Nỗ lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Căn cứ vào những yêu cầu thay đổi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Quảng Ninh đã và đang triển khai với quyết tâm đạt kết quả cao.
Năm học 2022-2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. Trong đó có dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ngoại ngữ, tin học trở thành môn học bắt buộc ở lớp 3, thay vì là môn học tự chọn như trước đây. Đối với khối lớp 10, thay vì 13 môn học cố định như trước, chương trình giáo dục phổ thông mới có 7 môn học bắt buộc và cho phép học sinh quyết định 5/9 môn học tự chọn, tùy theo năng khiếu, sở thích của mình. Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là: Ngữ văn, toán học, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương. Môn học tự chọn do học sinh lựa chọn 5 môn từ 3 nhóm môn: Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ và nghệ thuật (mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn).
Kế hoạch và lộ trình đổi mới đã có, nhưng thực tế khi triển khai các trường đều phải rất nỗ lực trong bối cảnh thiếu giáo viên các môn học mới, đang là khó khăn chung. Tại Ba Chẽ, trên cơ sở biên chế hiện có Phòng GD&ĐT huyện đã linh hoạt, phân công, luân chuyển giáo viên hợp lý để tổ chức giảng dạy cho các trường. Đồng thời, các nhà trường cũng triển khai theo cách riêng của mình để chương trình không bị gián đoạn.
Tiết học toán tại lớp 3D Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ).
Cô giáo Nguyễn Thu Hoài, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ), cho biết: Nhà trường hiện đang thiếu giáo viên ngoại ngữ và tin học. Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đã tự tìm giải pháp bằng cách hợp đồng thêm 1 giáo viên ngoại ngữ. Còn đối với môn tin học hiện nay không có giáo viên cũng như cơ sở vật chất máy móc, nên tạm thời nhà trường đẩy tiết học môn công nghệ lên học trước, chờ đến khi có máy móc và giáo viên để dạy thì sẽ học bù sau. Rất mong Phòng GD&ĐT huyện và Sở GD&ĐT có phương án sớm cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, cũng như giáo viên để nhà trường có thể thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Tại trường THCS Quảng Lâm (huyện Đầm Hà), 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, việc thay đổi SGK lớp 7 với những chương trình mới được áp dụng khiến nhiều học sinh khá khó khăn trong cách tiếp cận. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo, nhà trường đang dần đưa những kiến thức mới vào bài giảng sao cho học sinh dễ hiểu nhất. Em Chíu Nhì Múi, học sinh lớp 7A Trường THCS Quảng Lâm, cho biết: Năm nay học sách mới, kiến thức mới, trường em còn rất nhiều khó khăn do các thiết bị dạy học cho từng bộ môn theo chương trình mới chưa đầy đủ. Hiện tại các thầy cô đang tận dụng lại cơ sở vật chất của những năm trước để đưa vào sử dụng, giảng dạy cho chúng em.
Năm học này là năm đầu tiên, lớp 10 học SGK và chương trình mới. Đây cũng là lớp đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Học sinh được lựa chọn 4 môn học khác nhau, ngoài các môn chính.
Để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy theo nguyện vọng của học sinh, điều này khá vất vả, nhưng sẽ phát huy được điểm mạnh của học sinh, là tiền đề tốt cho các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Năm học 2022-2023, trường THPT Hoành Bồ đón hơn 200 học sinh vào lớp 10.
Video đang HOT
Cô giáo Nguyễn Thị Định, Hiệu trưởng Trường THPT Hoành Bồ (TP Hạ Long) cho biết: “Chương trình đã được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã được tập huấn các mô-đun do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức nên đều đã nắm chắc nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình mới cũng gặp những khó khăn, trong đó có việc xây dựng tổ hợp môn học lựa chọn theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh, vừa phải căn cứ vào đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, bởi nếu để lựa chọn tự do thì các tổ hợp rất đa dạng, không thể đáp ứng được. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của ngành, Nhà trường đã chủ động xây dựng 5 tổ hợp môn học lựa chọn trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ hiện có và đã thông báo công khai trong phương án tuyển sinh năm học 2022-2023; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, tư vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh để các em học sinh lớp 10 hiểu rõ và đăng ký tổ hợp môn học cho phù hợp với năng lực, sở trường, mong muốn của bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai”.
Căn cứ vào những yêu cầu thay đổi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Quảng Ninh đã và đang triển khai với quyết tâm đạt kết quả cao.
