Phát hiện tiểu đường bằng nước mắt – cách kiểm tra mới cho những người bị tiểu đường.
Phát hiện mới của các nhà khoa học Brazil và Mỹ đã giúp các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể phát hiện bệnh sớm hơn mà không gây đau đớn và nhanh chóng.
Tiểu đường là một bệnh lý nội khoa do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Hiện nay số người mắc bệnh này trên thế giới không ngừng gia tăng, thậm chí căn bệnh này còn có dấu hiệu trẻ hóa người bệnh. Nếu để bệnh có tiền triển, người bệnh sẽ gặp những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Chiếc kính gắn bộ cảm biến sẽ giúp các bác sỹ dễ dàng kiểm tra bệnh của bệnh nhân
Để phát hiện ra bệnh, hay xây dựng những phác đồ điều trị kiểm soát tình trạng, thông thường các bác sỹ sẽ cần kiểm tra đường huyết của bệnh nhân bằng máy đo đường huyết,trước đó bác sỹ sẽ phải chích đầu ngón tay của bệnh nhân để lấy mẫu máu.
Việc bị chích và chảy máu không phải là hề thoải mái. Ngoài việc bị đau, nó còn gây nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, theo một thông tin mới nhất, các nhà khoa học Brazil và Mỹ vừa phát triển thành công bộ cảm biến sinh học glucose oxidase, có thể gắn trong kính mắt và giúp theo dõi lượng đường trong máu một cách an toàn và không gây đau đớn cho người bệnh nhờ việc lấy mẫu kiểm tra từ nước mắt.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã nghĩ ra cách đặt bộ cảm biến sinh học vào kính của bệnh nhân và khi người dùng chảy nước mắt, nó sẽ tiếp xúc với glucose oxyase. Sự tiếp xúc này làm thay đổi dòng electron và tạo ra các luồng tín hiệu. Những tín hiệu này sau đó sẽ được gửi tới một thiết bị thu nhận được đặt trong đệm mũi. Thiết bị này sẽ tiếp tục kết nối tới máy tính để xử lý thông tin trong thời gian thực.
Một bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu tại Viện hóa học São Carlos cho biết: “Nồng độ các hóa chất chuyển hóa khác nhau trong nước mắt cũng phản ánh nồng độ máu. Đây là một cách rất thú vị để theo dõi các thông số sinh lý mà không cần phải dùng kỹ thuật xâm lấn “.
Thông qua nghiên cứu trên, các nhà khoa học mong muốn sử dụng kỹ thuật này để phát hiện nồng độ vitamin và rượu trong máu hoặc thậm chí xác định chính xác các bệnh thoái hóa và mãn tính.
Dù lợi ích của cảm biến là rất lớn nhưng việc cần làm nhất để thương mại hóa sản phẩm này, đưa sản phẩm đến gần với dùng là phải thử nghiệm tính hiệu quả lâu dài và hạn chế tối đa mọi rủi ro với tất cả bệnh nhân.
Ngân Hạ
Theo vietq
Bệnh nhân tiểu đường sẽ tăng gấp đôi vào năm 2045
Theo thống kê của Bộ Y tế hiện có 3,5 triệu người Việt đang sống chung với bệnh tiểu đường, dự báo sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2045.
Tuy nhiên theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh có trên 2/3 số bệnh nhân không được chẩn đoán. Cụ thể tỷ lệ người bệnh không được chẩn đoán cao hơn rất nhiều một số quốc gia trên thế giới. Ông Trương Lê Vân Ngọc, Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói: "Trên cộng đồng còn nhiều người không hề biết bản thân mình đang bị đái tháo đường. Trong khi đái tháo đường là bệnh dễ chẩn đoán song nhiều người chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe mình để phát hiện sớm bệnh".
Kiểm tra lượng đường cho bệnh nhân
Bệnh đái tháo đường có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tiến triển của bệnh như dinh dưỡng, vận động thể lực, rượu bia, thuốc lá, bệnh mạn tính... Khi để xảy ra biến chứng thì chi phí điều trị tăng gấp 2-4 lần.
Theo bác sĩ Ngọc, thách thức hiện nay là tính tuân thủ điều trị của người bệnh chưa cao. Với các bác sĩ dù đã có hướng dẫn chẩn đoán điều trị song chưa kê đơn tối ưu cho người bệnh, đúng thuốc, đúng liều hướng dẫn... Điều trị bệnh là vấn đề phức tạp, cần cá thể hóa dựa trên từng yếu tố nguy cơ, bệnh mạn tính kèm theo... từ đó lập kế hoạch điều trị cụ thể theo từng bệnh nhân.
Để phát hiện sớm bệnh và nhằm tăng cường áp dụng đúng theo các hướng dẫn chuyên môn, Bộ Y tế phát triển ứng dụng kỹ thuật số đơn giản trên điện thoại di động. Ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường được xây dựng dựa trên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã được Bộ Y tế phê duyệt. Kết quả không chỉ đưa ra các chỉ dẫn về chẩn đoán khách quan mà còn đề xuất các lựa chọn điều trị để bác sĩ quyết định lựa chọn. Ứng dụng này để các thầy thuốc sử dụng miễn phí, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn tốt hơn cho y bác sĩ, nhất là ở tuyến cơ sở. Với chỉ số đường huyết là 8,6mmol/L, ứng dụng cho ra kết quả bệnh đái tháo đường.
Ứng dụng này cũng sẽ nhắc bác sĩ và bệnh nhân một số biện pháp điều trị bệnh. Ví dụ với chỉ số đường huyết là 8,6 mmol/L thì phần mềm phiên giải ra kết quả là bệnh đái tháo đường, kèm thêm khuyến cáo nên nhịn ăn ít nhất tám giờ, bắt đầu thay đổi lối sống và cần điều trị... Ngoài ra, phần mềm có thể giúp cảnh báo nếu sử dụng loại thuốc này có thể gặp tác dụng phụ gì...
Để ngăn chặn đẩy lùi bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, mỗi người dân cần duy trì lối sống lành mạnh, phát hiện sớm bệnh, tuân thủ điều trị nhằm hạn chế bệnh tiến triển nặng.
Nguyễn Bách
Theo petrotimes
Hy hữu: Bệnh nhân bị ăn mòn cánh mũi vì mắc vi khuẩn whitmore Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân này, các bác sĩ phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu chậm trễ, người bệnh sẽ nguy hiểm tính mạng. Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên Trung tâm tiếp nhận một một bệnh nhân nữ mắc bệnh whitmore khá hy...