PGS.TS Bùi Anh Tuấn: “Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với chuẩn mực quốc tế”
Vừa qua, Phí Lan Anh – sinh viên trường ĐH Ngoại thương đã xuất sắc giành được điểm số cao nhất toàn cầu ở môn Báo cáo Tài chính.
Đây là thành tích đáng tự hào cho thấy giáo dục đại học ở Việt Nam đang có bước tiến mới, theo sát chuẩn mực thế giới.
Nhân sự kiện này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương (FTU) xoay quanh vấn đề quốc tế hóa giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay.
Xin chào thầy! Chúc mừng thầy và nhà trường vì lần đầu tiên Việt Nam có một sinh viên được vinh danh ở vị trí đứng đầu trong kỳ thi của ACCA toàn cầu nói chung và tại môn Báo cáo Tài chính nói riêng. Thầy có thể chia sẻ cảm xúc lúc này được không ạ?
PGS.TS Bùi Anh Tuấn : Báo cáo Tài chính là môn học cung cấp cho học viên kiến thức chuẩn mực về lập báo cáo tài chính quốc tế. Để vượt qua, học viên không chỉ cần nắm rõ lý thuyết mà còn phải áp dụng vào tình huống thực tế. Theo thống kê của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA), tỷ lệ đỗ hàng kỳ của môn học trên toàn cầu chỉ xấp xỉ ở mức 50%.
Vì vậy thành tích của em Phí Lan Anh với điểm số đạt 97/100, xếp vị trí cao nhất thế giới không chỉ là niềm tự hào với cá nhân sinh viên, gia đình, mà còn là hạnh phúc của đội ngũ các thầy cô khoa Kế toán – Kiểm toán và trường ĐH Ngoại thương nói chung. Mới đây, chúng tôi đã kết hợp với ACCA Việt Nam tổ chức một buổi lễ trực tuyến trang trọng để tôn vinh thành tích đáng tự hào của Lan Anh.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn: “Giáo dục đại học Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với chuẩn mực quốc tế”.
Tiên phong đổi mới giáo dục, cách đây 6 năm, trường ĐH Ngoại thương đã bắt đầu đưa các môn của ACCA vào giảng dạy. Xin thầy có thể chia sẻ rõ hơn về định hướng đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp quốc tế hiện đang được triển khai tại nhà trường?
PGS.TS Bùi Anh Tuấn : Để xây dựng một chương trình đào tạo theo sát thực tiễn chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế, cách nhanh nhất chính là tích hợp với các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận rộng rãi trên thế giới. Đầu năm 2015, ngay sau khi nhận trọng trách hiệu trưởng của trường ĐH Ngoại thương, tôi đã có buổi làm việc với ACCA Việt Nam và đến tháng 9/2015, tại Vương Quốc Anh, trường ĐH Ngoại thương cùng ACCA đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác.
Theo đó, FTU là ĐH đầu tiên tại Việt Nam tích hợp toàn bộ 9 môn cấp độ nền tảng của ACCA vào giảng dạy. Qua 6 năm, chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA của trường đã tuyển sinh được gần 500 sinh viên, trong đó gần 250 sinh viên đã trải qua các kỳ thi của ACCA toàn cầu. Từ khi triển khai, số lượng sinh viên trường ĐH Ngoại thương có thành tích điểm thi cao nhất Việt Nam tăng mạnh mẽ, có tới 30 lượt Prize Winner – học viên ACCA có điểm thi cao nhất môn tính theo kỳ thi. Các em không chỉ có thành tích điểm cao nhất Việt Nam mà còn đứng thứ hạng rất cao trên thế giới, trong đó nhiều em thuộc Top10 thế giới.
Đặc biệt, rất nhiều sinh viên sau tốt nghiệp đã được tuyển vào các doanh nghiệp hàng đầu, trong đó có hơn 60 sinh viên làm việc cho các công ty thuộc nhóm “Big 4″ về lĩnh vực kiểm toán. Từ thành công của chương trình ACCA, chúng tôi đã tự tin nhân rộng mô hình hợp tác, phát triển các chương trình đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp quốc tế đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Video đang HOT
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sâu rộng trên toàn cầu, thầy có thể chia sẻ thêm về những định hướng đào tạo để bồi dưỡng, hình thành một thế hệ sinh viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn “công dân toàn cầu” của tương lai?
