Phát hiện trẻ mắc hen thế nào?
Con tôi 3 tuổi, gần đây cháu bị ho khò khè tái đi tái lại nhiều lần, ho nhiều khi về đêm, nhất là khi thay đổi thời tiết. Tôi lo cháu mắc hen. Dấu hiệu phát hiện bệnh hen ở trẻ thế nào? Lê Thị Hòa (Nam Định)
Để biết được trẻ mắc bệnh hen, chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ đang lên cơn: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…).
Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn “trúng” một thức ăn nào đó,…).
Nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý khá điển hình, thì triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt nhưng lại thường bị bỏ sót, vì mọi người nghĩ trẻ dễ bị ho thoáng qua…
Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát liên tục 3 lần ngay cả khi trong gia đình không có ai bị hen, dị ứng. Thật ra, có khi trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm (lắm khi nhiều đến mức làm trẻ không thể ngủ được) mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường.
Cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý, khi trẻ có các dấu hiệu bệnh hen hoặc nghi ngờ mắc hen cần được đưa đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, tái khám đúng hẹn và tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi trẻ có dấu hiệu tốt hơn.
Video đang HOT
Theo phunusuckhoe
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ bé 2 tuổi tử vong sau truyền dịch tại phòng khám tư
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) trong vụ việc cháu bé 2 tuổi tử vong sau khi được truyền dịch điều trị tiêu chảy tại phòng khám như phản ánh của Báo Gia đình & Xã hội.
Theo công văn do Chủ tịch Nguyễn Đức Chung ký, ngày 17/10, Báo Gia đình & Xã hội có đăng bài phản ánh cháu bé 2 tuổi tử vong sau khi được truyền dịch điều trị tiêu chảy tại phòng khám của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc (392 Ngô Gia Tự, quận Long Biên).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm vụ việc như Báo Gia đình & Xã hội phản ánh
Về sự việc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Long Biên kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám trên (nếu có).
Kết quả kiểm tra, xử lý cần báo cáo Thành ủy, UBND TP Hà Nội trước ngày 25/10/2018; đồng thời thông tin với báo chí theo quy định.
Phòng khám của BS Kim Cúc truyền dịch là quá phạm vi hoạt động được cấp phép
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 15/10, bé Nguyễn G.B (thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) được bố mẹ đưa đến khám tại phòng khám có địa chỉ trên, của BS Nguyễn Thị Kim Cúc, với các biểu hiện như ho, sốt.
Phòng khám Chuyên khoa Nội của BS Kim Cúc truyền dịch là quá phạm vi hoạt động được cấp phép.
Tại đây, bé được BS Cúc kê đơn điều trị uống thuốc tại nhà. Sau khi uống 1 ngày, bệnh nhân không đỡ, kèm theo bị tiêu chảy, nôn nhiều lần nên gia đình đem bé tái khám tại phòng khám BS Cúc vào khoảng 16h20 ngày 16/10.
Lúc này, bé G.B được BS Cúc khám, trực tiếp truyền dịch Ringer Lactat. Sau truyền dịch 15 phút, bệnh nhi có dấu hiệu tím tái, BS Cúc lập tức rút kim truyền, trực tiếp cùng gia đình đưa bệnh nhân vào cấp cứu ở BVĐK Đức Giang.
Lúc 17h40, bệnh nhi G.B nhập viện tại Khoa Cấp cứu, BVĐK Đức Giang với dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim, không đo được mạch, huyết áp, đồng tử giãn, không phản xạ ánh sáng.
Bé được cấp cứu theo phác đồ cấp cứu ngừng tim. Sau gần 1 tiếng vào viện, không có kết quả, bé được chẩn đoán tử vong ngoại viện.
Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận Long Biên đã phối hợp với đơn vị thẩm quyền để thực hiện thủ tục pháp y với bệnh nhi. Toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thuốc, vật tư liên quan đến việc khám , điều trị của bệnh nhi tại phòng khám đã được cơ quan Công an Quận Long Biên niêm phong, phục vụ điều tra.
TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, Phòng khám của BS Kim Cúc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ năm 2012, được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cùng năm này.
Phòng khám này có 2 nhân sự là BS Nguyễn Thị Kim Cúc, đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh năm 2012, chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phòng khám. Cùng đó còn có y sĩ Đinh Thị Hằng Nga là nhân viên hợp đồng.
Phòng khám được cấp phép hoạt động trong phạm vi: Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh nội khoa thông thường; không làm các thủ thuật chuyên khoa.
Tuy nhiên, phòng khám này thực hiện việc truyền dịch cho người bệnh là vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp phép.
" Để phục vụ công tác điều tra, giải quyết vụ việc, ngày 17/10 Sở Y tế Hà Nội đã ban hành quyết định số 2137 đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của phòng khám BS Kim Cúc" - TS Hiền cho hay.
Võ Thu
Theo giadinh.net.vn
Báo động mới nhất về ô nhiễm không khí ở TP HCM Các nguyên nhân ô nhiễm không khí hàng đầu ở TP HCM được 1 nhóm tác giả thống kê là từ các phương tiện vận tải, từ đất cát, từ đại dương, do đốt dầu,... Ngày 14-10, hội thảo "Môi trường không khí và các bệnh có liên quan" do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TP HCM và Hội Y...