Năm học 2022-2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. Trong đó có dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ngoại ngữ, tin học trở thành môn học bắt buộc ở lớp 3, thay vì là môn học tự chọn như trước đây. Đối với khối lớp 10, thay vì 13 môn học cố định như trước, chương trình giáo dục phổ thông mới có 7 môn học bắt buộc và cho phép học sinh quyết định 5/9 môn học tự chọn, tùy theo năng khiếu, sở thích của mình. Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là: Ngữ văn, toán học, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương. Môn học tự chọn do học sinh lựa chọn 5 môn từ 3 nhóm môn: Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ và nghệ thuật (mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn).
Kế hoạch và lộ trình đổi mới đã có, nhưng thực tế khi triển khai các trường đều phải rất nỗ lực trong bối cảnh thiếu giáo viên các môn học mới, đang là khó khăn chung. Tại Ba Chẽ, trên cơ sở biên chế hiện có Phòng GD&ĐT huyện đã linh hoạt, phân công, luân chuyển giáo viên hợp lý để tổ chức giảng dạy cho các trường. Đồng thời, các nhà trường cũng triển khai theo cách riêng của mình để chương trình không bị gián đoạn.
Tiết học toán tại lớp 3D Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ).
Cô giáo Nguyễn Thu Hoài, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ), cho biết: Nhà trường hiện đang thiếu giáo viên ngoại ngữ và tin học. Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đã tự tìm giải pháp bằng cách hợp đồng thêm 1 giáo viên ngoại ngữ. Còn đối với môn tin học hiện nay không có giáo viên cũng như cơ sở vật chất máy móc, nên tạm thời nhà trường đẩy tiết học môn công nghệ lên học trước, chờ đến khi có máy móc và giáo viên để dạy thì sẽ học bù sau. Rất mong Phòng GD&ĐT huyện và Sở GD&ĐT có phương án sớm cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, cũng như giáo viên để nhà trường có thể thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Tại trường THCS Quảng Lâm (huyện Đầm Hà), 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, việc thay đổi SGK lớp 7 với những chương trình mới được áp dụng khiến nhiều học sinh khá khó khăn trong cách tiếp cận. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo, nhà trường đang dần đưa những kiến thức mới vào bài giảng sao cho học sinh dễ hiểu nhất. Em Chíu Nhì Múi, học sinh lớp 7A Trường THCS Quảng Lâm, cho biết: Năm nay học sách mới, kiến thức mới, trường em còn rất nhiều khó khăn do các thiết bị dạy học cho từng bộ môn theo chương trình mới chưa đầy đủ. Hiện tại các thầy cô đang tận dụng lại cơ sở vật chất của những năm trước để đưa vào sử dụng, giảng dạy cho chúng em.
Năm học này là năm đầu tiên, lớp 10 học SGK và chương trình mới. Đây cũng là lớp đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Học sinh được lựa chọn 4 môn học khác nhau, ngoài các môn chính.
Để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy theo nguyện vọng của học sinh, điều này khá vất vả, nhưng sẽ phát huy được điểm mạnh của học sinh, là tiền đề tốt cho các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Năm học 2022-2023, trường THPT Hoành Bồ đón hơn 200 học sinh vào lớp 10.
Cô giáo Nguyễn Thị Định, Hiệu trưởng Trường THPT Hoành Bồ (TP Hạ Long) cho biết: “Chương trình đã được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã được tập huấn các mô-đun do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức nên đều đã nắm chắc nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình mới cũng gặp những khó khăn, trong đó có việc xây dựng tổ hợp môn học lựa chọn theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh, vừa phải căn cứ vào đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, bởi nếu để lựa chọn tự do thì các tổ hợp rất đa dạng, không thể đáp ứng được. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của ngành, Nhà trường đã chủ động xây dựng 5 tổ hợp môn học lựa chọn trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ hiện có và đã thông báo công khai trong phương án tuyển sinh năm học 2022-2023; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, tư vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh để các em học sinh lớp 10 hiểu rõ và đăng ký tổ hợp môn học cho phù hợp với năng lực, sở trường, mong muốn của bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai”.
Triển khai GDPT mới, số lượng học sinh chọn Lịch sử ít nhưng sẽ chất lượng
Ở Chương trình giáo dục phổ thông mới, Lịch sử không còn là môn bắt buộc, có thể ít học sinh chọn môn học này nhưng đó sẽ là con số có chọn lọc và chất lượng.
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12.
