Giám thị lưu ý những điểm bất thường của thí sinh
Trong đợt kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại ĐH Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã lưu ý lực lượng thanh tra, giám thị cần chú ý quan sát những biểu hiện bất thường của thí sinh cũng như các vật dụng mà thí sinh được mang vào phòng thi.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, đến thời điểm này, công tác tuyển sinh diễn ra suôn sẻ. Số lượng thí sinh năm nay giảm so với năm ngoái 7,5%. Năm trước Bộ đã tiến hành tổ chức thanh tra ủy quyền, giảm bớt thanh tra cắm chốt. Năm nay, thanh tra của Bộ chỉ cắm chốt tại các địa điểm thi quốc gia như Vinh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quy Nhơn. Ngoài ra, Bộ sẽ tổ chức thanh tra lưu động, không báo trước để phản ánh rộng và khách quan hơn về tình hình tổ chức thi tổ chức các đoàn thanh tra đột xuất ở cả ba miền và phối hợp với các địa phương để tổ chức công tác thi cho tốt.
Trong đợt kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Đà Nẵng, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã lưu ý ĐH Đà Nẵng cần tăng cường cán bộ cho công tác thanh tra. Với tình hình thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao như hiện nay, công tác coi thi sẽ càng khó khăn, phức tạp hơn. Lực lượng thanh tra, giám thị và giám sát thi sẽ phải rất chú ý quan sát những biểu hiện bất thường của thí sinh cũng như các vật dụng mà thí sinh được mang vào phòng thi. Thứ trưởng cũng lưu ý, những gì bất thường xảy ra trong phòng thi, giám thị phải báo cáo với điểm trưởng chứ không được tự ý xử lý để tránh những sai sót không đáng có.
Được biết, kỳ thi tuyển sinh 2012, ĐH Đà Nẵng có 57.731 hồ sơ ĐKDT vào 5 trường thành viên, gồm: ĐH Bách khoa với 21.247 hồ sơ ĐH Kinh tế: 16.424 hồ sơ, ĐH Sư phạm: 13.676 hồ sơ, ĐH Ngoại ngữ: 5.692 hồ sơ và Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum: 692 hồ sơ. So với kỳ tuyển sinh năm 2011, số lượng hồ sơ ĐKDT của toàn ĐH Đà Nẵng đạt 96,58%.
Giám thị đang phổ biến Quy chế thi cho thí sinh dự thi đại học 2011.
Mang phương tiện thu phát sẽ bị đình chỉ thi
Theo Quy chế tuyển sinh, thí sinh lưu ý sẽ bị đình chỉ thi đối với các thí sinh khi vào phòng thi mang theo tài liệu phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy hại khác
Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác. Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó…
Video đang HOT
Đặc biệt, tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
Có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng trong tuyển sinh Sử dụng văn bằng tốt nghiệp không hợp pháp Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức Có hành động phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác. Sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: 'Coi thi chưa nghiêm túc'
Ngoài nhận định như trên về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển còn cho rằng nếu coi thi chặt chẽ hơn, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ thấp hơn.
- Ông đánh giá thế nào về kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi?
- Cơ bản là nghiêm túc. Tất cả các khâu được chuẩn bị chu đáo. Năm nay, Bộ GD-ĐT phân cấp cho địa phương nhiều hơn nên các tỉnh có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, nói một cách công bằng, khâu coi thi vẫn chưa thật sự nghiêm túc. Nếu coi thi chặt chẽ hơn, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ thấp hơn.
Mấy năm trở lại đây, thi cử đã được siết chặt hơn, không còn hiện tượng trèo tường ném đề ra, ném bài vào như trước. Tất nhiên, vẫn chưa làm tốt việc không cho thí sinh sử dụng phao, trao đổi trong phòng thi. Những tiêu cực này không thể giải quyết trong một sớm một chiều. "Hai không" vẫn có tác dụng chứ không phải không, chúng tôi mong các địa phương làm nghiêm từng bước một. Vụ tiêu cực tại Trường THPT Dân lập Đồi Ngô là "rất cá biệt".
Hình ảnh giám thị để mặc thí sinh quay cóp tại hội đồng trường THPT Dân lập Đồi Ngô. (ảnh cắt ra từ clip).
- Vậy, bao giờ mới có kỳ thi thực sự nghiêm túc, thưa ông?
- Câu hỏi này rất khó trả lời. Có phải chỉ mình mình làm được đâu. Nói gì thì nói, cũng phải công nhận là có sức ép về tỉ lệ tốt nghiệp. Giải quyết sức ép thì chỉ có cách là phải dạy tốt, học tốt.
- Có một thực tế là lãnh đạo địa phương "giao tỉ lệ tốt nghiệp" cho giám đốc Sở GD-ĐT, ông nghĩ sao về việc này?
- Việc địa phương muốn có tỉ lệ tốt nghiệp cao là điều không trách được. Chỉ trách là yêu cầu đó không tính đến thực tế chất lượng đào tạo. Theo tôi, địa phương không nên gây áp lực cho nhà trường. Chỉ vì trước mắt muốn có tỉ lệ tốt nghiệp cao mà phải giả dối thì chất lượng đào tạo chắc chắn sẽ đi xuống.
