Nỗ lực nâng chuẩn đội ngũ đáp ứng chương trình GDPT mới
Nhiệm kỳ 2016 – 2020, Nghệ An đạt nhiều thành quả đột phá về giáo dục mũi nhọn, chất lượng giáo dục đại trà chuyển biến tích cực, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
Nghệ An thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp đổi mới giáo dục ở cả đồng bằng và miền núi.
Trong thời gian tới, ngành tiếp tục có những giải pháp quan trọng để thực hiện chương trình GDPT 2018, phát huy truyền thống, đưa giáo dục và đào tạo của tỉnh phát triển đồng bộ.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Trong 5 năm qua, Nghệ An thực hiện nhiều đổi mới về giáo dục và đào tạo. Trong đó, ngành đã đổi mới về quy chế kiểm tra, đánh giá học sinh. Giảm tải các kỳ thi, góp phần tạo niềm tin của người dân vào ngành Giáo dục. Dần bãi bỏ các cuộc thi không hiệu quả, gây áp lực cho học sinh mà chỉ còn tổ chức Kỳ thi HSG cấp huyện, thành, thị cho HS lớp 9; thi HSG cấp tỉnh cho học sinh lớp 9, 11, 12; kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT; thi KHKT học sinh trung học và Kỳ thi THPT quốc gia (theo quy định của Bộ GD&ĐT).
Tỉnh Nghệ An vinh danh em Phạm Trung Quốc Anh – Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế năm 2020
Bước đầu triển khai có hiệu quả thí điểm 14 trường trung học trọng điểm chất lượng cao. Công tác phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề và du học có chuyển biến tốt. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, để tăng cường các kỹ năng, năng khiếu, sự sáng tạo của học trò, ngành giáo dục Nghệ An đã tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hóa, văn nghệ, ngày hội thể thao…
Nghệ An cũng tập trung phát triển hiệu quả dạy học miền núi, coi đó là mục tiêu quan trọng để nâng cao chất lượng lượng giáo dục chung của toàn tỉnh. Tập trung rà soát, điều chỉnh quy mô, mạng lưới trường lớp để đảm bảo phù hợp chủ trương tinh giản biên chế.
Kết thúc nhiệm kỳ 2016 – 2020, về chất lượng mũi nhọn, Nghệ An tiếp tục là những tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước. Số học sinh giành huy chương Olympic quốc tế, khu vực có mặt ở tất cả các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Sinh học và giao lưu Olympic Tiếng Nga, tiếng Pháp. Số lượng và chất lượng giải HSG quốc gia qua các năm xếp thứ hạng cao.
Nghệ An đang triển khai ổn định chương trình SGK lớp 1 mới
Về chất lượng đại trà, Nghệ An hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia với 1.054 trường đạt chuẩn, tỷ lệ 72,6% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 70%). Tỷ lệ này cũng cao hơn bình quân chung cả nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngành Giáo dục Nghệ An vẫn có nhiều khó khăn và tồn tại chưa được giải quyết. Chất lượng giáo dục chênh lệch lớn giữa các huyện miền xuôi và 10 huyện miền núi.
Cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, đặc biệt là khi triển khai chương trình phổ thông 2018 còn nhiều khó khăn. Vẫn còn hơn 1.000 điểm trường lẻ, hơn 1.200 phòng học tạm, mượn.
Theo ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, thời gian tới ngành sẽ tiếp xây dựng kế hoạch phù hợp, có giải pháp đột phá để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đồng thời sẽ rà soát quy hoạch trường lớp để phù hợp với vùng, miền, giảm điểm lẻ.
Đội ngũ quyết định thành công của chương trình GDPT mới
Thực hiện chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu các cơ sở giáo dục cần phải thực sự chủ động vào cuộc, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong các hoạt động. Trong đó, mỗi cơ sở giáo dục phải xây dựng được chương trình nhà trường, tầm nhìn, chiến lược, triết lý giáo dục phù hợp. Từ đó làm kim chỉ nam trong nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nhà trường lâu dài.
Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết ngành sẽ có giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Hiện Nghệ An có đội ngũ cán bộ nhà giáo, quản lý có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới với hơn 50 nghìn người. Trước 1/7/2020, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, tỷ lệ trên chuẩn đào tạo ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên, thực hiện Luật Giáo dục sửa đổi, nhiều giáo viên Nghệ An chưa đủ chuẩn theo quy định mới, chủ yếu là giáo viên tiểu học. Bên cạnh đó, giáo viên trước đây được các trường sư phạm đào tạo theo phương thức tiếp cận nội dung. Trong khi chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu giáo viên phải dạy học sinh theo hướng phát triển tri thức và phẩm chất năng lực.
