Phản ứng của cơ thể khi bạn dùng loại mật ong đắt nhất thế giới mỗi ngày
Sau khi dùng mật ong Manuka hằng ngày suốt 3 tháng, nhà báo người Mỹ có hệ miễn dịch tốt, không mắc cúm dù những người xung quanh bị virus tấn công.
Laura Lane là một nhà báo sống ở Mỹ, đồng tác giả của hai cuốn sách. Cô có hơn 10 năm viết về nhiều chủ đề trong đó có sức khỏe, dinh dưỡng. Các bài viết của cô gần gũi với độc giả do cô luôn chia sẻ thẳng thắn về trải nghiệm sức khỏe của chính mình.
Dưới đây là ý kiến của Laura Lane sau một thời gian sử dụng mật ong Manuka có giá thành đắt nhất thế giới trên The Healthy:
Tôi thường xuyên đến 5 trong số 10 địa điểm mà bạn có nhiều khả năng bị cúm nhất: Phòng tập yoga, phương tiện giao thông công cộng, trường học của con tôi, nhà hàng và máy bay.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có 3-5 triệu ca cúm với 290.000 đến 650.000 ca tử vong liên quan bệnh đường hô hấp mỗi năm. Tôi muốn làm mọi thứ có thể để tránh cúm. Tôi đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm, tiêm phòng cúm vào mùa thu vừa qua và thường xuyên rửa tay.
Mật ong Manuka được ưa chuộng dù có mức giá cao, trung bình 80 USD/kg, thậm chí có sản phẩm lên tới hàng nghìn USD một kg. Ảnh minh họa: Segaeg
Để tăng cường hệ miễn dịch từ bên trong, tôi quyết định áp dụng một thử nghiệm mới. Thay vì đợi đến khi mắc bệnh mới chuyển sang các phương thuốc như mật ong, trà, gừng, kẽm, tôi chủ động phòng ngừa trong năm nay. Bắt đầu từ đầu tháng 11, tôi uống một muỗng mật ong Manuka mỗi ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng Whitney English giải thích: “Mật ong từ lâu đã được sử dụng trong y học cho nhiều mục đích, bao gồm điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và truyền nhiễm. Những năm gần đây, nghiên cứu cho thấy khả năng kháng khuẩn của mật ong có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Mật ong cũng giảm các triệu chứng ho hữu hiệu”.
Kết quả của việc uống mật ong Manuka mỗi ngày thật tuyệt vời. Ngay cả khi những người xung quanh bị ốm, cho đến nay tôi vẫn chỉ bị sổ mũi vài lần và không mắc bệnh nặng. Hệ miễn dịch của tôi chưa bao giờ mạnh mẽ đến thế.
Công bằng mà nói, tôi sẽ không bao giờ biết có phải mật ong Manuka là nhân tố chính giúp hệ miễn dịch của tôi mạnh mẽ tới vậy. Tôi thiền để kiểm soát căng thẳng và cố gắng ngủ nhiều nhất có thể. Tôi cũng dùng gừng hằng ngày. Đó là các phương pháp tôi tin rằng đã góp phần tăng cường sức mạnh miễn dịch của tôi trong năm nay. Trong những mùa đông trước, virus từng hạ gục tôi.
Nhưng tôi có thể yên tâm cho rằng việc uống mật ong lành mạnh mỗi ngày chắc chắn không gây hại gì.
Tác giả Laura Lane. Ảnh: Medium
Tác dụng của mật ong Manuka
Video đang HOT
Mật ong Manuka được coi là loại mật ong siêu năng lượng thu hoạch từ ong lấy phấn hoa trà Manuka chỉ nở trong thời gian ngắn ở New Zealand và Australia. Các nhà khoa học phát hiện mật ong Manuka có đặc tính chống vi khuẩn và chữa lành vết thương cao hơn các loại khác.
Từ những năm 1300, người dân bản địa ở New Zealand đã sử dụng mật ong Manuka để điều trị viêm nướu, cải thiện tiêu hóa, làm dịu chứng trào ngược axit, chữa lành vết bỏng, mụn trứng cá và ngăn ngừa bệnh tật.
Sau khi thử dùng mặt nạ làm từ mật ong Manuka để chăm sóc làn da khô vào mùa đông, lần này tôi quan tâm đến đặc tính tăng cường miễn dịch. Tạp chí Leukocyte Biology cho hay “một thành phần của mật ong Manuka kích thích các tế bào miễn dịch”.
Hiệp hội Mật ong Nhân tố Manuka Độc đáo ở New Zealand đánh giá chất lượng mật ong Manuka dựa trên bốn yếu tố:
- Hiệu lực: được đo bằng lượng methoglyoxal, chất mang lại đặc tính kháng khuẩn
- Xác thực: được biểu thị bằng lượng leptosperin, chất chỉ có trong mật hoa Manuka
- Độ tươi: được đo bằng hydroxymethylfurfural, đảm bảo mật ong Manuka không để quá lâu và không quá nóng
- Độ tinh khiết được chứng nhận bằng truy xuất nguồn gốc từ các nhà sản xuất và cung cấp.
Ai không nên dùng mật ong Manuka
Là người viết cuốn sách Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn thực vật, chuyên gia English khuyến cáo mật ong Manuka không dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cô giải thích: “Bất kỳ loại mật ong nào cũng không an toàn cho trẻ dưới một tuổi do có khả năng tồn tại các bào tử vi khuẩn có thể gây bệnh nghiêm trọng”.
