Phương pháp mới có thể làm khối u ung thư giai đoạn cuối biến mất
Nghiên cứu phát hiện các loại thuốc mới có thể làm cho khối u ung thư giai đoạn cuối biến mất.
Liệu pháp miễn dịch mới có thể tiêu diệt sự phát triển của khối u và có thể giúp người bệnh sống lâu hơn.
Nghiên cứu đã phát hiện phương pháp điều trị ung thư mới có thể tiêu diệt khối u ở những bệnh nhân giai đoạn cuối chỉ còn chờ chết.
Viện nghiên cứu Ung thư ở London (Anh) – nơi phát hiện ra phương pháp điều trị ung thư độc đáo này Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu cho biết sự kết hợp của các loại thuốc sử dụng liệu pháp miễn dịch có thể kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào ung thư và cứu sống bệnh nhân, theo Daily Mail.
Trong một cuộc thử nghiệm trên các bệnh nhân ung thư đầu và cổ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thuốc có thể giảm kích thước của các khối u. Trong một số trường hợp, các khối u đã biến mất hoàn toàn.
Video đang HOT
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Ung thư ở London (Anh) và Trung tâm điều trị ung thư của Anh Royal Marsden NHS Foundation Trust thực hiện với sự tham gia của gần 1.000 bệnh nhân.
Kết quả đã phát hiện ra một phương pháp điều trị ung thư mới có khả năng tiêu diệt khối u ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối chỉ còn chờ chết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kết quả đã phát hiện ra một phương phápđiều trị ung thư mới có khả năng tiêu diệt khối u ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối chỉ còn chờ chết, theo Daily Mail.
Phương pháp điều trị này bao gồm một hỗn hợp tích cực của hai loại thuốc hóa trị và phương pháp điều trị bằng kháng thể nhắm mục tiêu.
Phương pháp mới này có thể có các tác dụng phụ như buồn nôn, đau, chán ăn và các vấn đề về hô hấp.
Các chuyên gia đã phát hiện ra việc kết hợp hai liệu pháp miễn dịch giúp bệnh nhân sống lâu hơn trung bình 3 tháng so với hóa trị hoặc điều trị kháng thể và cũng gây ra ít tác dụng phụ hơn.
Đó là sự kết hợp của thuốc điều trị ung thư nivolumab và ipilimumab – kháng thể đơn dòng hoạt động để kích hoạt hệ thống miễn dịch, giúp các tế bào miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Một bệnh nhân được “bác sĩ trả về” cách đây 4 năm, phát hiện ra khối u của mình đã biến mất hoàn toàn chỉ vài tuần sau khi tham gia thử nghiệm. Đó là một cụ ông 77 tuổi, hiện đã chữa khỏi ung thư hoàn toàn.
Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Ung thư, Giáo sư Kristian Helin cho biết, đây là những kết quả đầy hứa hẹn và chứng minh rằng phương pháp điều trị liệu pháp miễn dịch này thực sự có hiệu quả đối với những bệnh nhân ung thư được chọn lựa riêng.
Phương pháp điều trị mới này được thiết kế đặc biệt cho những bệnh nhân ung thư đầu và cổ tái phát hoặcdi căn và có mức độ miễn dịch nhất định, để chắc chắn liệu pháp miễn dịch này có hiệu quả, theo Daily Mail.
Các kết quả của nghiên cứu đã được trình bày tại Đại hội trực tuyến của Hiệp hội Ung thư Y tế châu Âu.
Những bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt
Thịt đỏ rất giàu protein, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thì sẽ không tốt cho sức khỏe về lâu dài.
Thịt cung cấp protein, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để xây dựng khối cơ và enzyme cho các hoạt động chuyển hóa... Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt rất nguy hại.
Bệnh tim mạch: Nghiên cứu năm 2019 trên 500.000 người trưởng thành cho thấy cứ 100g thịt đỏ gồm: thịt bò, bê, heo, cừu... hoặc thịt chế biến sẵn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 19%. Vì chúng chứa a-xít béo bão hòa, làm tăng LDL - cholesterol "xấu", khiến mọi người có nguy cơ mắc các bệnh tim cao hơn. Ngược lại, chế độ ăn dựa trên thực vật có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Đái tháo đường type 2: Nghiên cứu cho thấy, lượng thịt đỏ và thịt gia cầm tiêu thụ cao hơn có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ bệnh tiểu đường. Ngược lại, chế độ ăn uống dựa trên thực vật có thể ngăn ngừa, kiểm soát và thậm chí đẩy lùi bệnh tiểu đường type 2.
Ung thư: Năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận, tất cả thịt chế biến (thịt xông khói, xúc xích, thịt giăm bông và bất kỳ loại thịt nào khác đã được hun khói, xử lý hoặc chế biến theo cách khác) chứa chất gây ung thư. Bên cạnh đó, thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và có mối liên hệ với ung thư tuyến tụy, tuyến tiền liệt. Hội đồng Ung thư NSW và hướng dẫn chế độ ăn uống của Úc khuyến cáo không nên ăn quá 700g thịt đỏ sống hoặc 455g thịt nạc đỏ nấu chín mỗi tuần.
Bệnh Alzheimer: Thông qua công trình đoạt giải thưởng của bác sĩ Dean và Ayesha Sherzai, đồng giám đốc của Chương trình phòng, chống bệnh Alzheimer và Sức khỏe não, đã phát hiện ra, một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thần kinh lâu dài của chúng ta là những gì chúng ta ăn. Việc tiêu thụ thịt chế biến có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, trong khi các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn chủ yếu là thực vật có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này tới 53%.
Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường type 2, ung thư đại tràng, vú và nội mạc tử cung. Các sản phẩm động vật chứa nhiều chất béo hơn so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Các nghiên cứu dân số cho thấy những người ăn thịt có tỷ lệ béo phì cao gấp ba lần người ăn chay.
Rối loạn mỡ máu: có hai loại cholesterol: HDL (cholesterol "tốt") và LDL (cholesterol "xấu"). Mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ vì nó tích tụ bên trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu đến tim và các cơ quan khác. Chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol trong máu, và thực phẩm chế biến từ động vật, bao gồm thịt, bơ và pho mát, chứa nhiều chất béo bão hòa. Thực vật chứa ít chất béo bão hòa, không có cholesterol, và còn giàu chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol.
Nhìn chung, không nên ăn quá ba bữa thịt một tuần, nên xen kẽ với các loại cá béo, đậu phụ, các loại đậu hạt, mè... để đa dạng bữa ăn và tốt cho sức khỏe.
Ung thư - điểm yếu dễ bị Covid-19 tấn công Hệ miễn dịch của bệnh nhân ung thư kém hơn người bình thường, có thể dễ dàng bị nCoV tấn công và bệnh cũng diễn tiến nặng hơn khi nhiễm virus. Trong đợt dịch tại Đà Nẵng tháng 7-8 năm ngoái, Covid-19 tấn công vào bệnh viện ở các khoa trọng yếu như ung thư, thận nhân tạo, phổi... khiến tỷ lệ bệnh...