Phương pháp có thể điều trị khỏi bệnh ung thư vùng hàm mặt
Điều khiến bác sĩ Nguyễn Tấn Văn đau đáu là không thể chữa khỏi cho bệnh nhân ung thư hàm mặt vì họ đến viện quá muộn.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Văn, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt – Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung ương (Hà Nội), cho biết gần đây, các bệnh lý ung thư vùng hàm mặt gia tăng.
“Ung thư hàm mặt có những đặc thù riêng. Trong khi nhiều căn bệnh khác có ít dấu hiệu sớm và rõ ràng, tổn thương ung thư hàm mặt rất dễ phát hiện bởi 70% triệu chứng ở khoang miệng như ăn nói, nuốt vướng… Chúng ta có thể quan sát và sờ nắn trực tiếp tổn thương nghi ngờ”, bác sĩ Văn nói.
Tổn thương ung thư hàm mặt rất dễ phát hiện nếu người bệnh chịu khó quan sát. Ảnh: Hoàng Đông.
Phẫu thuật là ưu tiên số một
Ung thư hàm mặt chia làm hai loại: Biểu mô và tổ chức kiên kết. Với đa phần bệnh, đặc biệt ung thư biểu mô, phẫu thuật là chỉ định số một.
“80% trường hợp nếu được chỉ định phẫu thuật là tốt nhất, trừ những người quá nặng hoặc đã di căn. Tôi khẳng định phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh đến 90-95%. Kể cả những bệnh nhân ở giai đoạn 2, 3, khi được cắt bỏ, tình trạng cũng rất tốt”, bác sĩ Văn khẳng định.
Bác sĩ sẽ cắt rộng tối đa vùng có khối u của bệnh nhân, vét hạch phòng chống di căn. Đây là cách tốt nhất để chữa ung thư hàm mặt. Bệnh nhân có thể khỏi bệnh mà không cần các biện pháp điều trị tiếp theo. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể tầm soát bệnh bằng các biện pháp khác như xạ, hóa trị sau khi phẫu thuật.
Tuy nhiên, nhiều người tìm kiếm những cách chữa bệnh phản khoa học như đắp, uống nước lá, bôi kem. “Dù phẫu thuật rất khả quan song không phải cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện”, bác sĩ Văn nói. Vì vậy, khi tìm tới cơ sở y tế không đủ khả năng phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định dùng hóa chất, xạ trị.
Khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt mỗi tuần thường tiếp nhận 4-5 bệnh nhân do biến chứng của hóa, xạ trị ung thư vùng mặt. Người bệnh bị hoại tử vùng xương hàm, máu chảy không cầm, suy kiệt cơ thể. “Nhiều người hoại tử nặng đến mức bác sĩ nhìn thấy chết mà không thể cứu”, bác sĩ Văn chia sẻ.
Video đang HOT
Bác sĩ Văn giải thích dùng hóa chất, xạ trị không chữa khỏi bệnh ung thư hàm mặt, đặc biệt nó để lại tác dụng phụ rất lớn. Bệnh nhân phải đối mặt tình trạng hoại tử xương hàm nặng nề và dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân ung thư vùng hàm mặt buộc phải cắt bỏ khối u càng rộng càng tốt, sau đó, bác sĩ sẽ dùng vi phẫu đưa vạt tự do lên tái tạo, bù vào chỗ khuyết do phẫu thuật. Ảnh: BSCC.
Trả lại khuôn mặt bình thường
Bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung – người chuyên thực hiện các ca vi phẫu tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình – chia sẻ đối với ung thư hàm mặt, chỉ có phẫu thuật mới cứu được bệnh nhân.
Thông thường, việc cắt những khối u trên vùng mặt cho bệnh nhân sẽ để lại khuyết hổng rất lớn, không thể “đóng” lại khiến họ mất đi vẻ ngoài bình thường, thậm chí không còn các chức năng quan trọng vùng mặt. Điều đó đòi hỏi bác sĩ phải tái tạo giúp bệnh nhân. Hiện vi phẫu là cách duy nhất có thể làm được điều này.
Tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, các bác sĩ vi phẫu đưa một phần cơ thể ở vị trí khác để “đóng” vết thương, phần nào hồi phục chức năng đã bị cắt bỏ.
Khi tiến hành kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại 8-25 lần để phẫu tích và khâu nối vết thương không thể nhìn thấy bằng mắt thường như các mạch máu nhỏ có đường kính khoảng 1 mm, bao bó sợi thần kinh.
Bác sĩ Nhung cho biết nhiều bệnh nhân ung thư phải cắt bỏ lưỡi, sàn miệng. Phẫu thuật viên phải dùng vạt da ở tay hoặc ở đùi, nối mạch máu tái tạo lại 2 bộ phận này cho bệnh nhân. Điều đó giúp họ có thể ăn uống, giao tiếp.
