N.ữ s.inh chạy bộ 15km đến trường thi

Theo dõi VGT trên

Khi chúng tôi tìm đến nhà Võ Thị Thanh Trúc (thôn 7, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, Phú Yên) là lúc Trúc đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học cận kề, khi nhận được tin mình được xét đặc cách tốt nghiệp THPT.

Nhớ lại hôm thi tốt nghiệp đó, cô học trò nhỏ đã phải chạy bộ 15km đến trường thi vì xe đạp bị hư…

Con đường từ Chí Thạnh chạy dọc bờ sông Ngân Sơn về hướng thắng cảnh Gành Đá Đĩa là một trong những con đường quê đẹp nhất ở vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ. Nhưng nó bỗng trở thành nỗi ám ảnh suốt mấy tuần qua với cô học trò nhỏ Võ Thị Thanh Trúc (Trường cấp II-III Võ Thị Sáu, huyện Tuy An), khi em chạy trên con đường này hụt hơi mà vẫn trễ giờ thi 30 phút vì xe đạp hư.

Chiếc xe đạp giở chứng

Ngày thi tốt nghiệp THPT đầu tiên, buổi sáng thi môn văn, buổi chiều thi môn hóa, trong khi nhiều thí sinh khác có cha mẹ, người thân đón đưa, ăn nghỉ tại những nơi gần trường thì Thanh Trúc phải nôn nóng đạp xe về nhà cách nơi thi gần 15km. Ở đó, ba đứa em nhỏ cùng mấy con heo và đàn gà đang chờ chị Hai Trúc, vì ba mẹ đã đi làm xa. Nấu cơm xong và cho heo gà ăn, em đạp xe quay lại nơi thi là Trường THPT Trần Phú, giữa đường đến đồng lúa Diên Điền thì chiếc xe nổ lốp.

Giữa trưa nắng như đổ lửa, nhưng Trúc cứ cắm cổ chạy. Con đường trước mắt bỗng dài vô tận. “Em như thấy có một cánh cửa bỗng đóng sầm trước mặt. Em khóc. Nhưng vẫn cố chạy vì không thể dừng lại – Trúc kể tiếp – Gặp một người đi xe máy chạy qua, Trúc vẫy lại nhưng người đó chỉ tay lên đầu, em mới nhớ mình không có mũ bảo hiểm. Vậy là hết. Em biết không bao giờ kịp vào phòng thi nữa, nhưng vẫn chạy trong vô vọng bởi quay lại thì còn vô vọng hơn”.Trúc phải dắt xe chạy khoảng một cây số đến tiệm sửa xe nhưng tiệm sửa xe đóng cửa. Trúc dắt xe chạy tiếp thì xích xe tuột ra bị kẹt không dắt được nữa, đành gửi xe tại một đại lý bán vật liệu xây dựng gần đó, rồi vào mấy nhà gần đó hỏi mượn xe đạp. “Quýnh quáng quá, em hỏi đại vậy, chứ ai cho mượn xe người mới gặp lần đầu” – Trúc kể.

Một tình cảnh xảy ra chưa từng gặp với các thầy giám thị, khi trước mặt là một thí sinh đầm đìa nước mắt, tay chân lẩy bẩy, nói ngắt quãng về lý do mình đến trễ hơn 30 phút. Được các thầy đưa vào phòng hội đồng để viết đơn tường trình và đơn xin cứu xét, cô học trò vẫn rất hoang mang. Khi nghe các thầy khuyên nên thi tiếp, Trúc vẫn sợ kết quả thi không được chấp nhận. “Đã học 12 năm trời rồi, giờ không lẽ bỏ ngang. Đã chạy đến đây rồi thì phải chạy tiếp thôi. Em nghĩ vậy nên tự động viên mình phải làm những bài thi còn lại cho thật tốt”- Trúc kể.