Vị chuyên gia bổ sung: “Những người mắc bệnh tiểu đường nên biết rằng mật ong có chỉ số đường huyết tương tự như đường ăn. Mặc dù có những lợi ích tiềm năng đối với các tình trạng sức khỏe cụ thể nhưng bất kỳ loại mật ong nào cũng vẫn là một loại đường đơn giản”. Bởi vậy, mọi người nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Bạn cũng cần lưu ý rằng một số loại thuốc chứa mật ong có thể gây ra rủi ro an toàn thực phẩm. Vào tháng 1, ba sản phẩm siro dạng lỏng có thành phần là mật ong bị thu hồi do khả năng nhiễm vi khuẩn.
của cơ thể khi bạn dùng loại mật ong đắt nhất thế giới mỗi ngày
Lượng rượu uống mỗi tuần an toàn với sức khỏe
Mỗi tuần bạn chỉ nên uống 1-2 cốc bia hoặc 1-2 ly rượu vang sẽ không có tác động xấu rõ ràng lên cơ thể.
Thỉnh thoảng uống một ly rượu vang hoặc một cốc bia sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Khi uống quá nhiều, bạn sẽ phải đối mắt với không ít vấn đề. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên toàn cầu có 3,3 triệu ca tử vong mỗi năm do sử dụng rượu. Loại đồ uống chứa cồn này là nguyên nhân gây ra hơn 200 bệnh tật, chấn thương.
Hầu hết các tổ chức y tế đều khuyên bạn nên uống ít rượu bia nhất có thể. Ảnh minh họa: AIB
Theo The Healthy, đề xuất về ngưỡng rượu bia nên uống mỗi ngày tùy thuộc vào từng quốc gia. Hướng dẫn Chế độ ăn uống dành cho người Mỹ khuyến nghị phụ nữ uống không quá một cốc bia 350ml (5%) hoặc 1 ly rượu vang 150ml (12%) hoặc 45ml rượu mạnh (40%). Nam giới có ngưỡng cao gấp đôi.
Uống bao nhiêu rượu có hại cho bạn?
Bảng thông tin dưới đây cho thấy lượng rượu bạn uống tăng lên sẽ gây rủi ro như thế nào (Hướng dẫn của Bộ Y tế Canada năm 2023):
Bất chấp các nghiên cứu khẳng định một ly rượu vang có thể tốt cho bạn, nhiều chuyên gia đồng ý rằng an toàn nhất là không uống chút rượu nào. Tiến sĩ người Mỹ Harold Urschel giải thích: "Về mặt khoa học, cồn trong rượu là một chất độc với thần kinh và tim mạch. Cồn hủy hoại hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc ung thư cũng như làm tổn thương tuyến tụy của bạn".
Ngoài ra, nếu uống rượu hằng ngày, bạn sẽ phát triển khả năng thích nghi và dẫn tới uống nhiều hơn để đạt cảm giác như trước.
Tiến sĩ Urschel tán thành khuyến nghị không nên uống rượu nhưng nhận ra điều đó "không thực tế". Nhiều yếu tố khác nhau - văn hóa, công việc, sở thích - sẽ khiến mọi người vẫn dùng đồ uống có cồn. Ở nhiều nước, rượu là một phần của nghi lễ xã hội và bữa ăn. Vị tiến sĩ khuyên, nếu bạn định uống "chất độc thần kinh", hãy uống càng ít càng tốt, "một đến hai lần một tuần và một đến hai ly mỗi lần, tốt nhất là một ly".
Ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Bạn càng uống nhiều thì nguy cơ càng lớn.
Ý kiến của các chuyên gia về những rủi ro của việc uống rượu:
WHO: "Không quan trọng bạn uống bao nhiêu - nguy cơ đối với sức khỏe của người uống bắt đầu từ giọt đầu tiên của bất kỳ loại đồ uống có cồn nào".
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ: "Ngay cả việc uống rượu trong giới hạn được khuyến nghị cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong chung do nhiều nguyên nhân khác nhau".
Hiệp hội Tim mạch Mỹ: "Nếu bạn chưa uống thì đừng bắt đầu".
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới: "Ngay cả một lượng nhỏ đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư".
Rượu có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, bệnh gan, rối loạn tuyến tụy, ung thư, vấn đề về hệ thống miễn dịch, mất trí nhớ, đường huyết cao.
Những người không nên uống rượu
Theo Viện Y tế Quốc gia Canada, có một số người không được uống rượu:
- Đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai
- Dưới 21 tuổi
- Có vấn đề bất ổn sức khỏe
- Đang dùng một số loại thuốc
- Có kế hoạch lái xe, vận hành máy móc hoặc tham gia vào hoạt động kỹ năng cao khác
- Đang hồi phục sau chứng rối loạn sử dụng rượu
- Không thể kiểm soát lượng uống.
Khuyến cáo đề phòng bệnh đường hô hấp gia tăng dịp cuối năm Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), cuối năm là dịp mua bán gia cầm gia tăng, giao thương nhiều và do yếu tố thời tiết... nên dễ làm lây lan bệnh hô hấp. Thời tiết cuối năm chuyển biến, cộng với giao thương đi lại nhiều hơn, sẽ khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng

