Phần lớn giáo viên Mỹ kiệt sức trước thềm năm học mới
Trong khi phụ huynh và học sinh cảm thấy tự tin, sẵn sàng bước vào năm học mới, 65% giáo viên Mỹ cho biết họ cảm thấy bị kiệt sức.
Theo New York Post, nghiên cứu của OnePoll cho thấy phụ huynh cảm thấy tự tin hơn giáo viên khi đứng trước năm học mới. Cụ thể, 55% phụ huynh và 44% giáo viên chia sẻ họ đỡ lo lắng về năm học sắp tới so với năm ngoái.
Khảo sát (thực hiện dưới danh nghĩa công ty bán lẻ Office Depot) có 2.000 người tham gia. Trong đó, 1.000 người là giáo viên từ bậc mầm non cho đến lớp 12 và 1.000 người có con đang ở độ tuổi đi học. Trong khi phụ huynh ít lo lắng về năm học tới, giáo viên lại ngược lại. Họ cho biết mức độ lo lắng vẫn giống năm ngoái.
Trong một cuộc khảo sát tương tự năm 2021, 54% người cho biết họ cảm thấy lo lắng hơn cho mùa tựu trường năm 2021 hơn so với năm 2020.
2/3 giáo viên Mỹ tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy bị kiệt sức, mệt mỏi. Ảnh: Getty Images.
“Mùa tựu trường năm ngoái, học sinh, phụ huynh, giáo viên đều đối mặt với tương lai không chắc chắn khi phải thích nghi với môi trường học tập mới”, ông Kevin Moffit, Phó chủ tịch và Giám đốc bán lẻ của Office Depot, nói.
Cuộc khảo sát này cho thấy mối bận tâm của các phụ huynh về Covid-19 đã giảm một nửa. Hơn 50% người trả lời đại dịch là mối quan tâm hàng đầu vào năm ngoái nhưng năm 2022, chỉ 26% người lo lắng về đại dịch.
Covid-19 giúp nhiều người nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ trong lớp học. 44% phụ huynh nói rằng công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với thành công của học sinh. 1/3 phụ huynh quan tâm đến số lượng nhân viên có trình độ ở học khu.
Video đang HOT
Trong khi đó, mối lo ngại lớn nhất của gần 1/4 giáo viên tham gia khảo sát là tiến độ học tập của học sinh bị chậm trễ. Lý do này đứng thứ nhất trong mối bận tâm của giáo viên 2 năm liên tiếp.
68% phụ huynh nghĩ rằng học khu có nguồn tài nguyên thích hợp, trong khi chỉ 54% giáo viên suy nghĩ tương tự. Ngoài ra, tỷ lệ phụ huynh trường công (74%) lo lắng về chi phí mua đồ dùng học tập cho con cao hơn những người cho con học trường tư (68%).
Bên cạnh đó, 68% phụ huynh, 59% giáo viên tham gia khảo sát đánh giá họ sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho năm học tới.
Nhìn chung, 38% phụ huynh giáo viên sẵn lòng vì học sinh là một trong những yếu tố giúp trẻ thành công. Tuy nhiên, chỉ 27% giáo viên đồng ý với ý kiến này, vì 65% giáo viên cho hay họ đang kiệt sức, mệt mỏi.
“Hơn bao giờ hết, chúng ta cần hỗ trợ giáo viên nhiều nhất có thể, cả về mặt tài chính, tinh thần và cả thể chất. Một giáo viên tuyệt vời sẽ ảnh hưởng lớn đến thế giới nhiều hơn hầu hết yếu tố khác”, ông Moffit nói.
Giáo viên Trung Quốc phải làm việc quá sức
Một cuộc khảo sát gần đây ở Trung Quốc cho thấy, kỳ vọng của phụ huynh với quá trình học tập của con cái vẫn ở mức cao, bất chấp lệnh cấm gia sư vì lợi nhuận.
Trong khi đó, giáo viên phải làm việc nhiều hơn nhưng không phải ai cũng nhận được thù lao tương xứng.
Trung Quốc tuyên bố mong muốn giảm bớt áp lực cho học sinh và phụ huynh. Ảnh: Supchina
Ảnh hưởng bởi cải cách giáo dục
Các cơ quan quản lý giáo dục của Trung Quốc đã công khai tuyên bố mong muốn giảm bớt áp lực cho học sinh và phụ huynh, mà họ gọi là "chính sách giảm hai lần". Quốc gia này đã cấm dạy thêm vì lợi nhuận trong các môn học của trường vào mùa hè năm ngoái, và không lâu sau đó bắt đầu triển khai chương trình giáo dục bổ sung do chính phủ tài trợ. Nhưng những thay đổi chính sách sâu rộng này đã dẫn đến việc giáo viên phải làm việc nhiều hơn và không thực sự làm giảm kỳ vọng mà phụ huynh dành cho con cái của họ.
Một cuộc khảo sát trên toàn quốc, do Viện Giáo dục và Phát triển Xã hội Trung Quốc mới công bố, đã nắm bắt được tâm tư, tình cảm của công chúng đối với sáng kiến này và tác động của nó đối với giáo dục Trung Quốc.
Sau khi thăm dò ý kiến của 230 nghìn giáo viên và hơn 1 triệu phụ huynh trên 31 tỉnh, kết quả là mặc dù 90% người được hỏi ủng hộ các thay đổi chính sách, nhưng vẫn còn một bộ phận cho rằng vẫn "khó khăn và thách thức".
