Phó TGĐ kháng cáo đòi cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng trả lại hơn 18 tỷ đồng
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó TGĐ Công ty Blue Sky) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin buộc bị cáo Hoàng Văn Hưng trả lại số tiền hơn 18 tỷ đồng.
Ngày 20/12 tới đây, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm để xem xét kháng cáo của 21 bị cáo cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án chuyến bay giải cứu.
Trong số các bị cáo có đơn kháng cáo, tháng 8/2023, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó TGĐ Công ty Blue Sky) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Doanh nhân này cũng kháng cáo xin HĐXX cấp phúc thẩm buộc cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng trả lại số tiền hơn 18 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, từ tháng 1 đến 15/9/2022, bị cáo Hoàng Văn Hưng là Trưởng phòng Phòng Điều tra Cục An ninh điều tra Bộ Công an, đồng thời là điều tra viên thụ lý chính vụ án. Ông Hưng đã nhiều lần trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội) về việc điều tra bà Hằng, và ông Lê Hồng Sơn (Tổng GĐ Công ty Blue Sky); hướng dẫn bà Hằng, thông qua bà Hằng hướng dẫn ông Sơn cách thức khai báo khi làm việc với Cơ quan ANĐT Bộ Công an.
Cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội khai đã đưa cho ông Hưng hơn 1,2 triệu USD, nhưng CQĐT kết luận không có cơ sở xác định bị cáo Hưng nhận số tiền trên của Nguyễn Anh Tuấn ở giai đoạn này.
Giai đoạn sau ngày 16/9/2022, khi ông Hưng bị điều chuyển công tác, dù không còn nhiệm vụ, quyền hạn trong việc điều tra vụ án, nhưng cựu điều tra viên này vẫn tiếp tục liên hệ, hứa hẹn với ông Tuấn, bà Hằng về việc giúp Hằng, Sơn không bị xử lý hình sự.
Kết quả điều tra xác định, bị cáo Hưng 2 lần nhận từ ông Tuấn tổng số tiền 800.000 USD (tương đương hơn 18 tỷ đồng).
Đối chất tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ “chuyến bay giải cứu”, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội khai, đã nhiều lần đưa tổng số tiền hơn 2 triệu USD cho bị cáo Hưng. Hai lần đầu là do bà Hằng tự nguyện, những lần sau đều do ông Hưng yêu cầu.
Video đang HOT
Đối chất tại tòa, bị cáo Hưng phủ nhận lời khai của cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội về việc nhận tiền, yêu cầu đưa tiền của bị cáo. “Bị cáo không yêu cầu Hằng đưa tiền để không bị xử lý hình sự… Bị cáo chưa bao giờ nhận khoản tiền nào mà anh Tuấn gửi cho bị cáo”, lời khai của bị cáo Hưng.
Trả lời thẩm vấn tại phiên tòa sơ thẩm, với tư cách là bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó TGĐ Công ty Blue Sky) và Lê Hồng Sơn (Tổng GĐ Công ty Blue Sky) mong được nhận lại số tiền đã bị lừa đảo chiếm đoạt.
Theo bản án sơ thẩm, tại tòa, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng cho rằng, bị cáo không lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo kêu oan, đề nghị trả hồ sơ, tách hành vi để điều tra xử lý sau.
HĐXX nhận thấy, từ ngày 28/11/2021, bị cáo được phân công thụ lý vụ án “chuyến bay giải cứu”. Tháng 9/2022, Hưng bị điều chuyển công tác khác. Bị cáo đã nhiều lần tiếp xúc với bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, Nguyễn Anh Tuấn.
Bị cáo Hằng và Lê Hồng Sơn khai 13 lần đưa số tiền 2,8 triệu USD cho bị cáo Tuấn để nhờ đưa cho Hưng. Nhưng bị cáo Tuấn khai chỉ nhận 2,6 triệu USD từ Hằng. Ông Tuấn khai đã đưa cho bị cáo Hưng 2,6 triệu USD để Hưng lo cho Hằng, Sơn.
Nhưng bị cáo Hưng không thừa nhận đã cầm số tiền trên. HĐXX đưa ra nhận định cho rằng: Hoàng Văn Hưng biết rõ việc không được tiếp xúc với người đang bị điều tra nhưng vẫn tiếp xúc với bị cáo Hằng ngoài CQĐT.
Việc Hằng tiếp xúc với Hưng là để không bị xử lý hình sự. Bị cáo Hưng đã hướng dẫn Hằng, thông qua Hằng hướng dẫn Sơn khai báo. HĐXX xác định, Hằng đã thông qua ông Tuấn nhờ bị cáo Hưng “chạy án”.
Căn cứ nội dung ghi chép của Hằng về 13 lần đưa tiền cho Tuấn để đưa Hưng, HĐXX nhận định việc này thể hiện những lần đưa tiền. Nội dung này phù hợp với lời khai của Tuấn về việc bị cáo nói đã ứng tiền của mình ra đưa cho Hưng; phù hợp với các cuộc gặp giữa Tuấn, Hằng, Sơn, phù hợp với các cuộc gặp Hưng nói phải chi tiền.
Đối với cáo buộc bị cáo Hưng nhận vali tiền, HĐXX đưa ra các căn cứ như sau để nhận định hành vi phạm tội của Hoàng Văn Hưng: Căn cứ lời khai của Hằng, Tuấn về buổi gặp vào cuối tháng 12/2022, Hưng nói đã đưa tiền cho VKS, nhưng VKS chê ít, số này mới được một nửa.
