Ống nghe ứng dụng AI giúp bác sĩ phát hiện bệnh tim sau 15 giây
Hãng Eko Health (Mỹ) bắt đầu triển khai công nghệ hỗ trợ ứng dụng AI để kiểm tra tim trong quy trình khám lâm sàng ở Anh, giúp xác định dấu hiệu của 3 căn bệnh tim chỉ sau 15 giây.
Ứng dụng AI giúp đơn giản hóa quy trình khám lâm sàng, phát hiện sớm bệnh tật và tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.
Công nghệ mới sẽ được triển khai như một phần của chương trình TRICORDER, được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Chăm sóc và Sức khỏe Quốc gia (Anh). Nó sẽ được sử dụng trong các hoạt động khám lâm sàng trên khắp nước Anh, giúp các chuyên gia chẩn đoán bệnh suy tim, dị tật tim và rung tâm nhĩ.
Các bác sĩ đa khoa sẽ tiến hành khám tim không xâm lấn rút gọn. Quá trình này sẽ sử dụng ống nghe kỹ thuật số Eko và ứng dụng hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI). Khi ứng dụng AI phát hiện các dấu hiệu của bệnh tim, bác sĩ đa khoa sẽ có thể nhanh chóng tiến hành xét nghiệm bổ sung và điều trị.
Hiện nay, tiêu chuẩn để phát hiện suy tim là xét nghiệm máu (NT-proBNP), sau đó là một quy trình chẩn đoán kéo dài.
Tiến sĩ Nicholas Peters, giáo sư tim mạch tại Anh, cho biết chỉ riêng bệnh suy tim đã tiêu tốn của Anh hơn 2 tỷ bảng Anh mỗi năm và 80% các ca bệnh được chẩn đoán khi nhập viện cấp cứu. Ống nghe AI có thể tiết kiệm trung bình 2.400 bảng Anh cho mỗi bệnh nhân nếu được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Video đang HOT
Công nghệ hỗ trợ AI của Eko kết hợp ống nghe kỹ thuật số với điện tâm đồ (ECG), sử dụng các thuật toán học máy tiên tiến để phân tích dữ liệu ECG và âm thanh tim.
TRICORDER sử dụng các thuật toán đã được chứng minh lâm sàng để phát hiện chứng giảm phân suất tống máu thất trái (HFrEF) – dấu hiệu của bệnh suy tim, tiếng thổi cấu trúc biểu thị bệnh van tim và rung tâm nhĩ.
Thuật toán Eko HFrEF đã được chứng nhận, có độ nhạy và độ đặc hiệu phát hiện gần 80%. Công nghệ đã được xác nhận trong một nghiên cứu khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2023.
Nghiên cứu cho thấy thuật toán này có khả năng phát hiện các khuyết tật tim cao hơn gấp đôi so với phương pháp tiêu chuẩn đang được các bác sĩ khám lâm sàng sử dụng.
Nguy cơ tai biến do hẹp động mạch cảnh
Bệnh thiếu máu não do hẹp động mạch cảnh rất phổ biến, nhưng ít người bệnh chú ý để thăm khám và điều trị.
Đã có nhiều trường hợp bác sĩ bỏ quên khi khám lâm sàng cho người bệnh, dẫn đến nguy cơ tai biến nặng đáng tiếc.
BS CKI Trương Trọng Tuấn, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân 115, thăm khám cho người bệnh. Ảnh: QUANG HUY
Dễ nhầm lẫn với bệnh tiền đình
Sáng 29-12 vừa qua, ông H.H.H. (68 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TPHCM) được người nhà chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng tăng huyết áp, chóng mặt, choáng váng... Khai thác bệnh sử, người nhà ông H. cho biết, thời gian gần đây ông thường bị chóng mặt, đau đầu nhẹ, sức khỏe suy giảm. Truy tìm nguyên nhân, siêu âm động mạch chủ, các bác sĩ phát hiện ông H. bị hẹp 90% động mạch chủ bên trái, có nhồi máu nhỏ trong não chưa dẫn tới đột quỵ, nên ông được chuyển lên Khoa Bệnh lý mạch máu não của bệnh viện điều trị tích cực. Trước đó, ông H. đến bệnh viện địa phương thăm khám và được kết luận thiếu máu não do rối loạn tiền đình!
Tương tự, ông B.Đ.C. (49 tuổi, ngụ quận 11, TPHCM) có tiền sử hút thuốc lá gần 30 năm, hơn 1 năm qua hay bị choáng, giữ thăng bằng kém, chịu nhiều cơn đau đầu dữ dội. Ông C. đã đi khám nhiều nơi, điều trị cả đông và tây y đều không tìm ra nguyên nhân, bác sĩ kết luận ông bị hội chứng tiền đình.