Còn một điều tôi muốn nói, đó là sự nương tay của giáo viên đối với học sinh.
Học sinh Trường THPT Hùng Vương (quận 5 - TP.HCM) xem điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2012.
- Bộ GD-ĐT có chịu áp lực về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp không? Tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT năm nay lên đến 98,97%. Ông thấy thế nào với con số này?
- Không. Chúng tôi không chịu áp lực nào cả. Nói thật, tỉ lệ cao nhưng tôi không hẳn vui vì kỳ thi chưa thực sự nghiêm túc, cho dù chất lượng học sinh có tốt hơn.
- Với tỉ lệ cao như vậy, liệu có nên tồn tại một kỳ thi mà ai thi cũng đỗ?
- Tâm lý của học sinh là không thi không học, nếu không thi chất lượng sẽ ra sao?
- Bộ có hướng đổi mới thi cử trong những năm tới?
- Chưa cụ thể nhưng tôi có thể nói việc đánh giá, thi cử sẽ được đổi mới theo 3 hướng. Thứ nhất, nâng cao năng lực đánh giá học sinh trong quá trình dạy học, đồng thời đa dạng các hình thức đánh giá.
Thứ hai, kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học với đánh giá tổng kết cuối năm, cuối cấp. Việc bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, đặc biệt là bỏ thi tốt nghiệp THCS lẽ ra phải được bù lại bằng việc đánh giá trong quá trình dạy thì mình làm chưa tốt, chưa bù được việc bỏ một kỳ thi.
Thứ ba, sẽ đánh giá trên diện rộng, trong toàn quốc để thấy được mặt bằng chất lượng đào tạo. Qua đó, sẽ đề xuất, kiến nghị các giải pháp, chính sách phù hợp. Khi có chương trình và sách giáo khoa mới, bộ sẽ triển khai việc thay đổi đánh giá và lúc ấy, kỳ thi tốt nghiệp sẽ nhẹ nhàng hơn bây giờ rất nhiều.
Có lọt người lọt tội trong vụ Đồi Ngô? Trong kết luận thanh tra vụ tiêu cực thi cử ở hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô, Sở GD-ĐT Bắc Giang chỉ cho rằng lãnh đạo hội đồng coi thi buông lỏng công tác quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc điều hành, giám sát kỳ thi, không phát hiện tiêu cực. Thế nhưng, trước đó, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đã thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật do có hiện tượng làm lộ đề, đưa đề ra khỏi khu vực thi và gian lận thi cử có tổ chức. Trước đó, trong công văn ngày 11/6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định qua xem xét ban đầu cho thấy trong quá trình tổ chức thi, một số cán bộ nhà trường và hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô đã vi phạm nghiêm trọng quy chế, để thí sinh quay cóp, nhìn bài của nhau và có dấu hiệu giải bài từ ngoài đưa vào. Liên quan đến vụ này, mới đây, ông Nguyễn Văn Bảy, Trưởng Phòng Bảo vệ An ninh Nội bộ và Văn hóa Tư tưởng Công an tỉnh Bắc Giang, cho biết do các clip được cung cấp nhỏ giọt nên công tác điều tra gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm này, vụ việc chưa có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật, chỉ do một số giáo viên làm với tư cách cá nhân. Tuy nhiên, cách trả lời của ông Bảy khiến nhiều người không đồng ý. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa phân tích người sắp xếp vụ việc trước khi thi ở hội đồng này là hiệu trưởng, hiệu phó Trường THPT Dân lập Đồi Ngô. Không có việc giáo viên và nhân viên tự ý làm khi chưa có sự phân công của lãnh đạo trường. Trong khi 6 giáo viên vi phạm bị kiến nghị sa thải thì hiệu trưởng, hiệu phó của trường lại chỉ bị kiến nghị "không công nhận chức vụ quản lý" là quá vô lý. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng ở hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô rõ ràng là có tổ chức đưa bài giải từ ngoài vào cho thí sinh, điều này không chỉ vi phạm quy chế thi mà còn làm lộ bí mật đề thi, vốn được coi là bí mật quốc gia. Vì vậy, phải xử thật nghiêm người đứng ra tổ chức gian lận chứ không chỉ xử giáo viên. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết bộ sẽ xem xét kết luận của thanh tra Sở GD-ĐT Bắc Giang và nếu cần thiết sẽ có ý kiến với Sở GD-ĐT cũng như UBND tỉnh Bắc Giang.
Theo Người Lao động
Nhiều ĐH lỗ nặng vì... thí sinh dự thi quá đông Chưa năm nào TP.HCM có "cuộc chiến" tìm địa điểm đặt phòng thi như năm nay, có trường thuê phòng tận Bình Dương. Trong khi đó, chi phí cho giám thị, đề thi tăng phi mã. Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM cho biết, cụm thi tại thành phố có hơn 604.000 lượt thí sinh dự thi. Số thí sinh này...