Phan Quốc Việt nhiều lần đổi lời khai, đâu mới là con số chính xác cựu Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã nhận?
Luật sư cho rằng lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt phù hợp với lời khai của cựu thứ trưởng Phạm Công Tạc và khẳng định thân chủ chỉ nhận 100 triệu đồng của Việt Á, nhưng VKS cho rằng có đủ căn cứ chứng minh ông Tạc nhận 50.000 USD.
Trong vụ Việt Á, cựu thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc bị truy tố xét xử về tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, với cáo buộc đã nhận lợi ích 50.000 USD từ Phan Quốc Việt, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty VIệt Á.
Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra và đến phiên tòa, ông Tạc đều phủ nhận số tiền 50.000 USD và khẳng định chỉ nhận 100 triệu đồng.
Cựu thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc được dẫn giải tới tòa. Ảnh: Phi Hùng
Khi luận tội, đại diện VKS cho rằng mặc dù chỉ thừa nhận 100 triệu đồng nhưng căn cứ vào lời khai của các bị cáo khác, dữ liệu điện tử, sao kê tài khoản ngân hàng của Việt, kết quả thực nghiệm điều tra và các tài liệu chứng cứ khác, đủ cơ sở xác định bị cáo Phạm Công Tạc đã nhận 50.000 USD.
Xét tính chất mức độ hành vi, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, đại diện VKS đề nghị mức án từ 3-4 năm đối với ông Tạc.
Bào chữa về nội dung này, luật sư Huỳnh Phương Nam cho rằng lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt về việc đưa cho ông Tạc 100 triệu đồng là có căn cứ.
Các căn cứ VKS nêu như lời khai bị cáo khác, dữ liệu điện tử, sao kê tài khoản… chưa đủ cơ sở để xác định ông Tạc đã nhận 50.000 USD.
Cụ thể, ban đầu, ông Việt khai rằng tháng 8-2020 có nhắn tin cho ông Tạc xin đến thăm và đưa túi quà trong đó có 100 triệu đồng. Trước khi đi, Phan Quốc Việt còn nhắn tin cho bị cáo Trịnh Thanh Hùng, vụ phó Bộ KH&CN hỏi chuẩn bị bao nhiêu là hợp lý. Ông Hùng trả lời 50 (triệu đồng-PV) là được rồi…
Video đang HOT
“Lời khai ban đầu của ông Việt phù hợp với lời khai của ông Tạc”- luật sư nhấn mạnh.
Nhưng hai tháng sau, ông Việt thay đổi lời khai nói rằng đã đưa cho ông Tạc 50.000 USD, lấy từ nguồn tiền Công ty Việt Á bán test xét nghiệm. Việt yêu cầu nhân viên Công ty Việt Á chuẩn bị tiền và cấp dưới đã rút tiền, đổi sang USD đưa cho ông Việt.
Tiếp đó, ông Việt lại thay đổi, khai rằng khi ở Đà Nẵng đã rút 5 tỉ đồng từ ngân hàng, đổi sang USD, cho vào vali, đi máy bay ra Hà Nội. Tiếp đó, ông Việt giao số tiền USD đó cho bị cáo Vũ Đình Hiệp, Phó TGĐ Công ty Việt Á giữ, khi nào ông Việt cần thì Hiệp sẽ đưa.
Tại tòa, ông Việt vẫn khẳng định đưa 50.000 USD nhưng cũng khai giai đoạn đó, đưa tiền cho nhiều cá nhân nên không nhớ con số chính xác, chỉ căn cứ vào các bảng kê mà CQĐT cung cấp để nhớ lại và khai báo.
Về dữ liệu điện tử, luật sư Nam cho rằng các cuộc gọi và tin nhắn chỉ thể hiện nội dung là bị cáo Việt có đến phòng làm việc của ông Tạc ở Bộ KH&CN vào thời điểm đó, không chứng minh được đưa bao nhiêu tiền.
Sao kê ngân hàng chỉ thể hiện ông Việt rút 5 tỉ đồng, không thể hiện việc đổi USD.
Luật sư cho biết lời khai của Vũ Đình Hiệp, người chuẩn bị tiền cho ông Việt đi cảm ơn, có nhiều nội dung mâu thuẫn, không thống nhất.
Có lời khai thể hiện tiền mang đi cám ơn chỉ sử dụng USD, không sử dụng tiền VND. Nhưng có lời khai thể hiện ông Hiệp rút tiền mặt cho ông Việt, từ 2-5 tỉ đồng, thời gian dài, nhiều giao dịch nên không nhớ hết. Có một số lần sử dụng USD, chủ yếu cám ơn các cá nhân, cụ thể là ai thì ông Hiệp không biết.
Những lời khai của ông Hiệp không thống nhất, số tiền khác nhau, tổng số tiền cũng thay đổi. Do đó, luật sư cho rằng lời khai của ông Hiệp không đáng tin cậy.
Luật sư cũng dẫn bút lục về lời khai của bị cáo Trịnh Thanh Hùng: Phan Quốc Việt nhắn tin hỏi tôi đi cảm ơn ông Tạc 50 triệu được không thì tôi trả lời dăm ba chục triệu là được.
Từ đó, luật sư khẳng định ông Tạc chỉ nhận 100 triệu đồng từ Phan Quốc Việt và đề nghị HĐXX xem xét toàn diện chứng cứ, lời khai, tài liệu có trong hồ sơ vụ án để đánh giá đúng vai trò, tính chất, mức độ hành vi của thân chủ mình.
Luật sư cũng nhấn mạnh vai trò của ông Tạc là thấp nhất, mờ nhạt.
