Phòng ngừa tai biến của bệnh tim mạch khi trời lạnh
Thời tiết lạnh làm tăng tiết các catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp.
Thời tiết lạnh đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể gây ra biến cố tim mạch
Vì sao trời lạnh dễ xảy ra biến cố tim mạch?
Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên. Nhiều người có tiền sử tăng huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200mmHg, nếu không phát hiện và dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch máu não và tử vong. Đặc biệt, những người bị bệnh đái tháo đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát, nguy hiểm.
Đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh nhu cầu ôxy cho cơ tim tăng hơn, vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp. Đặc biệt thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.
Video đang HOT
Những bệnh nhân bị bệnh tim nên cẩn thận khi ra ngoài trong thời tiết lạnh. Khi thời tiết lạnh, nhu cầu cơ thể cần giữ được nhiệt độ ấm, tim cần phải làm việc nhiều hơn để đưa ôxy tới các mô trong cơ thể, việc này làm cho tim phải làm việc nặng hơn. Thời tiết lạnh làm các mạch máu co lại, điều này đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, khi đó huyết áp sẽ cao hơn và có thể gây ra biến cố tim mạch. Ngoài ra, trời lạnh còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch.
Tập thể dục thế nào ?
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Nếu tập thể dục 30 – 60 phút mỗi ngày và tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, kiểm soát được các yếu tố như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và béo phì.
Tập thể dục còn giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn và ăn ngon miệng hơn. Trong các hình thức tập thể dục thì đi bộ rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các hình thức tập thể dục khác như đi xe đạp, yoga, bơi… cũng rất tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, thời tiết lạnh, việc tập thể dục vào sáng sớm không được khuyến khích, nhất là người cao tuổi.
Người bệnh tim mạch nếu không cảnh giác với cái lạnh, không giữ đủ ấm, hoạt động ngoài trời trong thời tiết lạnh có thể hạ thân nhiệt đột ngột, làm bệnh nặng hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Nếu tập thể dục cảm thấy đau ngực, đau lưng, đau vai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, mệt, nhịp tim đập nhanh hoặc đập chậm… hoặc khi thấy bị nói ngắt quãng khi đang tập thể dục, cần ngừng tập ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Dự phòng các tai biến
Vào mùa lạnh, cần được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành. Cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh.
Sử dụng khăn quàng cổ, mũ len khi đi ra ngoài trời lạnh, tránh không khí lạnh tiếp xúc những vùng nhạy cảm như da đầu, mặt, cổ gây co mạch ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động hệ tim mạch. Có thể dùng khẩu trang, khăn len che mũi miệng khi ra ngoài trời lạnh để tránh hít thở trực tiếp không khí lạnh dễ bị bệnh hô hấp, nhiễm virus, hạ thân nhiệt… Các bệnh cơ thể, đặc biệt bệnh hô hấp gây khó thở là yếu tố làm dễ tái phát bệnh tim mạch có sẵn.
Những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhất là trường hợp bị tăng huyết áp. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, không được ngừng thuốc đột ngột. Những bệnh nhân có bệnh động mạch vành nên được khám theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Nhiều cơn đau tim xảy ra vào buổi sáng và rơi đúng vào thời điểm mới ngủ dậy, nhất là vào những tháng mùa lạnh. Cần khởi động trước khi đi ra ngoài và làm việc trong thời tiết lạnh. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giữ sức khỏe, cần đảm bảo một phòng ngủ đủ ấm nhưng thông thoáng trong mùa lạnh.
Đối với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh tim nặng hơn, ngoài ra còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp, như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi. Đối với các trẻ này, cần giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cần được thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.
Mức ACE2 cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong COVID-19
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học Canada đã phát hiện ra rằng nồng độ ACE2 trong huyết tương tăng cao có thể tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch nghiêm trọng cao hơn.
Ảnh minh họa
Khi bắt đầu đại dịch COVID-19, các nhà khoa học đã phát hiện ra một cổng tế bào mà virus sử dụng để xâm nhập, đó là các thụ thể men chuyển 2 (ACE2) cho phép SARS-CoV-2 liên kết với tế bào.
Phân tích dữ liệu của bệnh nhân từ 27 quốc gia, các nhà khoa học nhận thấy rằng sự khác biệt về nồng độ ACE2 trong huyết tương rõ ràng hơn tùy thuộc vào giới tính của bệnh nhân. Điều này lý giải tại sao nam giới dễ mắc bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, BMI cao hơn, tuổi già, bệnh tiểu đường, huyết áp cao hơn, tăng cholesterol LDL và hút thuốc có liên quan đến việc tăng nồng độ ACE2 trong huyết tương. Tất cả những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch.
Theo các tác giả nghiên cứu, ở những bệnh nhân bị COVID-19, các thụ thể ACE2 có thể đóng một vai trò trong các biến chứng tim mạch như huyết khối, đau tim và suy tim.
Đặt chậu nước đá trước mặt và làm việc này, bạn sẽ biết ngay liệu mình có mắc bệnh tim hay không Bệnh tim được coi là "kẻ sát nhân thầm lặng" vì chúng diễn biến âm thầm, tới lúc phát bệnh thì rất khó cứu chữa. Vì vậy nhận biết sớm dấu hiệu là cách an toàn nhất để bảo vệ tính mạng. Bệnh tim mạch là cái tên được gọi chung của các tình trạng liên quan đến trái tim, hoặc sự hoạt...