“Một số bệnh nhân phải cắt bỏ hoàn toàn vùng trong miệng lẫn xương hàm. Sau đó, chúng tôi dùng vạt xương và da để tái tạo lại bộ phận trong miệng và xương”, bác sĩ Nhung kể.
Bệnh nhân tái khám sau khi được mổ cắt khối ung thư vùng mặt và nhiều năm bệnh không tái phát. Ảnh: HQ.
Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt khối ung thư sẽ được tiếp tục theo dõi và điều trị bổ trợ. “Chúng tôi sẽ theo dõi trong 5 năm. Sau thời gian này, bệnh nhân không tái phát có thể tính là đã khỏi. Nhiều bệnh nhân được phẫu thuật tại viện qua theo dõi đến nay hơn 5 năm không có dấu hiệu tái phát. Thậm chí, họ không cần sử dụng xạ trị hay hóa chất bổ trợ vì đã phẫu thuật rất rộng cùng nạo vét hạch triệt để”, bác sĩ Nhung cho hay.
Theo bác sĩ Văn, vi phẫu được coi là ngành khó, không phải bác sĩ ngoại khoa nào cũng mạnh dạn, quyết tâm theo đuổi. Việc xây dựng được nguồn nhân lực làm kỹ thuật rất khó. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến nhiều nơi không dám phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư hàm mặt.
Chuyên gia này khuyến cáo người dân khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường trên vùng hàm mặt cần tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Cùng nhiễm một chủng virus nhưng con gái mắc bệnh tình dục, mẹ lại thành ung thư
Khi gặp phải những vấn đề ở "vùng kín", hầu hết mọi người đều ngại đến bệnh viện, tuy nhiên những bệnh nhỏ nếu không điều trị tốt sẽ dẫn đến những bệnh nghiêm trọng, trường hợp cô gái 27 tuổi bị bệnh lây qua đường tình dục và mẹ bị ung thư âm hộ là minh chứng.
Lý Vĩ Hạo, một bác sĩ tại Khoa phụ sản của Bệnh viện Chấn Hưng (Đài Loan) đã chia sẻ với Ettoday, Tiểu Chu, 27 tuổi đến viện khám, cô cho biết vùng sinh dục rất ngứa và bị trầy xước do gãi, đã tự mua thuốc mỡ để bôi. Tuy nhiên phần vết thương từ từ xuất hiện nhiều mụn bọc nhỏ, ngày càng ngứa, cuối cùng những mụn bọc nhỏ hợp thành một khối cục lớn, càng ngày càng lồi lên. Vì lo lắng nên cô gái mới vội vàng đến bệnh viện để khám.
Tiểu Chu bị ngứa vùng kín, kiểm tra phát hiện mắc mụn cóc sinh dục.
Bác sĩ Lý Vĩ Hạo cho biết phần vết thương nhô ra ở "vùng kín" của người bệnh giống như "súp lơ", dài khoảng 1cm. Kiểm tra phát hiện cô gái thực sự bị mụn cóc sinh dục. Bình thường mụn cóc sinh dục không quá lớn có thể sử dụng liệu pháp áp lạnh, điều này có lợi vì da của âm hộ tương đối nông. Nếu mụn cóc sinh dục lớn, bác sĩ cần phải gây mệ cục bộ, sau đó dùng biện pháp đốt điện hoặc sử dụng tia laser để loại bỏ. Hơn nữa nếu vùng tổn thương bị ảnh hưởng lớn, hoặc mụn cóc sinh dục đã xâm lấn âm hộ hoặc niệu đạo, cần phải gây mê toàn thân. May mắn thay, Tiểu Chu đã được chữa khỏi sau khi phẫu thuật đơn giản và bôi thuốc mỡ.
Điều kỳ lạ là, vài tháng sau người mẹ hơn 50 tuổi của Tiểu Chu cũng cảm thấy ngứa "vùng kín". Bản thân mụn cóc rất dễ lây lan, lúc đầu người mẹ vì ngại đi khám bác sĩ nên đã nhờ con gái bôi thuốc mỡ, loại thuốc tương tự như của Tiểu Chu. Nhưng bôi liên tục 3 tháng không có tác dụng, "vùng kín" ngày càng ngứa, sau khi gãi miệng vết thương càng lan rộng, hơn nữa thịt còn bị lở loét, thối rữa. Khi mẹ Tiểu Chu đến viện khám, nhìn thấy vết thương, bác sĩ cũng chết lặng.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ Lý Vĩ Hạo cũng phát hiện, khu vực tổn thương của mẹ Tiểu Chu gần giống như mụn cóc sinh dục, so với Tiểu Chu, khối cục còn lớn hơn, dài khoảng 2cm, nhưng nhìn rất nguy hiểm. Bác sĩ Lý nói: "Phần thịt bên ngoài của người phụ nữ đã chuyển sang màu trắng, thối rữa, nhìn không đơn giản là mụn cóc sinh dục". Do đó trước khi phẫu thuật, bác sĩ tiến hành làm sinh thiết mụn cóc, tìm ra nguyên nhân rồi mới quyết định có điều trị bằng cách đốt điện hay không.