Xác định đội ngũ là yếu tố quyết định thành công của chương trình GDPT 2018, ngành Giáo dục Nghê An đã xây dựng kế hoạch bài bản, bồi dưỡng giáo viên. Trong đó đặc biệt tập huấn vấn đề mà chương trình phổ thông mới yêu cầu.
Từ năm 2019, ngành Giáo dục và đào tạo Nghệ An đã bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn cho gần 2.400 giáo viên lớp 1, gần 600 cán bộ quản lý tiểu học. Hiện tỉnh tiếp tục tập huấn cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn THCS chuẩn bị dạy lớp 6.
Một khó khăn và tồn tại lớn của Nghệ An hiện nay là tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. là thiếu giáo viên ở các bậc học, trong đó chủ yếu tập trung ở bậc mầm non và cấp tiểu học.
Chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên miền núi và đồng bằng Nghệ An đang có nhiều chênh lệch.
Trước mắt, tỉnh Nghệ An đã ban hành văn bản 440 để hướng dẫn cho việc xã hội hóa và để các trường chủ động trong việc thuê và hợp đồng giáo viên dạy theo tiết và bước đầu giải quyết bài toán khó khăn về mặt biên chế. Về phía ngành giáo dục đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh Nghệ An có văn bản gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ trình Chính phủ xin bổ sung đủ đội ngũ.
Một khó khăn nữa trong cơ cấu đội ngũ giáo viên có sự bất cập giữa miền xuôi và các huyện miền núi. Trong đó, không ít thầy cô giáo cắm bản vùng cao khi thực hiện Chương trình tiểu học năm 2000 chỉ có trình độ 7 3 hoặc 10 1, 10 2. Hiện đội ngũ này đều đã có tuổi và khó đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới.
Trước thực tế này, ngành giáo dục Nghệ An đưa ra giải pháp “trường giúp trường, phòng giúp phòng”. Ngoài hỗ trợ về cơ sở vật chất, thì các nhà trường, Phòng GD&ĐT vùng thuận lợi còn giúp đỡ về chuyên môn như: xây dựng chiến lược phát triển nhà trường và kế hoạch môn học, hỗ trợ bồi dưỡng đội ngũ. Trao đổi chuyên môn, đưa giáo viên cốt cán của miền xuôi lên miền núi để dạy mẫu, phối hợp bồi dưỡng học sinh, giáo viên giỏi.
“Riêng vấn này, sắp tới Sở Giáo dục và đào tạo sẽ xây dựng cơ chế riêng, có cam kết, đưa vào đánh giá hàng năm và xem đây là trách nhiệm với ngành. Sở cũng sẽ điều động giáo viên theo hướng cử đi công tác trong thời gian ngắn để hỗ trợ và triển khai dạy mẫu chương trình mới”, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định.
Ngành giáo dục tỉnh cũng kỳ vọng với những giải pháp căn cơ, xuất phát từ thực tiễn địa phương, sẽ góp phần tháo gỡ dần vướng mắc, khó khăn trong triển khai chương trình GDPT 2018. Từ đó thực hiện hiệu quả, thiết thức đổi mới giáo dục và đào tạo. Đưa chất lượng giáo dục Nghệ An phát triển, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
"Chàng trai vàng" Olympic Quốc tế: Hóa học mang đến những điều kỳ diệu
Phạm Trung Quốc Anh vừa giành huy chương vàng Olympic Hóa học quốc tế 2020.
Tham dự Olympic Hóa học quốc tế 2020, đội tuyển Việt Nam xuất sắc giành 4 huy chương Vàng.
Phạm Trung Quốc Anh - học sinh lớp 12A4 trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) vinh dự là 1 trong 4 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng.
Từ lúc tham gia vào đội tuyển cấp trường, khát khao tham dự cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế với Quốc Anh càng lớn hơn, em muốn cùng tranh tài và thử sức bản thân với môn học sở trường.
Phạm Trung Quốc Anh (thứ 2 từ phải sang) cùng đội tuyển Việt Nam trong kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2020. Ảnh: NVCC
Quốc Anh chia sẻ "Đến bây giờ em vẫn không quên khoảnh khắc xem trực tiếp lễ trao giải, em đã vỡ òa hạnh phúc, phấn khởi vô cùng khi đoàn Việt Nam giành 4 huy chương Vàng.
Thành tích này là kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của em, của các bạn và các thầy cô giáo. Em thực sự hài lòng với kết quả đó".
Bắt đầu nuôi dưỡng tình yêu hóa học từ những năm học cấp 2, với Quốc Anh, môn học này mang đến nhiều điều thú vị và đặc biệt.
"Cô giáo dạy cấp 2 là người đã động viên và khơi dậy niềm đam mê hóa học trong em. Và chính những điều kì diệu và tuyệt đẹp của hoá học khiến em càng hứng thú với môn học này", Quốc Anh tâm sự.
