Phân biệt nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt
Nhìn mờ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ, đặc biệt khi đi kèm các triệu chứng khác.
Hiện tượng này có thể xảy ra đột ngột hoặc thoáng qua, đôi khi khiến người bệnh không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Ảnh minh họa.
Dưới đây là những chia sẻ của ThS.BS Phạm Thị Thúy – Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ về vấn đề này.
_ Nguyên nhân gây nhìn mờ liên quan đến đột quỵ
Theo BS Phạm Thị Thúy, nhìn mờ có thể xuất hiện khi các mạch má.u não bị tắc nghẽn (đột quỵ thiếu má.u cục bộ) khiến não thiếu oxy và dưỡng chất, nhất là khi vùng bị ảnh hưởng liên quan đến chức năng thị giác. Trong trường hợp đột quỵ xuất huyết, má.u chả.y vào các khu vực xung quanh có thể gây áp lực lên mô não, làm ảnh hưởng đến thị giác. Ngoài ra, tổn thương tại các vùng điều khiển thị giác, như vỏ não thị giác, cũng có thể gây mờ mắt ở một hoặc cả hai bên.
_ Yếu tố nguy cơ tăng khả năng đột quỵ dẫn đến nhìn mờ
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu, khi huyết áp cao có thể gây vỡ mạch má.u hoặc hình thành cục má.u đông.
Video đang HOT
Bệnh tim mạch, như loạn nhịp tim, cũng làm tăng nguy cơ cục má.u đông di chuyển lên não. Bệnh tiểu đường, hút thuố.c l.á và uống rượu là những yếu tố khác có thể gây tổn thương mạch má.u và góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.
_ Phân biệt nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt
Các bệnh lý về mắt như cận thị, viễn thị, hoặc loạn thị thường gây nhìn mờ nhưng không liên quan đến đột quỵ. Viêm kết mạc, tăng nhãn áp, hoặc đục thủy tinh thể cũng gây triệu chứng tương tự nhưng thường đi kèm các dấu hiệu khác như đỏ mắt hoặc đau nhức. Trái lại, nhìn mờ do đột quỵ thường xảy ra đột ngột, có thể thoáng qua trong vài phút (thường gọi là cơn đột quỵ nhẹ hoặc TIA), người bệnh có thể nghĩ rằng chỉ là một vấn đề về mắt thông thường và bỏ qua.
ThS.BS Phạm Thị Thúy cho rằng, nhiều người chủ quan khi gặp triệu chứng nhìn mờ, dễ nhầm lẫn với các bệnh về mắt mà bỏ qua khả năng liên quan đến đột quỵ.
Thực tế, đột quỵ không chỉ xảy ra ở người lớn tuổ.i hay người có bệnh nền mà còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khiến người bệnh mất cơ hội điều trị kịp thời và để lại di chứng nặng nề.
BS Phạm Thị Thúy khuyến cáo, nếu bạn hoặc người thân xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ đột ngột, đặc biệt kèm theo các triệu chứng như nói khó, yếu liệt, hoặc mất thăng bằng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức để được can thiệp kịp thời. Nhận biết sớm và xử trí đúng cách chính là chìa khóa để giảm thiểu biến chứng của đột quỵ.
Lưu ý khi chạy bộ để tránh đột quỵ
Chạy bộ có lợi cho sức khỏe nhưng không kiểm soát nhịp tim khi chạy rất dễ dẫn đến đau tức ngực, loạn nhịp tim thậm chí đột quỵ.
Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, Thành viên Hội bệnh mạch má.u Việt Nam, khoảng 80% các trường hợp đột quỵ khi chơi thể thao là người bệnh lý tim mạch từ trước. Một số người biết trước bệnh lý tim mạch, nhưng chủ quan nghĩ là nhẹ. Cũng có người có bệnh lý nhưng chưa phát hiện vì không đi khám, hoặc khám nhưng không đúng chuyên khoa, không được phát hiện.
Tình trạng đột quỵ ở vận động viên xảy ra phổ biến nhất trong hoặc sau khi tập luyện, thi đấu ở cường độ cao. Lý do chính gây đột quỵ ở vận động viên là bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, tim bẩm sinh, sử dụng chất kích thích như doping.