PGS.TS Bùi Anh Tuấn : Quốc tế hóa giáo dục được coi là thế mạnh và trọng tâm phát triển tại trường ĐH Ngoại thương. Các chương trình đào tạo mới xây dựng đều có tính quốc tế hóa cao, định hướng nghề nghiệp rõ ràng nhằm giúp sinh viên tiếp cận với tiêu chuẩn của tổ chức nghề nghiệp quốc tế, đặc biệt nhà trường đang tích cực chuẩn bị vận dụng một cách linh hoạt chuyển đổi số trong hoạt động giảng dạy và học tập; tạo môi trường mở cho sinh viên; kích thích khả năng sáng tạo và đổi mới tư duy để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Bên cạnh mô hình giáo dục truyền thống, chúng tôi còn hợp tác với các đối tác nước ngoài xây dựng mô hình đại học “ảo” tận dụng những thành tựu từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Điển hình hiện nay chúng tôi đang xây dựng mô hình PAMS có sự tham gia của năm trường ĐH của 5 nước gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Trường ĐH Ngoại thương là thành viên sáng lập của liên minh này. Mô hình này hướng tới xây dựng trường đại học “ảo” dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại nhất thế giới. Hiện học phần đầu tiên đã được đưa vào giảng dạy là “Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh” với sự tham gia giảng dạy của những giáo sư hàng đầu thế giới. Chúng tôi kỳ vọng từ sự chuẩn bị chủ động này, nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế.
Nhân lúc đang nói về “Tinh thần giáo dục”, theo thầy, giáo dục Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?
PGS.TS Bùi Anh Tuấn : Tôi cho rằng, mỗi nền giáo dục đều có một triết lý và quy chuẩn riêng phù hợp, song hành với văn hóa bản địa. Xếp hạng quốc tế cũng là cách giúp chúng ta biết mình đang ở đâu nhưng quan trọng hơn cả là phải hướng đến mục tiêu đào tạo đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.
Tại trường ĐH Ngoại thương, chúng tôi coi giáo dục hướng tới khai phóng, gắn với thực tiễn, nuôi dưỡng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo là nền tảng cho triết lý. Tôi tin khi được đầu tư nghiêm túc thì chất lượng giáo dục của chúng ta không hề thua kém bất cứ quốc gia nào. Thành tích của em Lan Anh là một ví dụ! Với xu hướng quốc tế hóa giáo dục đồng thời vẫn đảm bảo cải tiến, phát triển để phù hợp với thực tế đất nước, giáo dục Việt Nam có thể tự tin sánh vai cùng thế giới.
Xin trân trọng cảm ơn thầy!
Ông Pulkit Abrol – Giám đốc khu vực ASEAN ANZ, ACCA: “Mối quan hệ hợp tác giữa trường ĐH Ngoại thương và ACCA có ý nghĩa quan trọng giúp chúng tôi thực hiện sứ mệnh của mình trong việc hỗ trợ nhân sự ngành Kế toán – Kiểm toán nâng cao chất lượng chuyên môn đồng thời đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Chúng tôi rất vinh dự khi được duy trì và mở rộng quan hệ chiến lược với trường. Với chất lượng đào tạo và giá trị văn bằng đã được chứng minh và công nhận trên toàn cầu, ACCA sẽ giúp sinh viên của trường chuẩn bị hành trang vững chãi cho sự nghiệp tương lai.”
Nữ sinh Ngoại thương đạt điểm cao nhất thế giới môn Báo cáo tài chính
Phí Lan Anh (sinh viên năm thứ 3 khóa 57 Trường ĐH Ngoại thương) vừa xuất sắc giành vị trí số 1 thế giới môn Báo cáo tài chính trong kỳ thi tháng 6/2021 do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) tổ chức, được công nhận toàn cầu.
Theo thông báo mới nhất của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh, em Phí Lan Anh (sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA Trường ĐH Ngoại thương đã vượt qua bài thi môn Báo cáo tài chính (Financial Reporting) của chương trình ACCA với điểm số 97/100 trong kỳ thi vừa diễn ra hồi tháng 6.
ACCA là chứng chỉ nghề nghiệp của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh, được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
Phí Lan Anh (sinh viên năm thứ 3 khóa 57 Trường ĐH Ngoại thương) vừa xuất sắc giành điểm số cao nhất thế giới ở môn Báo cáo tài chính trong kỳ thi do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) tổ chức.
Chia sẻ với VietNamNet , Lan Anh cho hay em bất ngờ khi biết mình có điểm số cao nhất toàn cầu ở môn học này.
Về mặt kiến thức, môn Báo cáo tài chính cung cấp cho học viên những hiểu biết về các chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, việc chỉ ghi nhớ các chuẩn mực là chưa đủ, môn học này còn yêu cầu học viên phải áp dụng những kiến thức nắm được để lập các báo cáo tài chính riêng lẻ cho doanh nghiệp hoặc các báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn. Ngoài ra, bài thi cũng yêu cầu việc sử dụng những chỉ số tài chính để phân tích, đưa ra dự đoán về sự biến động, xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
Lan Anh tâm sự, trong quá trình ôn thi, em khá lo lắng do khối lượng kiến thức của môn học khá lớn và tỷ lệ qua môn hàng kỳ trên toàn cầu chỉ xấp xỉ ở mức 50%. Do vậy, em không hề nghĩ đến việc mình có thể đạt số điểm cao nhất toàn cầu.