Nữ sinh chạy bộ 15km đến trường thi - Hình 1

Thanh Trúc với chiếc xe đạp đã bị hư vào đúng ngày thi, trên đường đi học về

Video đang HOT

Chỉ sợ không được học

Khi đến nhà của Trúc, vật mà chúng tôi muốn thấy đầu tiên là chiếc xe đạp đã gây khổ cho em. Đó là chiếc xe đạp mà không thể biết nó là hiệu gì bởi nước sơn còn lại sau nhiều lần thay đổi đã bong tróc loang lổ. Sườn xe có vết hàn lớn như t.ố c.áo nó đã gãy vì bị chủ nhân “bóc lột” quá mức. “Tôi mua chiếc xe đạp này cho con bé hồi nó học lớp 7 với giá hơn 200.000 đồng vì là xe cũ” – ba Trúc, ông Võ Văn Sâm, nói.

Nói vậy thôi chứ Trúc rất yêu chiếc xe đạp này. Ngày ngày, nó đưa Trúc vượt gần 20km đến trường và về lại bất kể nắng mưa. Nếu trừ đi những ngày bị bệnh thì Trúc chưa một ngày bỏ học.

Hàng xóm ai cũng khen vợ chồng ông Sâm có số nhờ con gái đầu lòng. Gia đình đông con, chỉ mỗi mình ông là lao động chính, vợ thì đau yếu triền miên. Vậy là chị Hai Trúc phải phụ mẹ cáng đáng việc nhà, lo cho bốn đứa em, từ cô em kề 16 t.uổi đến cậu em út 7 t.uổi. Rau cháo cho heo gà, cơm nước giặt giũ, Trúc luôn tay tất tả. Vì vậy cô bé sớm quen với nếp thức khuya dậy sớm để ôn bài. “Em ráng ôn bài thật kỹ, làm bài tập thật nhiều vì ba mẹ không có t.iền cho học thêm như bạn bè. Em sợ nhất là một ngày nào đó gia đình quá khó khăn, phải lo cho các em, em không được đi học nữa” – Trúc thổ lộ.

Bốn năm cấp II Trúc đều xếp loại giỏi, năm lớp 9 là học sinh giỏi cấp huyện. Ba năm cấp III em đều đạt học sinh tiên tiến, năm lớp 11 đoạt giải ba học sinh giỏi văn cấp tỉnh, năm lớp 12 đoạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh trên Internet. Trong kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi em cũng đạt kết quả tốt với 41 điểm cho năm môn: toán 10, văn 7,5, Anh 8,5, sử 8, địa 7, hóa (không thi).

“Em Trúc có hoàn cảnh khó khăn nhưng học rất chăm. Ở vùng giáp biển An Ninh Đông, học sinh thường học đến cấp II thì bỏ học, trai đi biển, gái đi bóc vỏ hột đào. Có một học sinh có sức học tốt như thế lại được vào lớp chọn của nhà trường, chúng tôi rất quý” – thầy Nguyễn Trung Bình, hiệu trưởng Trường cấp II-III Võ Thị Sáu, phấn khởi kể.

Mơ làm thông dịch viên

Những ngày sau khi thi tốt nghiệp, trong khi bạn bè nô nức rủ nhau về thành phố ở luyện thi đại học thì Trúc mất ăn mất ngủ với nỗi lo không biết mình có được đi tiếp như các bạn không. “Nếu không được xét đặc cách tốt nghiệp lần này thì em sẽ đi lột vỏ hạt đào. Rồi em sẽ ôn tập để thi tốt nghiệp vào năm sau, để được tiếp tục học đại học, tiếp tục thực hiện ước mơ của mình” – Trúc xác định.