Nguyên nhân gây đột quỵ tim do vận động gắng sức có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như người sau 35 tuổ.i có nguy cơ cao hơn, nam giới nguy cơ hơn nữ giới.
Chạy bộ có lợi cho sức khỏe tổng thể. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Mạnh, tập luyện thể dục gắng sức như chạy bộ cường độ cao có thể dẫn tới đột quỵ ở cả người già và người trẻ, nhất là nhóm người mắc bệnh lý nền như cơ tim giãn nở, bệnh mạch vành. Đây là nhóm bệnh lý thường không bộc lộ triệu chứng rõ rệt.
Chỉ khi người bệnh vận động gắng sức, đột ngột mới phát hiện bệnh. Vì vậy, tầm soát sức khỏe là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện các nguy cơ, bệnh tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ tư vấn lựa chọn môn thể dục phù hợp với sức khỏe, tránh rủi ro.
Các biện pháp tầm soát
Khám sức khỏe định kỳ: Vận động viên nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm một lần, bao gồm khám lâm sàng, test gắng sức, điện tim, siêu âm tim.
Sàng lọc tiề.n sử bệnh tật: Bạn cần chia sẻ đầy đủ tiề.n sử bệnh tật bản thân và gia đình cho bác sĩ.
Lưu ý khi chạy bộ để tránh đột quỵ
Để phòng tránh đột quỵ khi chạy bộ, người chạy cần thực hiện tốt các lưu ý dưới đây.
- Bạn cần khởi động đủ và toàn diện tất cả các nhóm cơ, không khởi động quá lâu vì sẽ làm oải cơ, tiêu hao quá nhiều năng lượng, khởi động đúng trình tự, từ các động tác nhẹ, dễ đến các động tác khó để làm nóng cơ dần dần. Khi thời tiết lạnh, bạn phải khởi động thật kỹ, tuân thủ nguyên tắc tăng cường độ và liều lượng các động tác lên từ từ vì rất dễ rách cơ.
- Bạn không nên dùng các loại dầu nóng xoa bóp để làm nóng thay thế khởi động vì biện pháp này chỉ làm nóng ngoài da do hóa chất chứ gân cơ, dây chằng chưa đủ ấm.
- Trước khi tập bất kỳ môn thể thao nào, bạn cần phải kiểm tra thể lực xem có bệnh lý gì tiềm tàng không như bệnh tim, phổi hoặc gia đình có tiề.n sử về tim phổi, huyết áp, cơ xương khớp.
- Trong quá trình chạy, bạn cần điều chỉnh cường độ, không nên bắt đầu chạy quá nhanh hoặc quá mạnh, hãy tăng dần cường độ và khoảng cách khi cơ thể đã sẵn sàng. Bạn cần có kế hoạch tập luyện tăng dần cường độ và quãng đường chạy, ví dụ mỗi tuần chỉ nên tăng 200m quãng đường, không tự ý tăng đột ngột quãng đường chạy.
- Giữ cơ thể mát mẻ, bổ sung nước và điều chỉnh cơ thể tránh sốc nhiệt.
- Trong quá trình chạy bạn hãy lắng nghe cơ thể, khi cảm thấy không thoải mái hoặc quá mệt hãy dừng lại và nghỉ ngơi, nếu cần thiết hãy gọi trợ giúp.
- Khi hoàn thành quá trình chạy, bạn hãy dần dần giảm tốc độ và làm một số động tác co giãn giúp cơ thể phục hồi.
Trên đây là những lưu ý khi chạy bộ để tránh đột quỵ. Để đảm bảo việc chạy bộ đem lại hiệu quả tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe, hoặc tìm đến bác sĩ để được tư vấn, tránh những hệ quả đáng tiếc xảy ra trên đường chạy.
Các loại thuố.c điều trị bệnh võng mạc Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị các bệnh võng mạc tùy thuộc vào tình trạng mỗi bệnh và tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả điều trị cao, tránh biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuố.c. 1. Danh mục thuố.c điều...