Quả sa kê, thực phẩm vàng của sức khỏe
Quả sa kê rất giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như làm đẹp. Ở nước ta, cây sa kê được trồng nhiều ở phía Nam.
Sa kê chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe – Ảnh minh họa
Duy trì sức khỏe tim mạch
Sa kê chứa nhiều kali. Dưỡng chất thân thiện với trái tim này giúp giảm áp lực máu trong cơ thể và hiệu chỉnh nhịp tim bằng cách giảm bớt những ảnh hưởng của natri. Chất xơ của sa kê có tác dụng giảm cholesterol nhờ ngăn chặn sự hấp thu của cholesterol trong ruột. Hơn thế, sa kê còn giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể, đồng thời làm giảm lượng triglyceride, đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch.
Ngừa nhiễm trùng
Chất kháng ôxy hóa của sa kê có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại những tác nhân gây nhiễm trùng. Sa kê còn giúp loại trừ các gốc tự do gây hại, dẫn đến lão hóa và các bệnh liên quan đến tuổi tác, ra khỏi cơ thể.
Ăn sa kê để phòng bệnh – Ảnh minh họa
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Chất xơ của sa kê làm sạch các độc tố trong ruột, hỗ trợ chức năng hoạt động hợp lý của ruột, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, như ợ nóng, viêm loét dạ dày; giúp loại bỏ các hợp chất độc hại có trong ruột. Ăn sa kê còn bảo vệ màng nhầy của ruột kết bằng cách tránh được các hóa chất gây bệnh ung thư ruột kết.
Phòng bệnh tiểu đường
Hàm lượng chất xơ dồi dào của sa kê có thể ức chế sự hấp thu của glucose từ thực phẩm tiêu thụ, từ đó giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Các hợp chất có trong sa kê cần thiết cho tuyến tụy để sản xuất insulin trong cơ thể.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Video đang HOT
Một chén sa kê gồm 60g carbohydrate, đây là nguồn năng lượng chính trong cơ thể. Vì thế, sa kê là món ăn thích hợp cho các vận động viên và những người tập luyện thể hình.
Ngoài ra, các a xít béo omega-3 và omega-6 có nhiều trong sa kê rất cần thiết cho sự phát triển tinh thần và thể chất.
Bổ sung sa kê vào khẩu phần ăn để tăng thêm sức khỏe - Ảnh minh họa
Làm đẹp da và tóc
Chiết xuất sa kê tươi làm giảm tình trạng viêm da, ức chế hoạt động của các enzym gây viêm và ngăn ngừa sự sản xuất quá mức của nitric oxide, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm tấy.
Tàn tro từ lá sa kê rất hữu ích trong chữa trị những bệnh nhiễm trùng da.
Uống nước ép sa kê là cách hiệu quả để làm khỏe và săn chắc da nhờ trẻ hóa bề ngoài của da. Hàm lượng cao vitamin C của sa kê giúp sản sinh collagen, là một protêin giúp da có độ đàn hồi.
Các chất kháng ôxy hóa của sa kê là lá chắn hiệu quả, giúp da chống lại tác hại của ánh nắng gây hại da. Chúng đồng thời kích thích sự phát triển các tế bào da mới, thay cho da bị tổn thương, đem lại vẻ mịn màng cho da.
Sa kê chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho tóc, giúp duy trì sức khỏe của tóc. Vitamin C của sa kê tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các chất khoáng và cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc.
Các axít béo của sa kê có tác dụng làm giảm tóc gãy rụng, giảm tiết chất nhờn trên da đầu, ngăn ngừa gàu gây ngứa ngáy. Chúng cũng ức chế tình trạng viêm da đầu và ngừa rụng tóc.
Hàm lượng chất sắt vừa phải có trong sa kê cải thiện tuần hoàn máu cho da đầu, kích thích các nang tóc giúp tóc tăng trưởng.
Lưu ý khi ăn sa kê
Nên chọn sa kê có vỏ dày và nhiều gai, có màu xanh sáng, trái còn nguyên vẹn.
Sa kê sau khi mua có thể bảo quản trong tủ lạnh hơn hai tuần lễ. Trong tủ lạnh, màu của vỏ sa kê sẽ đậm hơn.
Chỉ nên dùng lá sa kê sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sa kê còn chứa độc tính nhất định.
Ca Dao
Theo motthegioi
Những lý do nên ăn rau lá xanh
Rau lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, kẽm và magiê, axít béo omega-3, các amino axít, và chất kháng ôxy hóa. Đó là những lý do nên có rau lá xanh trong khẩu phần ăn của bạn.