“Hồi nhỏ em thấy nhà mình khổ quá – Trúc kể – thấy bà con xung quanh cũng khổ, nên ước mơ làm cô giáo cho bớt khổ”. Rồi dần dà, Trúc phát hiện mình thích học tiếng Anh nên bắt đầu vạch kế hoạch chọn nghề gắn với yêu thích này. Trúc biết mình là học sinh ở nông thôn không được trau dồi kỹ năng nghe nói như các bạn ở thành thị nên càng phải gắng học nhiều hơn. Ước mơ trở thành thông dịch viên tiếng Anh của cô học trò miền biển lớn dần theo năm tháng.

Trúc đăng ký thi vào ngành tiếng Anh ở ĐH Nha Trang vì nhà nghèo không có điều kiện đi học xa hơn nữa. “Có lần em ra biển, bỗng dưng tự hỏi phía sau khơi xa kia là gì. Là một nơi có giống xứ mình không? Em nghĩ mình là thông dịch viên được giao tiếp với người nước ngoài, em sẽ hiểu thêm về những vùng đất mới với những con người mà mình chưa được gặp” – Trúc nói.

Theo t.uổi trẻ

“Có google, việc gì phải… học thuộc!”

Có google, việc gì phải... học thuộc! - Hình 1

"Không việc gì phải cấm cả, cứ mặc cho thí sinh... được mang tài liệu vào phòng thi thoải mái và vô hiệu hóa điều đó bằng những đề thi tự luận. Trên đời này có biết bao nhiêu thứ để ra đề hay, những đề thi không có chỗ cho mấy anh học vẹt hay quay cóp..."

- Bác ạ, quả như bác nói hôm trước, gần đây đúng là có nhiều đề thi hay thật đấy bác nhỉ, khiến cháu bỗng muốn... được đi học trở lại!

- Chuyện này đúng là đang dần có những chuyển biến tích cực đấy, thật mừng! Bắt đầu có những cuộc phá lệ, "vượt rào" mạnh dạn và thông minh hơn, dám từ bỏ lối ra đề máy móc, giáo điều cũ. Những đề thi không có chỗ cho mấy anh học vẹt hay quay cóp không chỉ là nơi để các em trả bài mà còn là một dịp giúp các em trải nghiệm...

- Và thậm chí, có thể khiến các bậc phụ huynh cũng phải suy nghĩ đấy bác nhỉ? Chẳng hạn như đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 chuyên THPT tại Hà Nội vừa rồi*, với câu chuyện về giá trị sống, tình yêu thương đồng loại - không phải trích từ sách khoa khoa mà là từ tủ sách "Quà tặng cuộc sống". Một đề thi rất dài nhưng một mặt, lại kiệm lời đến nỗi còn không có cả từ: "Em hãy...", hay bất kỳ một câu cầu khiến nào...

- Và với những đề thi như vậy, chúng ta khỏi lo thí sinh mang tài liệu vào phòng thi, đúng không, khỏi lo tái diễn chuyện "Đồi Ngô" vì lấy đâu ra đáp án chung cho những đề thi tự luận? Chống gian lận trong thi cử, thử hỏi, cách nào hay bằng cách ra đề? Thế nên, theo tôi, không việc gì phải cấm cản chi cho mệt, cứ mặc cho thí sinh được mang tài liệu vào phòng thi thoải mái và vô hiệu hóa điều đó bằng những đề thi tự luận. Trên đời này có biết bao nhiêu thứ để ra đề hay, cũng như có bao nhiêu cách để lĩnh hội tri thức hay giải mã một đề thi mà không nhất thiết phải bằng cách học thuộc...

- Tận tới giờ, bác còn nhớ đề thi nào bác từng gặp và từng thích nó hay không?