Nội dung giáo dục cấp trung học phổ thông gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn. Trong đó, 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Cũng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Lịch sử thuộc nhóm môn lựa chọn. Do đó, nhiều ý kiến lo ngại học sinh sẽ quay lưng với môn học này bởi từ trước đến nay môn học này được gán mác là "khó" bởi nội dung bài học thường rất dài, nhiều mốc thời gian, dữ liệu và sự kiện.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng - Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay: "Đối với chương trình hiện tại, Lịch sử là môn học bắt buộc, nhiều em vẫn còn chểnh mảng, học chưa nghiêm túc. Thực tế một vài năm trở lại đây điểm của môn Lịch sử luôn xếp cuối bảng trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Sắp tới khi triển khai chương trình mới đúng là sẽ có nhiều lo ngại học sinh không chọn học môn Lịch sử".
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng - Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến việc dạy và học Lịch sử chưa đạt hiệu quả khiến học sinh không hứng thú với môn học.
Thứ nhất, ý thức của người học chưa tốt. Nếu không có ý thức học tập thì học sinh khó có thể tìm ra phương pháp học phù hợp cho bản thân và dễ dẫn đến tình trạng học thuộc lòng, học vẹt, học để chống đối.
Thứ hai, chương trình giáo dục phổ thông đối với môn Lịch sử hiện nay quá nặng. Sách giáo khoa nhiều số liệu, kiến thức trong sách thừa chữ, thừa con số, nhưng thiếu hình ảnh.
Thứ ba, phương pháp dạy học của giáo viên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, cùng là đào tạo giáo viên dạy Lịch sử nhưng chương trình của các trường đại học không giống nhau, không đồng đều về mặt chất lượng.
Thứ tư, đối với môn Lịch sử, những em nào có định hướng thi học sinh giỏi hoặc xét tuyển vào đại học bằng tổ hợp có môn Lịch sử thì mới đầu tư thời gian học tập. Trong khi đó những môn như Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, học sinh học thêm khá nhiều, học thêm ngay từ bậc tiểu học.
Tuy nhiên, Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng cho rằng, không nên đánh giá vấn đề phiến diện theo một chiều bởi hiện tại vẫn có một số lượng lớn học sinh yêu thích Lịch sử. Điển hình là hàng năm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển được rất nhiều sinh viên giỏi để đào tạo và điểm đầu vào của khoa Lịch sử những năm gần đây luôn ở ngưỡng cao, không dưới 25 điểm.
Cũng theo Phó Trưởng bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sắp tới Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ phân hóa đối tượng học sinh rất rõ rệt.
Ngay khi vào cấp 3, các em học sinh sẽ được nhà trường hướng dẫn cách lựa chọn môn, tổ hợp các môn nhằm giúp các em có cơ hội tốt tiếp cận với năng lực, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân. Vì vậy, những em lựa chọn Lịch sử chắc chắn là những em có niềm yêu thích hoặc đã xác định được công việc mà mình mong muốn gắn bó trong tương lai liên quan ít nhiều đến môn học này.
Nếu như chương trình hiện hành, nhiều học sinh chọn Lịch sử để thi qua điểm liệt và được xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông thì tới đây khi môn học này không còn bắt buộc, học sinh chọn học Lịch sử có thể ít những sẽ là con số chọn lọc và chất lượng.
Chia sẻ thêm về chương trình giáo dục phổ thông 2018, Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng nêu quan điểm: "Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng làm hai giai đoạn là cơ bản và hướng nghiệp. Bắt đầu từ lớp 10, nội dung kiến thức sẽ chuyên sâu, chuyên biệt hơn theo hướng phân hóa và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Theo tôi, môn học nào cũng quan trọng, chương trình được nghiên cứu trong nhiều năm, chắc chắn đội ngũ xây dựng chương trình đã cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vì vậy, chúng ta không nên nghĩ theo hướng môn Lịch sử trở thành môn lựa chọn là không coi trọng, không nhìn nhận đúng vị trí của nó trong nền giáo dục. Các em học Lịch sử từ lớp 4 đến lớp 9 là đủ khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Ở bậc trung học phổ thông, chúng ta nên tôn trọng quyền lựa chọn của học sinh để các em được phát huy tối đa năng lực và sở trường của mình".
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Hưởng cũng bày tỏ sự kỳ vọng đối với bộ sách giáo khoa theo chương trình mới. Bộ sách được biên soạn theo hướng phát triển năng lực của người học, sẽ giúp học sinh học tập hiệu quả và có cách nhìn khác tích cực hơn với môn Lịch sử.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ không đề cập đến hình thức kiểm tra môn Ngữ văn GDVN- Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH không có câu, chữ nào hướng dẫn hình thức kiểm tra tự luận hay tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan đối với môn Ngữ văn. Sau một số thông tin năm học 2022-2023 sẽ áp dụng hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan kiểm tra môn Ngữ văn đối với những...