Kết quả siêu âm doppler mạch máu và CT Scan động mạch cảnh cho thấy người bệnh có mảng xơ vữa type IV (kèm ổ loét bề mặt) và huyết khối gây hẹp nặng khoảng 90% nơi xuất phát động mạch cảnh trong bên phải. Mảng xơ vữa type IV cũng gây hẹp trung bình động mạch cảnh bên trái. Ngoài tình trạng hẹp động mạch cảnh hai bên nghiêm trọng, người bệnh còn có tiền sử rối loạn lo âu, tiền đái tháo đường, rối loạn lipid máu...
"Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cơn thiếu máu não cục bộ và các triệu chứng người bệnh gặp gần đây", BS CKI Trương Trọng Tuấn, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân 115, thông tin.
Theo bác sĩ Trương Trọng Tuấn, hiện có trên 70 người bệnh đang nằm cấp cứu tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện 115. Lũy tính từ đầu tháng 6 đến cuối năm 2023, đã có trên 10.000 người bệnh nhập viện cấp cứu, trong đó 70%-80% là người lớn tuổi, có bệnh lý như: hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa...; trong đó số ca cấp cứu liên quan tới bệnh lý động mạch cảnh được phát hiện khoảng 10 ca/ngày (trung bình 2-5 ca do phát hiện khi khám bệnh; 5-8 ca là những người có tiền sử bị tai biến). Đặc biệt, theo các chuyên gia y tế, 25%-30% các trường hợp đột quỵ là do hẹp động mạch cảnh.
Phát hiện sớm để tránh đột quỵ
TS-BS Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết, động mạch cảnh là mạch máu chính mang máu và oxy đến não. Khi khỏe mạnh, những động mạch này trơn tru và thông thoáng; còn khi những động mạch này bị thu hẹp, được gọi là hẹp động mạch cảnh. Nguyên nhân thường là do xơ vữa động mạch. Đây là sự tích tụ các chất béo, canxi và các chất thải khác bên trong lớp nội mạc mạch máu. Hẹp động mạch cảnh tương tự như bệnh động mạch vành, trong đó sự tích tụ xảy ra trong các động mạch của tim và có thể gây ra cơn đau tim.
"Hẹp động mạch cảnh làm giảm lưu lượng oxy đến não. Não cần được cung cấp oxy liên tục để hoạt động. Ngay cả việc tạm dừng cung cấp máu trong thời gian ngắn cũng có thể gây ra vấn đề. Các tế bào não bắt đầu chết chỉ sau vài phút không có máu hoặc oxy. Nếu tình trạng hẹp động mạch cảnh trở nên nghiêm trọng đến mức lưu lượng máu bị tắc nghẽn, nó có thể gây ra đột quỵ. Một mảnh mảng bám vỡ ra cũng có thể chặn lưu lượng máu đến não.
Điều này cũng có thể gây đột quỵ. Hẹp động mạch cảnh có thể xảy ra ở 1 trong 2 động mạch ở cổ hoặc cả hai. Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian nếu không được chăm sóc y tế, dẫn đến đột quỵ với các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong", TS-BS Nguyễn Minh Anh cảnh báo.
Bệnh hẹp động mạch cảnh ít khi được phát hiện sớm, khi tai biến mạch máu não xảy ra thì sẽ dẫn đến việc điều trị gặp khó khăn. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA - là tình trạng mất lưu lượng máu đột ngột, tạm thời đến một vùng não) hoặc đột quỵ.
Nó thường kéo dài vài phút đến 1 giờ. Các triệu chứng biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ và hồi phục hoàn toàn. Khi các triệu chứng vẫn tồn tại thì đó là đột quỵ. Các triệu chứng của TIA hoặc đột quỵ có thể bao gồm: đột ngột yếu đi hoặc vụng về ở một bên cơ thể; đột ngột tê liệt cánh tay hoặc chân ở một bên cơ thể; mất sự phối hợp hoặc chuyển động; ngất xỉu hoặc đau đầu...
TS-BS CKII Võ Văn Tân, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM), khuyến cáo, tất cả mọi người, nhất là những người từ 50 tuổi trở lên, có bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, đái tháo đường, béo phì, người có lối sống ít vận động... nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên thì hãy gọi trợ giúp y tế ngay lập tức. Nếu người bệnh được chẩn đoán hẹp động mạch cảnh dưới 50% sẽ được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.
Trường hợp động mạch bị thu hẹp từ 50%-70%, có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy theo trường hợp, lứa tuổi... Người dân, nhất là người cao tuổi, người có bệnh lý nền, cần thường xuyên kiểm tra, siêu âm động mạch cảnh, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa nhằm phát hiện sớm tình trạng hẹp, không chỉ động mạch cảnh mà cả động mạch chủ bụng và những vấn đề liên quan tai biến của mạch máu.
Những rào cản trong điều trị bệnh hiếm gặp tại Việt Nam Tại châu Á, mới chỉ có 5 quốc gia nêu định nghĩa chính thức về bệnh hiếm gặp, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Các bệnh hiếm gặp ngày càng được nhận diện nhiều hơn so với những thập niên trước nhưng việc chẩn đoán và điều trị những căn bệnh này tại Việt Nam vẫn rất khó khăn...