- Thời của tôi, người ta ra đề hay lắm. Người ta thậm chí còn ra đề cho cả giáo viên chứ không chỉ học sinh. Chẳng hạn như đầu kỳ, họ đưa cho giáo viên một tờ giấy, trong đó vỏn vẹn mấy cái gạch đầu dòng, ghi mấy cái tên: Nguyễn Du, Tú Xương, Nguyễn Khuyến... (đại loại thế!). Đấy, năm nay tôi cần anh dạy ba ông đấy cho tôi! Còn thì nói gì, nói sao cho đáng tầm về ba "ông lớn" đấy thì đó là việc của anh. Tác giả, tác phẩm, người ta cũng không ham số lượng, và rất linh hoạt trong từng trường hợp. Chẳng hạn, ông "lớn vừa" thì người ta chỉ yêu cầu học trích đoạn, hoặc cùng lắm thì một tác phẩm tiêu biểu, nhưng ông "lớn đùng" thì anh nhất thiết phải đọc toàn tập, không thì đừng mong làm tốt bài thi. Thời thầy tôi - Giáo sư Hoàng Tụy, cả năm người ta cho anh học bao nhiêu thứ, nhưng tới lúc thi tốt nghiệp, đề thi chỉ vỏn vẹn có 9 chữ, đúng 9 chữ: "Thế nào là một con người có văn hóa?". Chị thấy đề thi có hay không? Hay chứ, bởi nó không chỉ để dùng một lần, mà có thể, còn theo mình suốt cả cuộc đời...

- Song, bác có nghĩ những đề thi kiểu đấy, "rằng hay thì thật là hay", nhưng cũng có thể tạo ra một thế hệ học sinh... lười học không, vì học mà không để thi thì... học làm gì?

- Nói thật là khi bước chân vào nghề giảng dạy, tôi cũng từng có những lo lắng không đâu như chị. Mới đây thôi, khi tiễn các em sinh viên khóa 2 của trường tôi (ĐH Phan Chu Trinh - Quảng Nam) ra trường, nói thật là trong lòng, tôi cũng nghĩ mông lung lắm! Tôi lo với những con điểm thực chất ấy, những chuyên ngành (không phải "thời thượng" ấy)..., không biết các em có xin việc nổi không. Thế nhưng, thật mừng là nhiều em báo lại rằng: Thầy ạ, nhiều nhà tuyển dụng bây giờ họ thông minh lắm, họ chả thèm nhìn bằng đâu, chả cần biết mình được đào tạo chuyên ngành gì mà chỉ cần đo năng lực qua những cuộc phỏng vấn trực tiếp và theo dõi thái độ làm việc trong mấy tuần đầu. Quả là, nhà tuyển dụng thông thái - đã đành, nhưng đám trẻ ngày nay họ cũng năng động hơn chúng ta tưởng rất nhiều, để mà phải quá lo ngại. Mình hiểu nó chưa bằng xã hội hiểu nó...

- Cho trò điểm thấp vì "tội" viết chệch ra ngoài ô ly, nhưng một mặt cô giáo của con cháu lại rỉ tai cháu: "Nghiêm thì vẫn phải nghiêm thế thôi, chứ lớn lên, cái bàn phím nó làm thay việc hết ấy mà, việc gì phải... viết chữ đẹp!". Tương tự, là tâm lý trông cậy hết cả vào... google. Thế, theo bác, có gì là bất ổn?

- Đúng là không nên và không thể trông cậy hết cả vào google vì google không phải là ông Thánh trong mọi chuyện. Nhưng đúng là, có những cái, theo tôi, quả cũng không nhất thiết phải để trong đầu làm gì cho rối, không nhất thiết phải ghi lòng tạc dạ. Ông này ông kia sinh năm nào, đỗ tú tài năm nào theo tôi quan trọng gì đâu, có google, việc gì phải học thuộc! Nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, trong đề thi của họ, tôi thấy còn ghi kèm các công thức toán - là những thứ mà sau này, nếu quên, người ta có thể tra google, không sao hết. Học sử, chẳng hạn, điều quan trọng hơn hết theo tôi là làm sao qua đó mình nắm bắt được các quy luật lịch sử, hiểu được lẽ đời thông qua thế sự trầm luân... Ghi ơn các anh hùng, vỹ nhân, theo tôi không nhất thiết phải bằng việc nhớ các vị ấy sinh năm nào, đ.ánh bao nhiêu trận... mà quan trọng hơn cả, là hiểu được tầm vóc tư tưởng và những đóng góp để đời của họ...

