Đề nghị bác kháng cáo vụ Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị kiện đòi 1,5 tỷ đồng
Sáng 7/11, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “ Tranh chấp hợp đồng vay tài sản và tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn bà Đặng Thùy Trang và bị đơn là Hoa hậu Hòa bình Quốc tế Nguyễn Thúc Thùy Tiên số tiền là 1,5 tỷ đồng.
Tại tòa, đại diện VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận đơn kháng cáo của bà Đặng Thùy Trang đối với yêu cầu đòi Hoa hậu Thùy Tiên trả tiền.
Trước đó, ngày 31/5, TAND quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên án về tranh chấp hợp đồng giữa bà Đang Thùy Trang và Hoa hậu Thùy Tiên.
Theo nội dung vụ án, bà Đặng Thùy Trang cho rằng tháng 6/2017, do cần tiền tham gia cuộc thi Hoa khôi Nam bộ 2017 nên Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên chủ động tìm và vay của bà Trang số tiền 1,5 tỷ đồng, với mục tiêu lọt vào top 3 chung cuộc.
Đại diện các bên liên quan tại phiên toà phúc thẩm.
Theo bà Trang, việc Thùy Tiên vay tiền, có ông Nguyễn Quan Trọng (bạn của chồng bà Trang) đứng ra ký biên bản xác nhận nợ đề ngày 22/7/2017 với tư cách là bên cho Tiên vay tiền, còn bà Trang chỉ là người làm chứng.
Theo biên bản xác nhận nợ, bà Tiên phải trả tiền trong thời hạn 1 năm kể từ ngày ký xác nhận nợ, mỗi tháng bà Tiên phải có nghĩa vụ thanh toán một phần khoản nợ này. Tuy nhiên, hết thời hạn trả nợ (ngày 21/7/2018), bà Tiên không thanh toán số tiền nêu trên cho bà Trang.
Sau khi Thùy Tiên đoạt danh hiệu Hoa hậu Hòa bình Quốc tế, nhiều lần yêu cầu trả nợ nhưng không được, bà Trang có hẹn Thùy Tiên ra một quán cà phê để nói chuyện. Tại quán cà phê này, lợi dụng bà Trang sơ hở nên Nguyễn Thúc Thùy Tiên tự ý giật giấy xác nhận nợ và xé.
Vì vậy, bà Trang khởi kiện yêu cầu Thùy Tiên trả khoản nợ gốc 1,5 tỷ đồng và bồi thường một số tiền liên quan đến tổn thất tinh thần, yêu cầu Tiên đăng thông báo xin lỗi công khai trên báo.
Về phía ông Nguyễn Quan Trọng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trình bày có ký vào giấy nhận nợ của Nguyễn Thúc Thùy Tiên, nhưng sau đó ông không đưa cho bà Trang hay Tiên một khoản tiền nào. Ông cũng không chứng kiến việc bà Trang đưa tiền cho Tiên. Ông đứng giúp trên giấy nợ cho bà Trang vì quan hệ bạn bè.
Video đang HOT
Về việc giao nhận tiền, bà Trang cho rằng, trước khi ông Trọng đến, bà đã giao đủ 1,5 tỷ đồng cho Thùy Tiên. Ông Trọng có hỏi Tiên nhận đủ tiền chưa, Tiên trả lời đã nhận đủ 1,5 tỷ đồng, ông Trọng mới ký vào bên cho vay tiền. Tuy nhiên, theo trình bày của ông Trọng, ông ký giấy xong là đi về, ông không hỏi gì về việc Tiên có nhận tiền hay không.
HĐXX sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu của bà Thùy Trang về việc đòi bà Thùy Tiên số tiền 1,5 tỷ đồng.
Sau phiên sơ thẩm, bà Đặng Thùy Trang đã có đơn kháng cáo đề nghị TAND TP Hồ Chí Minh sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà.
Đại diện ủy quyền của Hoa hậu Thùy Tiên tại phiên sơ thẩm.
Tại phiên phúc thẩm hôm nay, bà Đặng Thùy Trang vẫn giữ nguyên kháng cáo, đề nghị tòa cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm xét xử lại, buộc Thùy Tiên trả lại số tiền 1,5 tỷ đồng.
Trả lời HĐXX phúc thẩm bà Trang lần nữa khẳng định, bà đi đòi tài sản là 1,5 tỷ đồng, ông Trọng là người đứng tên giùm giấy nợ. Đồng thời bà cung cấp biên bản thỏa thuận nhận nợ, bản chính cho HĐXX.
Trước câu hỏi của HĐXX và của đại diện Viện KSND TP Hồ Chí Minh về việc giao nhận 1,5 tỷ đồng có ai làm chứng kiến, có camera ghi nhận sự việc hay không. “Khi giao tiền cứ nghĩ là chuyện bình thường, các bên có xác nhận nên không nghĩ đến việc sẽ có người làm chứng hoặc chọn góc ngồi có camera quay lại.
Về phía Thùy Tiên, đại diện ủy quyền của Hoa hậu không đồng ý với toàn bộ yêu cầu khởi kiện và kháng cáo của nguyên đơn vì cho rằng bản án sơ thẩm tuyên phù hợp với thực tế khách quan. Thùy Tiên thừa nhận có ký vào giấy nhận nợ nhưng không nhớ ngày nào.
Theo đại diện ủy quyền của Thùy Tiên, thực tế không có việc đưa tiền như lời khai của bà Trang. Giữa hai bên không có quan hệ quen biết, thân thiết từ trước. Vì thấy Thùy Tiên có tiềm năng trong cuộc thi nên bà Trang tiếp cận và đặt vấn đề đầu tư trang phục, nhưng không hề hỗ trợ gì.