Bác sĩ Lý Vĩ Hạo cho biết, 2 mẹ con đều bị ngứa vùng kín, nhưng kết quả lại khác nhau
Sau một tuần có kết quả phát hiện người mẹ không phải bị nhiễm mụn cóc sinh dục, mà là ung thư âm hộ. May mắn đó là ung thư biểu mô tại chỗ giai đoạn sớm, chỉ ở phần biểu bì đầu tiên không xâm lấn màng đáy. Cuối cùng, bác sĩ lựa chọn loại bỏ ung thư và một phần của mô khỏe mạnh xung quanh bên ngoài âm hộ khoảng 1-1,5cm. Kỹ thuật này, cũng có thể được gọi là cắt bỏ cục bộ hoặc cắt bỏ triệt để, liên quan đến việc cắt bỏ ung thư và một lượng nhỏ mô bình thường bao quanh nó. Cắt bỏ những gì các bác sĩ gọi là rìa của mô trông bình thường giúp đảm bảo rằng tất cả các tế bào ung thư đã được loại bỏ.
Bác sĩ Lỹ Vĩ Hạo cho biết mẹ của Tiểu Chu đã có triệu chứng ngứa đến khi đi khám là hơn nửa năm, nhưng lý do thực sự đã bị nhiễm trùng trước đó. Ông nói thêm, nếu ung thư âm hộ nghiêm trọng sẽ di căn bạch huyết, hoặc đã lan đến các phần trên của niệu đạo hoặc âm đạo, hoặc đã lan đến bàng quang, trực tràng hoặc xương chậu thì không chỉ phẫu thuật đơn giản như vậy, bệnh nhân cần phải cắt toàn bộ âm hộ, còn phải điều trị hóa xạ trị.
Mụn cóc sinh dục và ung thư âm hộ đều xuất phát từ virus HPV
Papillomavirus ở người (viết tắt HPV) là tập hợp một nhóm lớn các virus liên quan. Chúng được gọi là papillomaviruses vì một số loại trong nhóm có thể làm xuất hiện papilloma - thường được gọi là mụn cóc (không phải là ung thư). Mỗi loại virus HPV có thể gây ra những mụn cóc khác nhau ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Phổ biến nhất là trên tay và chân, hoặc ở môi hoặc lưỡi.
Gần như tất cả những người hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm ít nhất một loại papillomavirus ở người (human papilloma virus - HPV).
Một số loại HPV có thể có thể gây ra mụn cóc đơn thuần ở bộ phận sinh dục nam / nữ và khu vực hậu môn. Hai loại HPV 6 và HPV 11 gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục, nhưng hiếm khi liên quan đến ung thư và được gọi là HPV nguy cơ thấp.
Các loại HPV khác, bao gồm HPV 16 và HPV 18, có liên quan đến ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, cũng như ung thư dương vật ở nam giới và ung thư hậu môn và cổ họng (ở cả nam và nữ). Chúng được gọi là các loại HPV có nguy cơ cao, nếu bệnh nhân bị phơi nhiễm thì thường không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi xuất hiện những thay đổi tiền ung thư hoặc ung thư phát triển.
HPV có thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc da kề da. Con đường lây lan HPV do hoạt động tình dục bao gồm cả giao hợp âm đạo và hậu môn, thậm chí là quan hệ tình dục bằng miệng. Nhiều người trẻ tuổi có hoạt động tình dục đã bị phơi nhiễm với virus HPV, nhưng hầu hết các trường hợp nhiễm trùng sẽ tự biến mất. Đối với một số người, nhiễm virus HPV sẽ làm thay đổi tế bào và gia tăng nguy cơ ung thư trong tương lai.
Bao lâu nên đi khám để sàng lọc tốt nhất ung thư cổ tử cung? Với tiến bộ của y học hiện đại cho phép phát hiện ra ung thư cổ tử cung - một trong những bệnh phổ biến tại Việt Nam, đứng thứ 2 sau ung thư vú ở phụ nữ ở giai đoạn sớm, ngay cả khi không có triệu chứng hay dấu hiệu chỉ điểm. Vậy bao lâu nên đi khám để sàng lọc...