- Nói thật là dù rất yêu quý nhiều tác phẩm của bác (không chỉ trong sách giáo khoa) nhưng cháu cũng không nhớ được... ngày sinh của bác đâu nhé! Và kể cả quê, nếu như bác không còn nói giọng Quảng Nam!

- Có sao đâu, miễn là google nhớ!

* ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN THPT TẠI HÀ NỘI Câu 1 (4,0 điểm) Một chàng trai đứng giữa thị trấn và tuyên bố trái tim mình đẹp nhất vì nó chẳng có tì vết hay r.ạn n.ứt nào. Đám đông cho rằng đó là trái tim đẹp nhất. Một cụ già xuất hiện và nói rằng trái tim mình đẹp hơn. Chàng trai và mọi người ngắm trái tim đang đ.ập mạnh mẽ, đầy sẹo lởm chởm, rãnh khuyết,...Anh khẳng định trái tim mình hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá nhiều vết cắt. Cụ già nói: - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người tôi yêu...Tôi lấy một phần trái tim mình trao cho họ, thường họ cũng trao một phần tim của họ để tôi lắp vào. Nhưng những phần tim chẳng hoàn toàn giống nhau: cha mẹ trao cho tôi phần lớn hơn tôi trao cho họ, ngược lại với phần tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến. Thỉnh thoảng tôi trao phần tim của mình nhưng không nhận được gì nên tim có vết khuyết. Dù đ.au đ.ớn nhưng tôi luôn hy vọng ngày nào đó những rãnh khuyết sẽ được bù đắp... Những giọt nước mắt lăn dài trên má, chàng trai bước tới, lấy một phần trái tim mình trao cho cụ. Cụ cũng lấy một phần trái tim đầy vết sẹo trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp, tạo nên những đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết... (Phỏng theo Quà tặng cuộc sống, báo T.uổi Trẻ - NXB Trẻ, 2004) Câu 2 (6,0 điểm) Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi khẳng định: "Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng". Giải thích ngắn gọn nhận định trên và làm sáng rõ tư tưởng "náu mình, yên lặng" trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

Theo Đẹp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một cầu thủ nổi tiếng lứa U23 Thường Châu l.y h.ôn sau 4 năm chung sống với vợ hotgirl, giờ thành "gà trống nuôi con"
17:57:40 24/09/2024
Từ thiện làng Nủ: Hoàng Hường từ chối bỏ 20 tỷ t.iền túi để cứu trợ vì lý do này!
17:36:52 24/09/2024
DJ Vi Milk bị bắt vì giúp tình trẻ buôn chất cấm: Hay đạo lý, nuôi em học bác sĩ
21:37:06 24/09/2024
Mỹ Tâm bị nói sến, liền lôi từ điển ra "giáo huấn" antifan, CĐM khen nức nở
20:39:57 24/09/2024
Đồng nghiệp tiết lộ số t.iền phẫu thuật của Kasim Hoàng Vũ: Lần đầu là 6 tỷ đồng, lần 2 chưa biết
22:14:28 24/09/2024
4 triệu người "hóng" Nhã Phương ngấu nghiến 1 món ăn, hành động vài giây cuối thành tâm điểm
18:07:32 24/09/2024
Quyền Linh tiếc nuối khi tài xế bị mẹ đơn thân xinh đẹp từ chối hẹn hò
21:19:21 24/09/2024
Hơn 3 triệu người xem Đường Yên diễn lố và kém sang trông như "đi chợ" tại Tuần lễ thời trang
23:27:04 24/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

U20 Việt Nam thị uy sức mạnh trước Bhutan

Sao thể thao

23:34:28 24/09/2024
Bảo Long mở tỷ số sớm cho U20 Việt Nam ngay phút thứ 8. Sau pha đẩy bóng của thủ thành U20 Bhutan, cầu thủ lò PVF lập tức băng lên sút bóng từ tuyến hai.