Người có bệnh nền mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Zona gây ra những biến chứng, hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng với người mắc bệnh nền

Một phụ nữ ở Lai Châu tử vong nghi ngộ độc do ăn nấm dại

Những lợi ích sức khỏe sau một giờ đi bộ mỗi ngày

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì

Một người tử vong do ăn nấm lạ
Có thể bạn quan tâm

Con gái 12 tuổi của Lý Hải gây sốt: Nhan sắc xinh đẹp, diễn hay nhảy giỏi
Sao việt
12:44:31 18/04/2025
Thân phận thật sự của chồng Hyomin (T-ara) gây sốc toàn cõi mạng
Sao châu á
12:37:19 18/04/2025
2 món ăn giúp đổi vị cho gia đình: Chỉ khoảng 15 phút nấu mà hương vị đậm đà, nước dùng ngọt ngon vô cùng
Ẩm thực
12:16:55 18/04/2025
Xe Subaru được trang bị túi khí nhằm bảo vệ an toàn cho cả người đi xe đạp
Ôtô
12:13:43 18/04/2025
Đừng ngại 'khơi gợi' nét riêng với những chiếc áo cổ yếm
Thời trang
12:04:35 18/04/2025
Nữ giáo viên 35 tuổi bỏ việc vì "muốn xem thử thế giới rộng lớn", 10 năm sau có hối hận không?
Netizen
11:39:14 18/04/2025
Ngôi mộ 28.000 năm hé lộ bí ẩn về đứa trẻ lai giữa hai loài người
Lạ vui
11:34:57 18/04/2025
Ở tuổi 39, sau 6 năm học cách tiết kiệm tối giản, tôi cảm thấy thư giãn và hạnh phúc!
Sáng tạo
11:32:21 18/04/2025
4 nàng WAG "đổi đời" sau khi trói chắt được trái tim cầu thủ nổi tiếng: Một mỹ nhân có 65 triệu lượt theo dõi
Sao thể thao
11:30:49 18/04/2025
Nối tiếp Jennie, Lisa gây tranh cãi khi diện đồ hở bạo và có phần phản cảm
Phong cách sao
11:27:57 18/04/2025