Quán cà phê ở Philippines dùng ống hút lá dừa
Được làm hoàn toàn từ lá dừa, bạn có thể dễ dàng dùng ống hút này để hút cả trân châu.
Sau khi giới thiệu loại ống hút thân thiện với môi trường, quán cà phê có tên Editha ở Dapa, tỉnh Surigao del Norte, Philippines nhận đựa sự ủng hộ của nhiều người cùng hàng chục nghìn chia sẻ trên trang cá nhân. Ống hút được làm hoàn toàn từ “lukay” – tiếng địa phương dùng để chỉ lá dừa hoặc lá cọ.
Sarah Tiu – quản lý của quán – kể, trong lần đi nghỉ cùng gia đình ở đảo Corregidor, cô mua một quả dừa và nhìn thấy người bán nhanh nhảu tạo một chiếc ống hút bằng lá dừa thay vì dùng ống hút nhựa. Sau đó cô đã áp dụng tại quán của mình.
Cách làm ống hút nhựa đơn giản đến nỗi một đứa trẻ cũng có thể thực hiện được. Bạn chọn lá dừa lành lặn, rửa sạch, cắt thành đoạn tầm 40 cm rồi cuộn hai phiến lá lại. Tước hai sợi dây lá dừa mảnh cột hai đầu là xong. Vì phiến lá dừa to hơn so với kích cỡ một chiếc ống hút bình thường nên khi cuộn lại rất kín, bạn có thể dễ dàng hút nước mà không sợ bị đổ. Trong video hướng dẫn làm ống hút, con gái Sarah còn gợi ý dùng sống lá dừa làm tăm xỉa răng.
Với một đảo quốc thì ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nhức nhối, nhất là đối với các hòn đảo thu hút khách du lịch. Trước đây, Philippines từng đóng cửa đảo Boracay cũng vì điều này. Chính vì thế mà nhiều người bản địa luôn tìm cách hạn chế sử dụng đồ nhựa. Sarah từng dùng ống hút tre và ống hút nhôm để thay thế ống hút nhựa nhưng nó vẫn không thật sự hiệu quả cho đến khi cô chuyển sang dùng ống hút lá dừa. Bởi bạn có thể dễ dàng tìm thấy lá dừa ở khắp Philippines. Đồng thời, ống hút từ lá dừa thì dễ phân hủy hơn các loại khác. Điểm trừ duy nhất là bạn không thể giữ nó được lâu ngày vì lá nhanh héo hoặc khô.
Video đang HOT
Theo Ngôi sao
Quán cà phê khách chơi cờ tướng từ sáng đến chiều ở Pleiku
Quán nhỏ ở trung tâm Pleiku mở cửa hơn 20 năm, là nơi khách chủ yếu đến để chơi cờ tướng.
Nhắc đến "cà phê cóc", Pleiku sẽ không làm bạn thất vọng khi dạo quanh các con phố lớn nhỏ. Chỉ vài chiếc dù to che mát, dăm ba bộ bàn ghế nhựa là đã đủ làm nên một quán.
Nằm khiêm tốn ở ngã tư đường Cù Chính Lan và Lê Hồng Phong, quán Cờ Tướng là địa chỉ quen thuộc của nhiều người mỗi khi muốn ngồi "cà phê cóc", đặc biệt là những người mê cờ ở phố núi. Địa chỉ tồn tại ở Pleiku đã hơn 20 năm.
Chủ quán cho hay, nơi này do thân sinh của cô mở: "Lúc trước, quán nằm gọn trong gian nhà rộng rãi. Đến lúc mở đường, diện tích nhà còn lại ít nên chúng tôi tận dụng phần hiên phía trước để làm chỗ ngồi cho khách".
Khách đến quán chủ yếu là người mê cờ tướng. Ảnh: Di Vỹ.
Theo chủ quán, ban đầu, quán chỉ là nơi bán nước giải khát bình thường. Cái tên Cờ Tướng bắt đầu xuất hiện khi khách thư giãn bằng việc chơi cờ. Từ đó, quán chuẩn bị sẵn hơn chục bộ cờ gỗ để phục vụ mọi người.
Dù không gian nhỏ, quán vẫn chứa được gần 50 khách. Người chủ cho hay, khách thường đến đây từ 6h sáng. Thời gian đóng cửa tùy thuộc vào ván cờ cuối cùng. "Có ngày 18-19h đã đóng cửa nhưng cũng có bữa đến 22h mới nghỉ", chị chủ nói.
Khách của quán có đủ mọi lứa tuổi. Những trận "bất phân thắng bại" kéo dài hàng giờ đồng hồ, ấy vậy vẫn có người tóc bạc phơ cần mẫn "chiến đấu". Không khí ở những trận cờ như thế rất sôi động. Nhiều thanh niên sẵn sàng đứng bên ngoài để học hỏi kinh nghiệm của các bậc cao thủ.
Khách đang chơi cờ. Ảnh: Di Vỹ.
Nằm ngay ngã tư đường, quán còn được che mát bởi hàng cây cổ thụ. Buổi sáng sớm, khi dòng người qua lại trên đường chưa đông, đây là địa chỉ lý tưởng để bạn thưởng thức ly cà phê hoặc chơi cờ tướng.
Thực đơn của quán cũng chỉ có các loại nước phổ biến như nước ngọt, cà phê. Giá mỗi ly từ 20.000 đồng trở lên. Khách đi xe đến đậu ngay trước cửa
Cà phê là thức uống được nhiều khách lựa chọn khi đến đây. Ảnh: Di Vỹ.
.Theo Vnexpress
Ăn uống thế nào để bảo vệ môi trường cũng là cả một nghệ thuật, bạn có muốn trở thành "nghệ sĩ"? Nếu không có thời gian hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, bạn vẫn có thể chung tay góp sức với các thói quen ăn uống hằng ngày sau đây. Có một sự thật là hầu hết rác thải nhựa đang làm bẩn hành tinh chúng ta đều đến từ việc ăn uống: ly nhựa dùng một lần rồi bỏ, hộp nhựa...