là hai vợ chồng chị Huyền, anh Hải, cùng trực tiếp bán xôi. Do lượng khách đông, nên chủ quán phải thuê ba bốn người phụ bán.
Người mua xôi chủ yếu là các cụ về hưu, ở phố Hàng Hòm, Hàng Quạt, Hàng Nón, có người ở xa hơn. Có bác đã mua xôi ở đây 25 năm kể từ ngày có hàng xôi Huyền, Hải.
Nhiều thực khách ăn tại đây cho biết, quán xôi đã có mặt ở vị trí này từ rất lâu năm, giá rẻ xôi ngon lại có đủ loại từ xôi xéo, xôi vò, xôi đỗ, lạc... nên sáng sáng, người xếp hàng mua xôi kín cả một góc phố. Thậm chí, chủ quán còn phải treo biển nhắc nhở người tới mua xôi "nói đủ nghe, để xe gọn gàng".
Đến khoảng 8 giờ sáng, những thúng xôi đã được bán hết sạch.
Xếp "số" mua bánh rán
Nhiều thực khách vẫn gọi đây là bánh rán xếp số, bởi lẽ khi tới ăn tại hàng bánh rán mặn Võng Thị trên đường Lạc Long Quân, thực khách thường phải xếp hàng lấy số rất dài.
Hàng bánh rán ngon nức tiếng đã có thâm niên hơn 30 năm, trên đường Lạc Long Quân
Không có cửa hàng khang trang, không có biển hiệu hay nhờ quảng cáo, chỉ với giá 7 - 8.000 đồng/cái, những chiếc bánh thơm ngon cứ tự mời gọi khách tới nườm nượp. Tính đến nay, quán bánh rán nổi tiếng này đã được hơn 30 năm tuổi.
Mỗi bánh rán có giá 7.000 đồng/chiếc, được cắt ra bát trước khi ăn
Tài khoản Trang Lưu - một khách hàng từng ăn ở đây, chia sẻ: "Hàng bánh rán nổi như cồn nhiều năm nay mà vẫn chưa thấy giảm nhiệt. Mỗi chiếc bánh khá to nhân đầy đặn, cách ăn ở đây hơi khác 1 chút là cắt ra bát rồi chan nước sốt nhà làm, thêm cả dưa góp ăn đỡ ngấy. Thông thường, một bát như trong ảnh là 2 cái. Nếu ai ăn tốt sẽ ăn 3 cái, nhưng tôi thì 2 cái thôi vì cũng hơi nhanh ngán".
Dù chỉ là hàng bán vỉa hè nhưng mà ko lúc nào vắng khách, còn phải xếp hàng dài đợi mãi mới tới lượt mình nhưng chị chủ và các bác làm đồ cũng nhanh nhẹn lắm. Dù bánh ko ngon xuất sắc nhưng mùa đông ngồi ăn 1 bát bánh rán như thế cũng vui.
Được biết, quán mở từ 10 giờ sáng đến khoảng 6, 7 giờ tối là đã không còn bánh để bán, có ngày đông khách, chiều muộn nhiều thực khách tới ăn lại phải ngậm ngùi quay về vì quán đã treo biển hết hàng.
Bí quyết giúp nhà gọn gàng, sạch sẽ chỉ trong vài phút khi có khách đến chơi đột xuất Bạn vẫn có thể giải quyết cả núi công việc hàng ngày nhưng luôn đảm bảo ngôi nhà của mình gọn gàng, sạch sẽ chỉ nhờ những bí quyết hữu ích trong bài viết dưới đây. Có rất nhiều người, vì thời gian có hạn và vì phải hoàn thành vô số trách nhiệm, công việc, chúng ta không thể dành đủ thời...