Tuy nhiên, vẫn có những thông tin tốt lành cho học sinh ở Trung Quốc khi gần 70% phụ huynh tham gia cuộc khảo sát cho biết, chất lượng giấc ngủ của các con ở độ tuổi đi học đã được cải thiện. Cuộc khảo sát cho thấy học sinh tiểu học ngủ trung bình 9,3 giờ/ngày, nhiều hơn học sinh trung học gần một giờ. Khoảng 83% học sinh được khảo sát cho biết họ đã không tham gia bất kỳ lớp ngoại khóa nào ngoài khuôn viên trường kể từ khi có chính sách quản lý chặt các cơ sở giáo dục bồi dưỡng kiến thức tư nhân.
Cuộc đại tu giáo dục của Trung Quốc đạt được một phần mục tiêu là khiến học sinh làm việc, học tập ít hơn và ngủ nhiều hơn. Ảnh: Englishfirst
"Giảm hai lần" đối với giáo viên
Vì các trường học được yêu cầu giảm bớt bài tập về nhà, khoảng 82% học sinh cho biết họ có thể hoàn thành phần lớn bài tập ở trường. Nhưng điều đó không có nghĩa là giáo viên đang dạy học ít hơn. Trên thực tế, nó hoàn toàn ngược lại.
Theo khảo sát, 74% giáo viên cho biết họ phải dành nhiều thời gian để thiết kế giáo án "chất lượng cao" hấp dẫn và hiệu quả cho học sinh hơn trước. 47% đã phải dạy ở trong lớp học hơn 40 giờ một tuần, chưa kể thời gian soạn giáo án. Trong khi, 60% giáo viên phàn nàn khi có thêm quá nhiều công việc ngoài giờ học bình thường. Hơn 70% giáo viên phải thực hiện "nhiệm vụ không liên quan đến giảng dạy". Điều này đã chiếm quá nhiều năng lượng, nhưng họ không nói rõ muốn được cải thiện vấn đề này như thế nào.
Khi nói đến tác động của chính sách "giảm hai lần" đối với giáo viên Trung Quốc, kết quả của cuộc khảo sát không nằm ngoài dự đoán. Sau khi loại bỏ các công ty dạy thêm tư nhân, gánh nặng chăm sóc trẻ sau giờ học và học ngoại khóa đương nhiên đổ lên vai phụ huynh và nhà trường.
74% giáo viên cho biết họ phải dành nhiều thời gian hơn để thiết kế bài giảng "chất lượng cao" hấp dẫn và hiệu quả cho học sinh. Ảnh: Igniterecruitmentcn
Tại các thành phố như Thượng Hải và Bắc Kinh, các chương trình do chính phủ tài trợ đã được thành lập để lấp đầy khoảng trống trong thời gian học sinh ở trường. Trên các nền tảng dạy kèm trực tuyến do các cơ quan giáo dục địa phương xây dựng, học sinh được giáo viên tại trường cấp quyền truy cập vào dịch vụ dạy kèm miễn phí và các video quay trước của các lớp học.
Mặc dù sự tham gia không phải là bắt buộc đối với giáo viên, nhưng những người tham gia nền tảng được hứa hẹn sẽ có lợi ích tài chính và triển vọng thăng tiến tốt hơn dựa trên kết quả hoạt động của họ. Ví dụ, ở Bắc Kinh, giáo viên được thông báo, họ có thể kiếm được khoản thù lao lên tới 50 nghìn tệ (khoảng 173 triệu đồng) mỗi học kỳ cho việc dạy kèm trên các nền tảng đó.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát đã phát hiện ra, phần thưởng tài chính không thành hiện thực đối với tất cả giáo viên. Khoảng 12,7% trường học cho biết, họ không nhận được tài trợ để chi trả hợp lý cho công việc của giáo viên trong các chương trình sau giờ học chính khóa. Gần 20% giáo viên cho biết, họ chưa nhận được tiền bồi dưỡng cho việc giảng dạy trên các nền tảng do ngành giáo dục phát động.
Cuối cùng, nhiều phụ huynh cho rằng, cuộc cải cách của ngành giáo dục mới đạt được mục tiêu một phần, đó là khiến học sinh ít phải học, làm việc hơn và ngủ nhiều hơn. Nó dường như đã không thay đổi cơ bản bản chất cạnh tranh của hệ thống giáo dục Trung Quốc và loại bỏ sự lo lắng của phụ huynh về cường độ học tập của con cái họ. Hơn một nửa số học sinh cho rằng, "kỳ vọng của gia đình" là nguyên nhân chính khiến các em căng thẳng. Thực tế là, hơn 90% phụ huynh cho biết, họ muốn con mình được vào học đại học. Khoảng 30% phụ huynh phản đối mạnh mẽ các chương trình đào tạo nghề nghiệp, mặc dù Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện hệ thống trường này để thu hút người học.
Thầy giáo dạy Vật lý bằng thơ Thầy Trần Minh Tú, Trường THCS Trương Hán Siêu (TP Ninh Bình, Ninh Bình) là giáo viên tâm huyết, đóng góp nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý. Thầy Trần Minh Tú bên học trò. Ảnh: NVCC Đặc biệt, với phương pháp tích hợp kiến thức Vật lý vào thơ giúp tiết học thêm hấp dẫn,...