Hãy bổ sung rau lá xanh vào khẩu phần ăn của bạn - Ảnh minh họa
Hàm lượng dinh dưỡng của rau lá xanh
Carbohydrate có trong rau lá xanh thường tiêu hóa chậm, ít ảnh hưởng lượng glucose trong máu.
Bêta carotene, là chất kháng ôxy hóa của rau lá xanh tái tạo, hiệu chỉnh làn da, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại da do ôxy hóa. Trong cơ thể, bêta carotene chuyển thành vitamin A, bảo vệ thị lực, tăng cường chức năng miễn dịch, làm khỏe da và màng nhầy. Vitamin C, lutein và zeaxathin trong rau ngừa đục nhân mắt và thoái hóa điểm vàng. Chế độ ăn nhiều chất xơ như rau lá xanh, tạo cảm giác no trong ngày, giảm thèm ăn vặt, duy trì thể trọng và giảm cân. Ăn rau lá xanh làm chậm sự hấp thu carbohydrate trong máu và ngừa bệnh tiểu đường type 2. Chất xơ của rau còn bình ổn cholesterol và huyết áp.
Rau lá xanh chứa nhiều chất kháng ô xy hóa tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa
Folate trong rau lá xanh giảm nguy cơ mất trí nhớ và bệnh tim mạch, hỗ trợ sự sản sinh serotonin, giúp tâm trạng lạc quan và hỗ trợ giấc ngủ. Một chén rau bina chứa 65% folate cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Tiêu thụ nhiều rau lá xanh không gây tăng cân. Trong 3 chén rau chỉ chứa dưới 100calo.
Lý do nên ăn rau lá xanh
Ăn nhiều rau lá xanh cải thiện sức khỏe của xương nhờ chứa nhiều canxi, giúp xương chắc khỏe.
Hàm lượng cao vitamin K của rau cần thiết cho việc sản xuất osteocalcin, một loại protein cần thiết của mật độ xương.
Hàm lượng sắt và chất xơ dồi dào của rau lá xanh cải thiện hoạt động chuyển hóa, giúp tế bào máu đỏ vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tích cực khi ăn nhiều rau lá xanh đối với phòng bệnh ung thư. Trong rau lá xanh có nhiều chất kháng ôxy hóa, carotenoid và flavonoid, giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư da, dạ dày, ruột và ngực.
Thường xuyên tiêu thụ bông cải xanh, cải Brussel và cải bắp làm tăng các hợp chất kháng ung thư như indole, sulfophane và isothiocyanate trong cơ thể.
Ăn rau lá xanh để hỗ trợ giảm cân - Ảnh minh họa
Rau lá xanh như rau bina, bông cải, cải xoăn và cải bắp là nguồn axít pholic tuyệt vời, cải thiện sự rụng trứng và ngừa sinh con dị tật bẩm sinh. Các loại rau đó còn nhiều chất sắt, để phòng bệnh thiếu máu, dẫn đến thiếu hụt các tế bào máu đỏ gây trở ngại khi mang thai.
Nếu thường bị mệt mỏi và suy giảm năng lượng, có thể do khẩu phần thiếu chất xơ của rau lá xanh. Hãy ăn cải xoăn, rau bina và bông cải vì chứa nhiều chất sắt. Vitamin C của rau không chỉ thúc đẩy năng lượng mà còn tăng hoạt động miễn dịch.
Rau lá xanh đậm ngừa suy giảm nhận thức do tuổi tác nhờ chứa nhiều folate, cải thiện năng lực tập trung và sức khỏe não. Nghiên cứu trên 1.000 người cao tuổi (81 tuổi hoặc già hơn) phát hiện, tiêu thụ một hoặc hai khẩu phần rau lá xanh hằng ngày có tinh thần trẻ trung hơn khoảng 10 năm so với không bao giờ ăn.
Ăn rau lá xanh là cách thúc đẩy sự phát triển vi khuẩn có lợi trong ruột, ngừa táo bón. Nghiên cứu của Viện Y khoa Úc cho thấy protein của cải xoăn, cải bắp, cải xanh, cải rổ kích hoạt các gen làm sản sinh nhiều tế bào tốt cho hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn viêm nhiễm, dị ứng, viêm tấy, béo phì và ngừa bệnh ung thư ruột.
Nếu không thích ăn rau, có thể ép lấy nước hoặc xay chung với sinh tố trái cây.
Thùy Như
Theo motthegioi
Tác dụng phòng bệnh bất ngờ khi ăn cá 4 lần/tuần Thêm một lợi ích của việc ăn cá thường xuyên đã được các nhà khoa học từ Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona (Tây Ban Nha) chứng minh. 1.641 cặp mẹ con với đứa bé vừa lên 8 đã tham gia nghiên cứu cho thấy siêng ăn cá là cách để người mẹ bảo vệ con mình khỏi chứng tăng động kém tập...