Nữ giáo viên khiêu vũ mới 28 tuổi đã mắc ung thư giai đoạn cuối: Cảnh báo cơ thể “bốc mùi” ở 3 chỗ, cần đi khám gan khẩn cấp
Từ câu chuyện của nữ giáo viên này, các bác sĩ cũng cảnh báo gan là cơ quan không có cảm giác đau, nếu cơ thể xuất hiện mùi hôi bất thường, đặc biệt là hôi ở 3 vị trí này thì nên đi khám ung thư càng sớm càng tốt.
Ung thư gan từ lâu đã là căn bệnh “tử thần” khiến ai cũng khiếp sợ, những đối tượng mắc căn bệnh này thường là người trung niên, có thói quen uống rượu, ít vận động và có tiền sử viêm gan. Chính vì thế, trường hợp mắc bệnh của cô gái trẻ dưới đây đã khiến không ít người cảm thấy xót thương.
Vào ngày 2/6 vừa qua, tờ Sohu (Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp bệnh của một giáo viên khiêu vũ tên là Liễu, 28 tuổi. Trước khi phát hiện mắc bệnh, cô là người thường xuyên vận động, thích tập thể dục.
Cách đây nửa năm, cô Liễu bắt đầu nhận ra rằng cơ thể mình có nhiều mùi lạ, xuất hiện rõ nhất mỗi khi cô đang trong lớp dạy khiêu vũ, dù tắm bao nhiêu lần mùi hôi cũng không hết, điều đó khiến nữ giáo viên này cảm thấy không ít ngại ngùng khi giao tiếp.
Ảnh: Sohu
“Vì sao tự dưng cơ thể mình lại xuất hiện mùi hôi, có phải do gần đây mình đã khiêu vũ quá lâu nên đã đổ nhiều mồ hôi không? “, cô Liễu thầm nghĩ.
Thời gian đó lớp khiêu vũ có nhiều học viên hơn, vì vậy cô bận rộn không có thời gian đi khám. Tuy nhiên trong một lần, cô vô tình nghe được lời phàn nàn của phụ huynh về mùi hôi trên cơ thể mình nên cô đã hạ quyết tâm đến viện kiểm tra sức khỏe một lần.
Tại bệnh viện, nữ giáo viên khiêu vũ vô cùng suy sụp khi bác sĩ thông báo vùng gan có biểu hiện bất thường, kết quả xét nghiệm AFP trong gan là 470 UI/ml, trong khi đó chỉ số AFP của người bình thường chỉ là 25 UI/ml.
Sau khi tiến hành sinh thiết khối u trong gan và làm rất nhiều xét nghiệm cần thiết, cuối cùng bác sĩ chẩn đoán cô Liễu đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Từ câu chuyện của nữ giáo viên này, các bác sĩ cũng cảnh báo gan là cơ quan không có cảm giác đau, vì thế triệu chứng bệnh thường dễ nhầm lẫn. Nếu bất kỳ ai thấy cơ thể xuất hiện mùi hôi bất thường, đặc biệt là hôi ở 3 vị trí này thì nên đi khám ung thư càng sớm càng tốt.
Bác sĩ nhắc nhở: Khi cơ thể có mùi hôi ở 3 chỗ, cần đi khám gan khẩn cấp
1. Hôi miệng
Vừa ngủ dậy buổi sáng, miệng của chúng ta có thể xuất hiện mùi hôi. Tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn dù cho bạn đã đánh răng sạch sẽ, thì bạn nên tiến hành kiểm tra chức năng gan càng sớm càng tốt.
Khi gan bị tổn thương, quá trình chuyển hóa amoniac và nitơ bị cản trở, hai chất này trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài, sau khi tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ theo khoang miệng thoát ra ngoài, từ đó gây nên mùi hôi.
Video đang HOT
2. Nước tiểu có mùi hôi
Ở người khỏe mạnh, lần đi tiểu đầu tiên sẽ có mùi hôi thoang thoảng do sau 1 đêm ngủ, gan đã trải qua quá trình sửa chữa và đào thải độc tố, những chất cặn bã sẽ theo nước tiểu ra bên ngoài. Nhưng nếu sau nửa ngày mà đi vệ sinh vẫn xuất hiện mùi hôi nồng nặc thìrất có thể gan đã bị tổn thương.
Như đã nói ở trên, gan có nhiệm vụ chuyển hóa amoniac và nitơ, hai loại khí độc hại. Khi gan bị tổn thương, hai chất này không thể đào thải kịp thời, sau khi tích tụ trong cơ thể sẽ bị đào thải một phần ra ngoài theo đường nước tiểu khiến nước tiểu có mùi hôi nặng nề.