Sau khi nghe trình bày từ các bên liên quan đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh cho rằng trong vụ án này, ở cấp sơ thẩm, TAND quận Gò Vấp xét xử có căn cứ nên không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Đặng Thùy Trang, đồng thời đề nghị HĐXX phúc thẩm giữ nguyên bản án.
Sau khi nghị án, do cần làm rõ một số vấn đề nên HĐXX thông báo tạm dừng phiên tòa, chiều 14/11 sẽ tiếp tục
Tuyên phạt 15 tháng tù cho cựu Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
Chiều tối 13/6, sau 2 ngày Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" đối với bị cáo Lê Thị Dung (SN 1972), cựu Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Hội đồng xét xử không chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo, tuy nhiên tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo Lê Thị Dung đã được tuyên giảm án xuống còn 15 tháng tù...
Theo đó, phiên tòa phúc thẩm được mở do có kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của bị cáo Lê Thị Dung và kháng nghị hủy bản án, trả hồ sơ điều tra lại của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An. Trước đó, trong các ngày 7, 10, 11, 17 và 24/4/2023, Tòa án nhân dân huyện Hưng Nguyên mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo Lê Thị Dung và Nguyễn Thị Hương bị Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hưng Nguyên truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Toàn cảnh phiên xét xử phúc thẩm.
Sau đó, TAND huyện Hưng Nguyên đã tuyên phạt bị cáo Lê Thị Dung 5 năm tù; Nguyễn Thị Hương (nguyên kế toán Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên) 2 năm tù treo về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Bị cáo Lê Thị Dung (áo xanh) và bị cáo Nguyễn Thị Hương tại phiên toà.
Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Lê Thị Dung và gia đình đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã ban hành kháng nghị phúc thẩm đề nghị TAND tỉnh xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Trong 2 ngày 12 và 13/6, phiên phúc thẩm được mở, thẩm phán Hoàng Ngọc Anh được phân công chủ tọa phiên tòa phúc thẩm. Có 6 luật sư được TAND tỉnh cấp thông báo bào chữa cho bị cáo Lê Thị Dung.
Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT tại phiên toà.
Theo hồ sơ bản án, từ ngày 1/10/2012 đến năm 2017, với vai trò Giám đốc, Bí thư Chi bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên (thời điểm này chưa sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp), bị cáo Lê Thị Dung đã xây dựng, ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ không đúng quy định của pháp luật dẫn đến việc lập chứng từ kế toán sai, thanh toán sai quy định. Trong đó, năm học 2014-2015, bà Dung thanh toán sai quy định số tiền hơn 30 triệu đồng; năm học 2015-2016 hơn 13 triệu đồng. Tổng hai lần với số tiền hơn 44,7 triệu đồng này được chuyển vào tài khoản cá nhân của bà Dung.
Việc thanh toán sai thể hiện ở các nội dung phụ cấp chức vụ Bí thư chi bộ, học cao học... đã được thanh toán nhưng bà Dung vẫn quy đổi ra tiết dạy để thanh toán tiền thừa giờ cho bản thân là thanh toán trùng (thanh toán hai lần) cho cùng một nội dung.
Liên quan tới vụ án này, còn có bị cáo Nguyễn Thị Hương (SN1966) - cựu kế toán của Trung tâm, cũng bị cấp sơ thẩm tuyên phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội danh trên. Bị cáo Hương không có kháng cáo sau bản án.
Căn cứ kết quả xét hỏi, tranh tụng công khai tại toà, các tài liệu, chứng cứ đã được thẩm định, hội đồng xét xử nhận định: Hồ sơ vụ án còn những sai sót về số hiệu văn bản, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, không ảnh hướng đến sự thật khách quan của vụ án.
Quá trình xét hỏi, thẩm vấn Lê Thị Dung đều có ghi âm, ghi hình và có sự tham gia của luật sư không có bằng chứng quá trình xét xử bị can bị dụ dỗ, ép buộc...
Về nội dung kháng cáo: bác kháng cáo của bị cáo, không có căn cứ chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, quá trình xét hỏi, tranh tụng công khai tại phiên tòa, HĐXX cho rằng, cần ghi nhận thêm các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Dung. Cụ thể, bị cáo Dung thừa nhận đã kê khai một số hoạt động ngoài chuyên môn, quy đổi thành tiết dạy để thanh toán. Đây được xem xét là thành khẩn khai báo, cấp sơ thẩm không ghi nhận là thiếu sót.
Trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của bị cáo đã thực hiện, số tiền hưởng lợi không lớn, nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, hình phạt sơ thẩm là nghiêm khắc..., cần xem xét truy tố, xét xử bị cáo ở mức khởi điểm khoản 1, Điều 356 Bộ luật hình sự.
Đối với bị cáo Lê Thị Hương, có 4 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cần phải được xem xét chính sách khoan hồng đặc biệt đối với người phạm tội tự thú.
HĐXX tuyên sửa bản án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lê Thị Dung 15 tháng tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" , thời hạn tù tính từ thời điểm bắt tạm giữ, tam giam (ngày 28/3/2022). Đồng thời tuyên miễn hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Thị Hương.
Đường "Nhuệ" vắng mặt, phiên xử vợ chồng giám đốc doanh nghiệp tạm hoãn Hai nhân chứng Nguyễn Xuân Đường (tức Đường "Nhuệ") và Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến "trắng") cùng bị cáo Nguyễn Văn Lẫm vắng mặt nên phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" ở tỉnh Thái Bình không thể diễn ra theo kế hoạch. Ngày 13/12, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa...