Phú Yên: 2 bé trai tử vong vì biến chứng sốt xuất huyết
Thấy con sốt, phụ huynh 2 bé trai ở Phú Yên tự điều trị tại nhà. Khi diễn biến nặng bệnh nhi được nhập viện nhưng không qua khỏi.
Ngày 19/3, trao đổi với PV Dân trí, bác sĩ Trần Ngọc Dưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Yên cho biết: Trên địa bàn tỉnh Phú Yên vừa có 2 ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết (SXH), cả 2 ca bệnh đều là trẻ em (1 bé 5 tuổi ở TX. Đông Hòa và 1 bé 7 tuổi ở huyện Sông Hinh).
1 ca SXH đang điều trị ở bệnh viện Sản Nhi Phú Yên (ảnh minh họa).
“Cả 2 bé đều sốt ở nhà từ 3 đến 4 ngày, khi phát hiện con sốt gia đình của 2 cháu đều mua thuốc tự điều trị tại nhà, mà loại thuốc các cháu chủ yếu uống là thuốc hạ sốt.
Khi thấy các cháu có diễn biến bệnh nặng thì mới đưa đến Trung tâm y tế huyện, thị xã để cấp cứu, tuyến dưới lại đưa lên bệnh viện Sản nhi tỉnh để cứu chữa, nhưng do bệnh đã diễn biến đến mức độ “sốc” SXH nên cả 2 cháu đều tử vong trước 48 giờ. Trong 2 ca tử vong này có 1 trường hợp có bệnh nền là tan máu bẩm sinh” – Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Yên cho hay.
Video đang HOT
Bác sĩ Trần Ngọc Dưng – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên
Cũng theo bác sĩ Dưng, bệnh SXH khác hơn các căn bệnh khác, khi điều trị bằng thuốc hạ sốt thì bệnh sẽ giảm, trẻ con vẫn chơi đùa bình thường. Khi bệnh đạt đến mức độ nặng thì dấu hiệu sốt sẽ không còn nữa nên phụ huynh cứ nghĩ con đã khỏi bệnh, tuy nhiên đây là thời điểm rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong.
“Các bậc phụ huynh nên chú ý, khi thấy con mình sốt liên tục trong nhiều ngày kèm các biểu hiện của SXH thì nên đưa cháu đi thăm khám, xét nghiệm, tránh để những đáng tiếc xảy ra” – bác sĩ Dưng khuyến cáo.
Theo số liệu của Sở Y tế tỉnh Phú Yên, đến đầu tháng 3/2021, Phú Yên ghi nhận 5 ổ dịch với gần 200 ca mắc SXH trên địa bàn tỉnh. So với cùng kỳ năm ngoái, ổ dịch và số người mắc SXH đều giảm nhưng ca tử vong thì lại tăng.
Phú Yên trong những năm gần đây luôn là “điểm nóng” về căn bệnh SXH, nên Sở Y tế tỉnh Phú Yên khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác bằng cách thực hiện ngủ màn, thường xuyên thực hiện các phương pháp diệt bọ gậy, diệt muỗi, đặc biệt nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở khi có biểu hiện về bệnh SXH để có hướng điều trị phù hợp.
Các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
Trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày kể từ khi phát bệnh, sốt xuất huyết thường không có biểu hiện cụ thể nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm siêu vi khác. Một số trường hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận biết như: nổi các chấm đỏ li ti trên da hoặc nôn ói, đau bụng.
Lúc này, bệnh có thể dịu đi khiến người mắc lầm tưởng sắp khỏi, tuy nhiên đó là biểu hiện nguy hiểm báo hiệu sốt xuất huyết chuyển sang giai đoạn sốc.
Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 kể từ khi phát bệnh, người mắc sốt xuất huyết thường ra máu chân răng, ra máu mũi kèm theo xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết âm đạo (ở phụ nữ). Đây là giai đoạn vào sốc dẫn đến những biến chứng nặng như: suy đa tạng, viêm cơ tim, nhiễm trùng huyết… Để tránh nguy hiểm đến tính mạng do sốt xuất huyết gây ra, khi bị sốt ngay từ những ngày đầu, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, Thanh Hóa ghi nhận 79 bệnh nhân
Từ đầu năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 79 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 71 xã. Theo chu kỳ, đỉnh dịch sốt xuất huyết thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10 hằng năm.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Thanh Hóa ghi nhận 79 trường hợp mắc sốt xuất huyết - Ảnh minh họa
Theo thông tin trên báo Thanh Hóa, từ đầu năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 79 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 71 xã thuộc 22 huyện trong tỉnh; trong đó, có 6 ca bệnh nội địa và 73 ca bệnh ngoại lai. Tính riêng từ đầu tháng 8 đến nay đã có 44 ca mắc sốt xuất huyết. Theo chu kỳ, đỉnh dịch sốt xuất huyết thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.
Cụ thể, trong tuần qua, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của huyện Nga Sơn đã phát hiện 1 trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở thôn 3, xã Nga Trung. Bệnh nhân phải chuyển lên bệnh viện Đa khoa tỉnh do bệnh diễn tiến nặng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo huyện Nga Sơn triển khai nhanh các giải pháp khoanh vùng, bao vây, xử lý môi trường, phun thuốc diệt muỗi, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan. Ngoài ra, chiều ngày 8/9, huyện Nga Sơn đã giám sát thêm 1 trường hợp nghi mắc sốt xuất huyết tại xã Nga Giáp.
Qua kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các địa phương có tình hình dịch sốt xuất huyết phức tạp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đều ghi nhận chỉ số côn trùng truyền bệnh cao, vượt ngưỡng cảnh báo.
Nguyên nhân là do các địa phương còn chủ quan, chưa quyết liệt trong việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Hạn chế này cần được khẩn trương khắc phục để dịch sốt xuất huyết không bùng phát, lây lan.
Thị xã Nghi Sơn là địa phương trọng điểm của cả tỉnh trong chương trình quốc gia phòng chống SXH. Để chủ động phòng chống dịch bệnh SXH ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn đã xây dựng và triển khai kế hoạch nhằm tập trung khống chế người mắc, khống chế không để dịch lớn xảy ra.
Tại 2 xã trọng điểm là Hải Thanh và Hải Bình, đã triển khai tổng vệ sinh môi trường nhiều lượt; xây dựng kế hoạch phun hóa chất chủ động trên địa bàn toàn xã. Trung tâm Y tế thị xã thường xuyên cử cán bộ, nhân viên xuống cơ sở kết hợp với cán bộ y tế địa phương điều tra, giám sát véc-tơ SXH chặt chẽ, kịp thời phát hiện để xử lý, báo cáo tình hình dịch bệnh về trung tâm để có giải pháp ngăn chặn và khống chế kịp thời.
Để phòng chống dịch sốt xuất huyết, thời gian qua ngành y tế tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và địa phương theo dõi, giám sát thường xuyên, phát hiện sớm diễn biến tình hình dịch bệnh SXH để có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị cho các địa phương để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.
Trao đổi với GĐ&XH, ông Đỗ Xuân Tiến - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo, người dân cần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, loại bỏ nước ở các dụng cụ chứa nước không cần thiết gắn với việc sử dụng các biện pháp như: thả cá, phun thuốc... để diệt bọ gậy, diệt muỗi, ngủ màn để phòng tránh muỗi đốt.
Đồng thời phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, vệ sinh dụng cụ chứa nước, diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường sạch sẽ; tích cực phối hợp với ngành y tế thực hiện các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Khi người dân có các triệu trứng sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, xuất hiện các vết chấm trên da, ra máu cam, chân răng...nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Hà Nội ra văn bản khẩn sau ca tử vong do sốt xuất huyết Chiều tối 24/8, Sở Y tế Hà Nội có văn bản khẩn yêu cầu các đơn vị y tế trong ngành tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, đồng thời điều trị tích cực cho những trường hợp mắc bệnh. TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (BV Bạch Mai) đang điều trị...