P.him 1.8+ về Tấm Cám: B.ị c.hê nhiều sạn, vì sao thu 55 tỷ đồng sau 4 ngày?

Hậu trường phim

23:15:51 24/09/2024
Phim Cám ra rạp với nhiều ý kiến khen chê từ khán giả. Dù vướng tranh cãi, đây vẫn là tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại kinh dị có doanh thu mở màn tốt nhất trong lịch sử phim Việt.

Chi Bảo hạnh phúc ngọt ngào bên vợ kém 16 t.uổi, Linh Nga đọ sắc Hà Kiều Anh

Sao việt

23:00:00 24/09/2024
Diễn viên Chi Bảo túc trực bên vợ kém 16 t.uổi sau khi sinh em bé thứ 2. Chim công làng múa Linh Nga đọ sắc với hoa hậu Hà Kiều Anh.

"Cú tát" thâm sâu công chúa Kpop gửi đến kẻ đeo bám

Nhạc quốc tế

22:39:02 24/09/2024
Dù không ăn vận cầu kỳ, Jang Wonyoung vẫn chiếm trọn spotlight, trở thành nữ thần sân bay . Loạt topic về nhan sắc của Jang Wonyoung lần nữa chiếm trọn các diễn đàn Kpop.

Phim chữa lành mới chiếu đã nhận mưa lời khen, nữ chính đóng 2 vai xuất thần khiến netizen phát cuồng

Phim châu á

22:29:01 24/09/2024
Hiện tại, tỷ lệ thuận với rating khả quan là khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả dành cho Dear Hyeri, nhất là nữ chính Shin Hye Sun.

Ngậm ngùi hình ảnh người dân xếp hàng tiễn gần 400 chiến sĩ rời Làng Nủ sau 2 tuần tìm kiếm người mất tích

Netizen

22:22:47 24/09/2024
Chiều ngày 24/9, người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã chia tay gần 400 cán bộ, chiến sĩ trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Lộ thêm 5 Chị Đẹp mùa 2: Hoàng Yến Chibi, "bạn thân Sơn Tùng" và 1 "nữ hoàng" cát-xê 10 cây vàng/tháng

Tv show

22:21:52 24/09/2024
Tối 24/9, Fanpage Chị Đẹp Đạp Gió đã tiếp tục công bố thêm 5 cái tên tham gia chương trình năm nay. Khi 5 cái tên được hé lộ, phản ứng chung của cư dân mạng là... không bất ngờ.

Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống

Tin nổi bật

22:14:52 24/09/2024
Một nhà xe tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn bị hành khách phản ánh có hành vi bắt khách chuyển t.iền vé nhiều lần, đe dọa, xúc phạm khách.

"Người bạn bí ẩn" ngỏ ý đưa t.iền cho bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả

Pháp luật

22:14:49 24/09/2024
Chiều 24/9, luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát tiếp tục thẩm vấn các bị cáo liên quan trong vụ án.

Con gái Triệu Vy lộ diện đón t.uổi mới, ngoại hình hậu ở ẩn gây bất ngờ?

Sao châu á

21:31:14 24/09/2024
Thời điểm Triệu Vy dính loạt lùm xùm, bên cạnh những động thái của nhân vật chính dân tình cũng dành nhiều sự quan tâm cho con gái cô. Sau thời gian mất tích , cô bé vừa lộ diện gây bất ngờ.

Ấn Độ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên do biến thể 1b

Thế giới

21:08:28 24/09/2024
29 người thân và bạn bè của bệnh nhân, cùng 37 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân đều đang được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào trong số này có biểu hiện mắc bệnh.