3. Mùi mồ hôi
Sau khi gan bị tổn thương, khi tốc độ trao đổi chất và khả năng giải độc của cơ thể bị cản trở, các chất độc, rác thải trong cơ thể không thể đào thải bình thường qua gan, sau khi cơ thể tích tụ quá nhiều sẽ bị thải ra ngoài qua lỗ chân lông trên da, khiến cơ thể có mùi hôi, mùi chua rõ rệt.
Hai thói quen này được gọi là “thủ phạm” gây bệnh gan
1. Thức khuya
11h đêm đến 2h sáng là thời gian gan đào thải rất nhiều độc tố, thời điểm này còn được gọi là “thời gian vàng giải độc”, nếu lúc này bạn chưa bước vào trạng thái ngủ sâu thì đó là có khả năng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho gan. Gan mất thời gian để tự phục hồi, lâu ngày gây viêm gan, và cuối cùng tiến triển thành bệnh ung thư.
2. Chế độ ăn uống kém khoa học
Thói quen ăn uống không tốt cũng có thể khiến gan bị tổn thương. Ví dụ: thường xuyên ăn thức ăn bị mốc, đồ chua, thức ăn nhiều dầu mỡ…
Thực phẩm bị mốc: Một khi thực phẩm bị mốc, nó sẽ sản sinh ra độc tố aflatoxin, có thể gây ung thư gan.
Thực phẩm giàu chất béo chứa nhiều calo: Sau khi cơ thể con người tiêu thụ sẽ làm tăng hàm lượng chất béo trong cơ thể và dễ gây ra gan nhiễm mỡ.
Đồ muối chua: Nó chứa nhiều nitrit, là chất gây ung thư.
Làm tốt một việc này, gan sẽ khỏe mạnh
Đó chính là: Tập thể dục mỗi ngày.
Tập thể dục là một liều thuốc tốt cho mọi lứa tuổi. Ngược lại, sự xuất hiện của bệnh tật có liên quan mật thiết đến việc lười vận động.
Thói quen lười vận động sẽ làm giảm tốc độ phân hủy chất béo, đồng thời khả năng kháng virus và khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm. Tập thể dục thường xuyên có thể tăng tốc độ phân hủy chất béo, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể ở một mức độ nhất định, giảm tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ.
Vàng da là dấu hiệu của bệnh ung thư nào?
Bệnh nhân ung thư đường mật sẽ tử vong do suy gan và di căn trong vòng 3-6 tháng nếu không được điều trị.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Hùng, Phó trưởng khoa Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM, vàng da có thể là một dấu hiệu của ung thư đường mật hoặc các bệnh lý lành tính khác như sỏi mật, xơ gan, viêm gan, tán huyết... mà người bệnh cần lưu ý.
Căn bệnh không thể dự phòng
Bác sĩ Hùng cho biết mới đây, khoa Tiêu hóa gan mật, tiếp nhận bệnh nhân H.H.Q. (60 tuổi, ngụ tại TP.HCM) đến khám do da và mắt ngày càng vàng.
Trước đó, ông Q. không chú ý đến điểm này và cũng không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, ông bắt đầu có triệu chứng ngứa toàn cơ thể, nước tiểu vàng sậm và đau bụng nên đi khám tại bệnh viện địa phương.
Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Bình Dân, ông Q. được chẩn đoán giãn đường mật, u đường mật vùng ống gan và được chỉ định phẫu thuật điều trị.
"Căn bệnh này không thể dự phòng mà chỉ có thể cố gắng tránh yếu tố nguy cơ. Do đó, đa số trường hợp phát hiện bệnh muộn, thời gian sống không nhiều", bác si Hùng nói.
Bác sĩ Hùng đang chăm sóc cho bệnh nhân có dấu hiệu ung thư đường mật. Ảnh: Trần Nhung.
Bác sĩ Hùng cho biết sỏi mật là nguyên nhân ngoại khoa chính gây ra tình trạng vàng da, song nguyên nhân đáng sợ nhất là ung thư đường mật. Vàng da do các u lành tính rất hiếm gặp. Đa số khối u phát hiện trên đường mật là ác tính.
Ung thư đường mật ít gặp hơn ung thư gan. Tuy nhiên, bệnh thường được phát hiện khá trễ, ảnh hưởng kết quả điều trị và thời gian sống của bệnh nhân.
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 8.000 trường hợp mới mắc ung thư đường mật. Một nghiên cứu của tác giả Kim và cộng sự tại Hàn Quốc khảo sát trong năm 2015, cho thấy tỷ lệ ung thư đường mật trong gan là 7,8/100.000 dân, ung thư đường mật ngoài gan là 6,5/100.000 dân.
Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đường mật trong gan là 15,9% và ngoài gan là 27,8%. Tuổi mắc bệnh trung bình trong cộng đồng là 50-70, nam nhiều hơn nữ và khoảng 25-57% có kèm sỏi mật.
Hiện nay, việc phát hiện sớm ung thư đường mật khá khó khăn, đặc biệt là khi có kết hợp sỏi đường mật. Đa số trường hợp khi được phát hiện, bệnh đã xâm lấn các mạch máu quan trọng của gan, khiến cuộc phẫu thuật cắt triệt để khối ung thư gặp nhiều khó khăn.
Ung thư đường mật diễn tiến âm thầm, khó phát hiện. Ảnh: Medical News Today.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường mật bao gồm nhiễm trùng mạn tính, ký sinh trùng, tiếp xúc các hóa chất dùng trong công nghiệp cao su. Ngoài ra, nang đường mật, xơ gan bẩm sinh, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, viêm loét đại tràng là các yếu tố thuận lợi đối với ung thư đường mật. Ung thư đường mật trên bệnh nhân viêm loét đại tràng có khuynh hướng diễn biến trầm trọng hơn.
Dấu hiệu và cách điều trị ung thư đường mật
Vàng da là triệu chứng phổ biến nhất khi mắc ung thư đường mật. Dấu hiệu này xuất hiện ở khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện đau bụng (30-50%), sốt nhiễm trùng đường mật, ngứa toàn thân, thiếu máu, chán ăn sụt cân. Trong các trường hợp muộn, người bệnh có xuất hiện báng bụng (dịch trong bụng).
Theo bác sĩ Võ Văn Hùng, việc chẩn đoán ung thư đường mật hiện nay không khó. Bác sĩ có thể dựa vào kết quả siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT Scan), chụp cộng hưởng từ mật tụy, nội soi ngược dòng, chụp đường mật xuyên gan qua da, sinh thiết và các xét nghiệm máu.
Vàng da là dấu hiệu điển hình khi mắc ung thư đường mật. Ảnh: Pintersest .
Phẫu thuật, hóa trị và chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư đường mật.
Do bản chất xâm lấn tại chỗ, khả năng phẫu thuật điều trị triệt để ung thư đường mật ít và khó thực hiện. Chỉ 15-30% trường hợp ung thư đường mật vùng rốn gan có thể cắt bỏ được. Đa số trường hợp ngoài việc cắt bỏ đường mật có u, bác sĩ phải cắt luôn phần gan có u xâm lấn.
Dự hậu của ung thư đường mật rất xấu, đặc biệt là ung thư vùng rốn gan. Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể tử vong do suy gan và di căn trong vòng 3-6 tháng. Trong nhiều trường hợp được phát hiện, khối u thường đã xâm lấn gan vào các cấu trúc quan trọng lân cận như mạch máu và bạch huyết.
Phẫu thuật điều trị ung thư đường mật rất phức tạp, chỉ được thực hiện tại một số trung tâm ngoại khoa lớn tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong trước, trong và sau phẫu thuật là 1,3-11%. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 35-50%.
Với các trường hợp ung thư đường mật giai đoạn muộn, đã có xâm lấn và di căn, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh chọn lựa điều trị bằng thủ thuật với mục đích giảm vàng da. Tuy nhiên, cách này không thể cải thiện thời gian sống của người bệnh.
Bác sĩ Hùng nhấn mạnh chúng ta không thể dự phòng hoàn toàn ung thư đường mật mà chỉ có thể tránh các yếu tố thuận lợi gây bệnh như hạn chế tiếp xúc hóa chất độc hại, điều trị các bệnh nhiễm trùng mạn tính, ký sinh trùng như giun sán, sỏi mật, viêm loét đại tràng và các bệnh đường mật khác (nang đường mật, xơ gan, viêm đường mật xơ hóa...).
Ngoài ra, người dân nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt người trên 50 tuổi. Đây là lứa tuổi thường gặp của bệnh ung thư đường mật.
Khi có dấu hiệu đau vùng bụng trên bên phải, tiểu vàng sậm, vàng da, vàng mắt, người dân nên đến ngay các cơ sở y tế để phát hiện bệnh sớm trong giai đoạn còn phẫu thuật triệt để.
Bệnh do rối loạn chuyển hóa đang gia tăng Kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Trước yêu cầu của sự phát triển thì công việc và áp lực cuộc sống cũng đè nặng trên vai mỗi người lao động, đặc biệt là lớp trẻ với công việc ít vận động, hoạt động trí não và làm việc nhiều với máy tính. Chế độ ăn...