Lan Anh nhận giải thưởng thí sinh có điểm số cao nhất Việt Nam môn Quản trị hiệu quả hoạt động
Tuy nhiên, với quyết tâm và nỗ lực ôn luyện của bản thân, cộng thêm sự hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô trong Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường ĐH Ngoại thương đã giúp Lan Anh đạt kết quả ấn tượng này.
Theo Lan Anh, yếu tố then chốt để đạt được điểm số cao trong môn Báo cáo tài chính là phải nắm chắc được các kiến thức của môn học. "Đối với từng chuẩn mực được đưa ra trong giáo trình, học viên sẽ cần phải hiểu được những nội dung chính và phải xem xét xem trong từng tình huống cụ thể thì một vấn đề phát sinh sẽ được xử lý ra sao".
Để làm được điều này, trong quá trình học, Lan Anh luôn tập trung cao độ trong mỗi bài giảng và cũng luôn chủ động hỏi thầy cô và các bạn nếu có điều gì còn chưa hiểu. Ngoài ra, em tự lên cho mình một lịch ôn tập hợp lý để có nhiều thời gian cho việc thực hành.
"Em không chỉ luyện tập cách làm bài thông qua sách bài tập mà còn chủ động tìm các đề của các kỳ thi trước được công bố trên mạng để có thể nhận biết được những phần kiến thức mình chưa chắc chắn và tìm cách lấp đầy. Em luôn có cho mình những ghi chú sau mỗi lần làm bài để không lặp lại sai lầm. Việc học thông qua cách này còn giúp em biết được cách thức trình bày cũng như cách cho điểm của môn thi, từ đó có chiến thuật làm bài hiệu quả", Lan Anh chia sẻ.
"Chúng em cũng luôn được các giảng viên của khoa Kế toán - Kiểm toán cập nhật các thông tin mới nhất liên quan đến giáo trình của môn học ở các đợt thi. Trong mỗi bài giảng, các thầy cô không chỉ dạy kiến thức mà còn dành thời gian cho chúng em thực hành các bài tập lớn, chia sẻ để hiểu rõ bản chất vấn đề, đồng thời hướng dẫn cách trình bày sao cho khoa học để có thể giành được điểm số cao nhất và luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc".
Không chỉ có thành tích học tập đáng nể, Lan Anh còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, giành giải thưởng của các cuộc thi và còn là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Kỹ năng sống của Trường ĐH Ngoại thương.
Ngoài việc được chuẩn bị tốt nhất về kiến thức chuyên môn theo chuẩn quốc tế trong chương trình Kế toán-Kiểm toán định hướng ACCA, Lan Anh cũng dành thời gian tham dự nhiều hội thảo, tọa đàm để lắng nghe các thầy cô và anh chị đi trước chia sẻ về các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.
Trước đó, Lan Anh cũng chứng minh được năng lực của mình khi từng đạt vị trí số 1 của Việt Nam với môn Quản trị hiệu quả hoạt động (Performance Management) trong kỳ thi hồi tháng 3 năm nay.
Cô bạn này cũng từng liên tiếp giành được nhiều học bổng khác nhau như: 4 kỳ đạt học bổng Khuyến khích học tập của Trường ĐH Ngoại thương; 2 năm liền đạt học bổng của Tập đoàn Lotte, 2 năm liền đạt học bổng của Ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc KEB Hana,...
Lan Anh trong một buổi lễ nhận suất học bổng với thành tích học tập xuất sắc.
Không chỉ có thành tích học tập đáng nể, Lan Anh còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa và giành giải thưởng của các cuộc thi khác nhau như: giải Nhất cuộc thi "Khơi nguồn sự nghiệp Kế-Kiểm" năm 2020; giành được suất thực tập tại EY Việt Nam-trong top 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới,...
Bên cạnh đó, Lan Anh còn là một thành viên tích cực, năng nổ của Câu lạc bộ Kỹ năng sống của Trường ĐH Ngoại thương. Em cũng tham gia tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện, các tọa đàm về kỹ năng mềm cho các bạn sinh viên.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, Lan Anh đặt mục tiêu sẽ hoàn thành việc thi tất cả các môn trong chương trình ACCA trong năm 2022 với kết quả tốt.
Sau khi tốt nghiệp, em mong muốn được trở thành một kiểm toán viên tại 1 trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (Big 4).
Lễ tốt nghiệp "vắng lặng" nhất trong lịch sử của Đại học Ngoại thương Lễ tốt nghiệp năm 2021 là lễ tốt nghiệp đặc biệt nhất trong lịch sử hơn 60 năm qua của trường ĐH Ngoại thương khi lần đầu tiên buổi lễ được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Sáng ngày 26/9, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Lễ tốt nghiệp năm 2021 cho 4793 tân cử nhân, tân thạc sĩ, tân tiến...