Những phản ứng hóa học đối với Quốc Anh là "rất kì diệu, nó khơi gợi trí tò mò" và giúp chàng trai cảm nhận được "sự biến đổi đẹp đẽ lạ thường" của các chất.
Hơn nữa, những điều mới lạ của hóa học qua những bài giảng của thầy cô cho Quốc Anh hiểu thêm về tầm quan trọng và vai trò to lớn của môn học này đối với đời sống con người. Đó chính là lý do nam sinh trường chuyên Phan Bội Châu quyết tâm theo đuổi, chinh phục môn học thú vị này.
Dù vậy, hóa học cũng khiến cậu học sinh gặp không ít khó khăn, trở ngại.
"Điều khó khăn nhất khi học hoá đó là liên tưởng đến thực nghiệm. Bởi đây là môn học đòi hỏi tính thực nghiệm cao trong khi em thì không có nhiều điều kiện để làm. Em chủ yếu xem trên các video nhưng sẽ khó hình dung hơn. Nếu có vấn đề khúc mắc, em sẽ tham khảo những người đi trước", Quốc Anh chia sẻ kinh nghiệm học Hóa.
Quốc Anh cho rằng tình yêu với môn Hóa học của mình được bắt đầu từ "sở thích", nhờ quá trình học tập, gặt hái được một số thành tích đã đưa "sở thích" ấy trở thành đam mê.
Và quả thật, với bảng thành tích của mình, "chàng trai vàng" khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.
Năm học lớp 9, Quốc Anh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi Tỉnh môn Hóa học và em cũng là thủ khoa đầu vào của trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu.
Dưới mái trường trung học phổ thông, 2 năm liên tiếp Quốc Anh đều đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Đặc biệt, thành tích mới nhất là tấm huy chương vàng kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế.
Phạm Trung Quốc Anh (cầm hoa) cùng bạn bè trong trong buổi lễ tại trường trung học phổ thông Phan Bội Châu. Ảnh: NVCC
Chia sẻ về bí quyết chinh phục môn hóa học, chàng trai khiêm tốn: "Em không có bí quyết gì cao siêu, em chỉ đơn giản là yêu thích môn học này, thầy cô giảng bài hay thì việc tiếp nhận kiến thức rất dễ dàng. Về nhà, em tìm hiểu sâu hơn về những gì đã được học. Để học tốt thì cần làm nhiều bài tập, tự chữa bài, sửa lỗi và rút kinh nghiệm".
Tuy nhiên, không có con đường nào rải đầy hoa hồng, với Quốc Anh, việc học tập cũng có những giây phút chán nản, có những lần vấp ngã, thất bại.
"Từ năm lớp 11, em đã tham gia kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế nhưng em đã không có cơ hội khi em chỉ xếp thứ 5, cách người thứ 4 chỉ 0.2/46 điểm.
Kết quả lần đó khiến em rất buồn nhưng em nhớ lại lời cô giáo chủ nhiệm cấp 2 của mình: Đừng so sánh mình với người khác mà hãy so sánh với chính bản thân mình ngày hôm qua. Nhìn lại chặng đường đã qua, em thấy mình tiến bộ hơn nhiều, em quyết tâm chinh phục đỉnh cao thêm một lần nữa. Và hôm nay em đã làm được điều đó."
Ngay cả kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm nay, đã có thời điểm Quốc Anh tưởng rằng mình lại lỡ mất cơ hội khi thông tin kỳ thi tuyển chọn đội tuyển có thể bị hủy. Trong khi vòng thi đầu tiên Quốc Anh vẫn xếp thứ 5.
"Nhưng may mắn đã mỉm cười với em, cuộc thi vẫn được tổ chức và em đã vượt qua thử thách để đạt được kết quả như ngày hôm nay", Quốc Anh nói.
Giành thành tích cao nhưng với Quốc Anh, tấm huy chương Vàng mà em có được là nhờ những bài học quý giá của thầy cô, sự quan tâm, hỗ trợ của bố mẹ cũng như sự động viên từ phía bạn bè và những người xung quanh.
Chia sẻ về kế hoạch tương lai, nam sinh dự định sẽ học tiếng Anh và các kỹ năng cơ bản để hoàn thiện bản thân. Em cũng sẽ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê hóa học, chọn một ngành học để sau này mang tri thức giúp ích cho cuộc sống con người.
Giành 4 HCV, đội Olympic Hoá học Việt Nam đạt thành tích cao nhất trong lịch sử Đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Hóa học quốc tế xếp thứ 2 sau Hoa Kỳ, với 4/4 học sinh dự thi giành Huy chương Vàng. Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay. 4 học sinh đoạt Huy chương Vàng gồm: Em Lý Hải Đăng, học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng); em Nguyễn Hoàng...