Phụ nữ nâng ngực có nguy cơ mắc ung thư
Các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy và các khối u phát triển trong mô sẹo sau khi nâng ngực.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo về nguy cơ mắc ung thư ở phụ nữ nâng cấp vòng 1 bằng phẫu thuật.
Kết luận này được rút ra từ các nghiên cứu về ung thư cũng như báo cáo về các trường hợp nâng ngực. Theo đó, cho đến nay, đã có gần 20 trường hợp mắc ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) và gần 30 trường hợp phát hiện các khối u sau khi can thiệp vòng 1 bằng dao kéo.
FDA đã cảnh báo về nguy cơ mắc u lympho tế bào lớn không biệt hóa liên quan đến túi ngực (BIA-ALCL). (Ảnh: FDA)
Video đang HOT
FDA cảnh báo: ” Mặc dù các trường hợp này khá hiếm gặp nhưng các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ phẩu thuật thẩm mỹ và phụ nữ có ý định nâng ngực nên cân nhắc cẩn thận”.
Theo FDA, triệu chứng của loại ung thư này gồm sưng, đau, nổi cục hoặc thay đổi sắc tố da, xảy ra ở phụ nữ cấy ghép túi ngực trong nhiều năm, gồm cả túi ngực bằng nước muối và túi ngực silicon.
FDA khuyến cáo phụ nữ nên tìm hiểu thật kỹ các rủi ro, cân nhắc giữa lợi và hại trước khi quyết định nâng ngực.
Những người đã tiến hành phẫu thuật nên theo dõi trong một thời gian nhất định và liên hệ với bác sỹ phẫu thuật hoặc cơ sở y tế ngay lập tức nếu phát hiện có bất kỳ thay đổi nào.
Trước đó, FDA đã cảnh báo về nguy cơ mắc u lympho tế bào lớn không biệt hóa liên quan đến túi ngực (BIA-ALCL).
Mổ 'bắt' con 31 tuần tuổi cho sản phụ mắc ung thư giai đoạn cuối
Bệnh viện K vừa mổ cấp cứu cho bệnh nhân Phan Thị Thu T. mang thai 31 tuần với chẩn đoán u lympho Non-Hodgkin giai đoạn IVA.
Chị T. được chuyển sang từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bé trai nặng 1600 gram chào đời trong phòng phẫu thuật với ekip mổ liên viện của hai bệnh viện.
Chị T. mang thai lần 3, trong đó 2 bé đầu được sinh thường. Ở lần mang thai thứ 3, chị T. không phát hiện bất thường, chỉ đến khi thai ở giai đoạn 25 - 26 tuần, chị đau bụng âm ỉ vùng hạ vị kèm ra máu âm đạo.
Khám tại Bệnh viện K, bệnh nhân được chẩn đoán u lympho Non hodgkin biểu hiện tại cổ tử cung trên nền thai 26 tuần. Sau khi được bác sỹ tư vấn kỹ, chị T.vẫn quyết định: "Em muốn giữ con". Các bác sĩ Bệnh viện K quyết định trao đổi với đồng nghiệp ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương để theo dõi sát sự phát triển của khối u cho chị T.và mong muốn kéo dài tối đa tuần tuổi thai kỳ.
Đầu tháng 9/2022, chị T.thấy xuất hiện ra máu âm đạo nhiều hơn. Khám và theo dõi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bác sỹ nhận định máu âm đạo chảy từ khối u. Các bác sỹ đã trao đổi và chuyển người bệnh sang Bệnh viện K để phẫu thuật.
Kip phẫu thuật liên viện thực hiện ca mổ cấp cứu 2 trong 1 "vừa mổ bắt con, vừa phẫu thuật điều trị ung thư" cho sản phụ.
Cuộc hội chẩn diễn ra ngay trong đêm ngày 6/9. Các chuyên gia của hai bệnh viện đánh giá khối u to sùi loét chiếm toàn bộ cổ tử cung, chảy máu nhiều. Các bác sỹ đã để gạc âm đạo cầm máu nhưng do khối u lớn, hoại tử nên không cầm được. Không những vậy, bệnh nhân có hiện tượng chuyển dạ, cơn co tử cung. Chuyên gia đưa ra phương án mổ bắt con cho sản phụ và cắt toàn bộ tử cung để cầm máu cho chị T. ngay trong đêm.
Mọi công tác chuẩn bị được diễn ra khẩn trương và cẩn trọng nhất. Ca mổ được cân nhắc, tính toán kỹ càng để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.
21h bé trai nặng 1,6 kg chào đời. Bé được chuyển về khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ca mổ tiếp tục được thực hiện phối hợp nhịp nhàng dù còn nhiều khó khăn.
TS.BS Phạm Thị Diệu Hà, Phó trưởng khoa Ngoại phụ khoa cho biết: "Nguy cơ chảy máu trong mổ là rất lớn bởi bệnh nhân T. cùng một lúc trải qua 2 cuộc mổ. Khối u trong cổ tử cung kích thước quá lớn và ống cổ tử cung cũng rất to xóa hết ranh giới giải phẫu. Cùng với đó thân tử cung vì sản phụ mổ đẻ chưa co hồi nên càng làm mất các mốc giải phẫu, gây nhiều khó khăn cho chúng tôi trong mổ".
Trong mổ bác sỹ nhận thấy có tổn thương u cổ tử cung kích thước 6x10cm, mủn nát hoại tử, chảy máu, nên ekip đã cắt toàn bộ tử cung cho chị T. Do mất máu nhiều trước đó, bệnh nhân được hồi sức tích cực và truyền 4 đơn vị hồng cầu, 4 đơn vị huyết tương. Cuộc mổ kết thúc thành công nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của ekip phẫu thuật liên viện. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Bất ngờ khi uống cà phê trước tập thể dục 'Uống cà phê trước khi tập luyện có thể tăng hiệu suất tập luyện lên 15% và thúc đẩy việc phục hồi và sửa chữa mô'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết:...