Căn cứ lời khai của bị cáo Hằng, Sơn, Tuấn và lời khai của những người khác, và trích xuất camera, xác định Hưng đã nhận vali tiền mà Tuấn gửi cho. Căn cứ nội dung trao đổi giữa bị cáo Tuấn và Hưng sau thời điểm Hưng nhận vali tiền. Sau đó Hưng, Tuấn, Hằng gặp nhau. Khi biết Hưng đã chuyển công tác, Hằng hỏi Hưng “có kiểm soát được tình hình không”, Hưng nói “có”. HĐXX xác định, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng đã nhận 800 ngàn USD.
Đối với những khoản tiền khác, tài liệu điều tra không đủ chứng minh việc Hưng nhận số tiền đó nên việc VKS không quy kết là đúng.
Theo HĐXX, bị cáo Hoàng Văn Hưng lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn, bị cáo không thành khẩn và chưa khắc phục hậu quả. Hành vi phạm tội của bị cáo Hưng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Nhà nước và hình ảnh công an nhân dân, cần xử lý nghiêm bị cáo mới đủ răn đe, phòng ngừa chung.
Với nhận định trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án tù chung thân.
Vụ "Chuyến bay giải cứu": Giám đốc Công ty Blue Sky nói chứng kiến nhiều nụ cười và nước mắt đoàn tụ
Tại phiên toà "Chuyến bay giải cứu", Lê Hồng Sơn Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, cho rằng thời điểm COVID-19 có tới mấy chục doanh nghiệp cùng đưa công dân về nước dẫn đến "loạn giá", không có mức giá chung
Chiều nay 19-7, được tự bào chữa tại phiên toà " Chuyến bay giải cứu" bị cáo Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, cho biết bản thân bị cáo cảm "thấy rất sốc" khi nghe mức án đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP Hà Nội từ 11-12 năm tù với tội Đưa hối lộ "Đây là mức án gần như kịch khung" - bị cáo Sơn nới.
Bị cáo Lê Hồng Sơn được dẫn giải tới phiên toà
Theo bị cáo, dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp hàng không gặp khó khăn, vỡ nợ, Công ty Blue Sky không nằm ngoài vòng xoáy này. Trước dịch, doanh nghiệp của bị cáo là đơn vị có doanh thu khoảng 1.000 tỉ đồng/năm với hơn 100 nhân viên. Năm 2020, Công ty Blue Sky được Vietnam Airlines lựa chọn thực hiện 10 chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước.
"Bị cáo đã được chứng kiến nhiều nụ cười và giọt nước mắt của hạnh phúc, đoàn tụ. Bị cáo cũng có con ở bên Úc, thời điểm đó con bảo ba làm nhiều chuyến bay giải cứu thế mà để con chết ở bên này à, khiến bị cáo rất đau xót" - bị cáo Sơn nói
Theo bị cáo, thời gian thực hiện các chuyến bay giải cứu, bị cáo và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, thống nhất về việc bị cáo Hằng lo việc xin cấp phép. Còn bị cáo tham gia xây dựng, phát hành chuyến bay và khảo sát lưu trú cho công dân khi về nước.
Bị cáo Sơn nhận định tại Việt Nam, nếu có từ 2-3 doanh nghiệp cùng thực hiện một việc thì khó có thể thoả hiệp về giá. Thời điểm COVID-19 có tới mấy chục doanh nghiệp cùng đưa công dân về nước dẫn đến "loạn giá", không có mức giá chung.
"Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho và nạn nhân của văn hóa phong bì" - bị cáo Sơn tự bào chữa và cho biết mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến doanh thu, nhưng ở thời điểm cơ quan chức năng cấp phép các "chuyến bay giải cứu" thì điều đó không hoàn toàn đúng.
Theo bị cáo Sơn, 2 người sáng lập công ty đều phải đối diện hình phạt của pháp luật, công ty mất uy tín khiến gần 100 con người đối diện nguy cơ mất việc. Vì vậy, bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để có thể sớm trở về.
Bào chữa cho bị cáo Sơn, luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) trình bày ở giai đoạn Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ được cấp phép, có nhiều lời khai của nhiều cá nhân khác nhau tại nhiều doanh nghiệp khác nhau đưa ra một bức tranh chung toàn cảnh. Đó là một số cán bộ Nhà nước gây khó khăn, ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền thì mới tạo điều kiện cấp phép, nếu doanh nghiệp không đưa tiền, chắc chắn sẽ bị thiệt hại rất lớn. Do đó, đây là lý do doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác, hoặc là đưa tiền, hoặc dừng tổ chức chuyến bay.
Lý giải về việc hai bị cáo Hằng và Sơn có hành vi đưa hối lộ, luật sư cho rằng hành vi phạm tội của họ xuất phát từ những khó khăn không phải do họ tự gây ra, mà ở một góc độ nào đó, họ cũng là nạn nhân của cơ chế "xin - cho" trong vụ án này.
Về mức án với thân chủ, luật sư Thanh cho rằng bị cáo Sơn bị đề xuất mức cao nhất trong nhóm bị cáo "Đưa hối lộ". Nếu việc đề xuất này chỉ dựa vào việc Lê Hồng Sơn cùng Nguyễn Thị Thanh Hằng đưa hối lộ nhiều nhất thì đề xuất đó là không toàn diện.
Theo luật sư, bị cáo Sơn đưa tiền nhiều nhất nhưng cũng đón được nhiều công dân trở về nước nhất, được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ nhất và được xác định là tự thú. Do đó cần phải đề xuất "Sơn ở mức thấp chứ không phải cao như vậy".
Luật sư kêu oan cho đồng nghiệp bị cáo buộc lừa 'chạy án' Liên quan tới vụ luật sư lừa 'chạy án' đã được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử, luật sư Giang Hồng Thanh vừa gửi đơn kêu oan cho bị cáo Nguyễn Quang Trung vì cho rằng đồng nghiệp không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hồi tháng 9/2023, TAND TP Hà Nội tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thiện...