Cựu giám đốc CDC Bình Dương khai chuyện từ chối tiền của Việt Á
Nhân viên Công ty Việt Á đưa tiền cảm ơn việc đã mua kit test nhưng cựu Giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh không nhận vì sắp về hưu, không muốn liên quan đến tiền bạc, hoa hồng.
Liên quan đến vụ Việt Á, cơ quan điều tra (CQĐT) đề nghị truy tố các cựu cán bộ Sở Y tế và CDC Bình Dương về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Những người này gồm: Tiêu Quốc Cường (cựu Kế toán trưởng, Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế toán Sở Y tế Bình Dương), Nguyễn Thành Danh (cựu Giám đốc CDC Bình Dương), Trần Thanh Phong (cựu Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế toán CDC Bình Dương), Lê Thị Hồng Xuyên (cựu nhân viên CDC Bình Dương).
Theo kết luận điều tra, thời điểm cuối tháng 4 - 6/2021, sau khi dự các cuộc họp bàn về việc xét nghiệm Covid- 19 tại tỉnh Bình Dương, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt chỉ đạo bị can Lê Trung Nguyên (nhân viên Công ty Việt Á) thông báo cho bà Phan Tôn Noel Thảo (Kế toán trưởng Công ty Việt Á) tính toán chi tiền % ngoài hợp đồng (đối với các hợp đồng giữa Công ty Việt Á và CDC Bình Dương đã hoàn thành thanh toán) để bồi dưỡng cho các cá nhân ở CDC và Sở Y tế Bình Dương.
Bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Học viện Quân y nghiên cứu phát triển và Công ty Việt Á sản xuất.
Sau đó, bà Thảo tính tỷ lệ chi, đưa lên nhóm "duyet cho VA" và được ông Việt duyệt chi.
Cụ thể, tỷ lệ tổng mức 20%, trong đó ông Nguyễn Hồng Chương (Giám đốc Sở Y tế Bình Dương) 7%; ông Nguyễn Thành Danh (Giám đốc CDC Bình Dương) 5%; bà Lê Thị Hồng Xuyên (nhân viên phòng xét nghiệm CDC Bình Dương) 5% và dự chi cho ông Tiêu Quốc Cường (Kế toán CDC Bình Dương) 3%.
Sau đợt tính lần thứ hai, ông Phan Quốc Việt bàn bạc với bà Thảo, chốt việc chi 3% cho ông Cường và chi thêm cho bị can này tỉ lệ cắt từ ông Chương, sau khi bị can Cường nói chuyện với ông Việt về việc ông Chương không giúp gì cho Công ty Việt Á.
Tiếp đó, ông Phan Quốc Việt chỉ đạo ông Nguyên cầm tiền đi chi cho ông Chương 60 triệu đồng bằng tiền mặt tại quán cà phê ( ông Chương không thừa nhận việc nhận tiền từ Nguyên).
Lần hai vào khoảng giữa tháng 11/2021, ông Nguyên gặp ông Chương đưa tiền nhưng Giám đốc Sở Y tế Bình Dương không nhận.
Tại các quán cà phê, ông Nguyên còn 3 lần chi cho ông Tiêu Quốc Cường tổng cộng hơn 1,2 tỷ đồng.
CQĐT xác định, ông Nguyên 2 lần chi cho bà Lê Thị Hồng Xuyên tổng cộng hơn 1 tỷ đồng và gặp trực tiếp ông Nguyễn Thành Danh để đưa tiền nhưng ông này không nhận.
Theo lời khai của ông Danh tại CQĐT, do tình hình dịch bệnh, để phục vụ kịp thời công tác xét nghiệm, khi chưa thực hiện các thủ tục đấu thầu mua sắm, ông Danh đã chỉ đạo cán bộ CDC Bình Dương liên hệ với phía Công ty Việt Á và Công ty VNDAT để tạm ứng test Covid và test tách chiết để sử dụng trước, cam kết thanh toán sau.
Sau đó, ông Danh chỉ đạo cấp dưới hợp thức thủ tục hồ sơ 5 gói thầu và ký 7 hợp đồng để Công ty Việt Á trúng thầu theo giá mà phía Việt Á đưa ra.
Ông Danh thừa nhận, quá trình thực hiện hợp thức hồ sơ thầu đã có sai phạm về trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu...
Vẫn theo lời khai của ông Danh, ông không nhận bất cứ lợi ích vật chất gì từ Công ty Việt Á. Thậm chí có lần bị can Nguyên đưa tiền cảm ơn việc CDC Bình Dương đã mua kit test của Việt Á, nhưng ông Danh không nhận vì sắp về hưu, không muốn liên quan đến tiền bạc, hoa hồng.
CQĐT cho rằng, lời khai của ông Danh phù hợp với lời khai của ông Nguyên và các tài liệu, chứng cứ khác trong vụ án.
Về số tiền mà ông Danh và ông Chương không nhận, bị can Nguyên báo cáo với ông Phan Quốc Việt và được chỉ đạo liên hệ với bà Thảo nộp vào tài khoản ngân hàng của một cá nhân, tổng số tiền 4,2 tỷ đồng.
Vụ Việt Á là điển hình thông đồng, câu kết tham nhũng có hệ thống Đại diện VKS đánh giá vụ Việt Á là điển hình cho 'lợi ích nhóm', 'nhóm lợi ích' và 'thông đồng, câu kết tham nhũng có hệ thống'. Ngày 8-1, phát biểu quan điểm luận tội tại phiên tòa xét xử vụ án Việt Á, đại diện VKS nhận xét thời gian qua, việc phát hiện, xử lý các vụ án về tham...