Ninh Bình: 8/8 huyện, thành phố xuất hiện ca sốt xuất huyết
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, tính đến ngày 21/7 địa phương này đã ghi nhận 32 ca mắc sốt xuất huyết tại 8/8 huyện, thành phố.
Trong đó có 06 ổ dịch với 7 bệnh nhân nội tỉnh, 25 ca xâm nhập từ tỉnh ngoài, 03 ổ dịch đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mới.
Các ca bệnh đều được ghi nhận và điều trị tại cơ sở y tế: Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh 1 ca; BVĐK huyện Nho Quan 6 ca; BVĐK thành phố Tam Điệp 1 ca; BVĐK tỉnh Ninh Bình 20 ca; Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình 4 ca.
Hiện BVĐK tỉnh Ninh Bình đang điều trị cho 8 bệnh nhân sốt xuất huyết, số ca bệnh chủ yếu là người ngoại tỉnh.
Để chủ động phòng dịch, tại các khoa là nơi tiếp nhận và cấp cứu bệnh nhân đầu tiên của Bệnh viện như khoa Khám bệnh, khám bệnh yêu cầu và cấp cứu luôn đề cao công tác phòng chống dịch, thăm khám, khai thác kỹ thông tin.
Đặc biệt lưu ý đến các trường hợp mới đi từ các vùng có dịch và các vùng lân cận, để kịp thời khám sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh. Trong trường hợp có bệnh nhân nghi lây nhiễm sốt xuất huyết chuyển ngay đến khoa Truyền nhiễm cách ly điều trị.
Video đang HOT
Cán bộ ngành y tế Ninh Bình hướng dẫn người dân cách diệt loăng quăng, bọ gậy tại nhà.
Ngành Y tế Ninh Bình đã phối hợp cùng các cấp ngành và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết đến mọi người dân, thực hiện các biện pháp phòng dịch như thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước đọng.
Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sạch sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi. Mặc quần áo dài tay, ngủ màn kể cả ban ngày. Định kỳ phun hóa chất diệt muỗi tại nhà, xung quanh khu vực sinh sống.
Ngành Y tế Ninh Bình khuyến cáo người dân, nếu có các dấu hiệu mắc bệnh như: sốt, đau đầu, phát ban… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất trường hợp bệnh diễn biến nặng và tử vong do sốt xuất huyết.
Bộ Y tế: Cúm A vẫn trong tầm kiểm soát, chưa phát hiện chủng có độc lực cao
Theo Bộ Y tế, hệ thống giám sát của Cục Y tế dự phòng chưa phát hiện chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8.
Tại hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 diễn ra chiều 21/7, đại diện Bộ Y tế cho biết, hiện có 4 dịch bệnh đang lưu hành tại Việt Nam là COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và cúm. Trong đó, các ca cúm có xu hướng tăng tại miền Bắc thời gian gần đây.
Tại Hà Nội, ghi nhận 2.065 trường hợp cúm A. 4 tháng đầu năm 2020, mỗi tháng ghi nhận dưới 400 ca/tháng, sang tháng 5, số ca mắc tăng lên 556 ca, tháng 6 tăng lên gần 900 ca/tháng.
Bệnh nhân điều trị cúm A tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Cũng thông tin về dịch cúm A, TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua nhiều tỉnh, thành ghi nhận các trường hợp cúm nhập viện gia tăng, trong đó phần lớn là các chủng cúm A không có độc lực cao.
Về tình hình các ca cúm A mắc chủng thường nhưng vẫn tăng nhanh, TS Tâm cho rằng: "Một năm ghi nhận 600.000 - 1 triệu ca không phải tăng đột biến. Tại Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm số ca mắc cúm A thấp hơn năm ngoái. Hà Nội cũng tăng nhẹ và chưa nằm ngoài kiểm soát của ngành y tế".
Lý giải nguyên nhân số ca cúm A tăng, TS. Nguyễn Lương Tâm phân tích, trong 2 năm dịch COVID-19, người dân mang khẩu trang nhiều, thực hiện giãn cách, tuân thủ phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay sát khuẩn nên số ca cúm A ít. Tuy nhiên sau khi khống chế được COVID-19, người dân chủ quan hơn trong phòng chống dịch, vì vậy, số ca mắc có xu hướng tăng.
"Tuy nhiên đến nay, chúng ta chưa ghi nhận tình trạng tử vong do cúm A, các ca phần lớn đều có triệu chứng nhẹ", TS. Tâm thông tin.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, số ca mắc cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây. Hiện nay lưu hành chủ yếu là cúm A (H3N2, H1N1) và cúm B. Đây là những chủng cúm đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.
"Đến nay, chúng ta chưa phát hiện các chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8. Tuy nhiên, số nhập viện có xu hướng tăng trong thời gian gần đây", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Diệt lăng quăng đừng quên trị muỗi trong nhà Số ca mắc sốt xuất huyết của cả nước đang tiếp tục gia tăng. Mưa nhiều là điều kiện phát sinh mầm bệnh, đe dọa đến sức khỏe của người dân. Người dân thu dọn thùng xốp có chứa lăng quăng tại khu vực dân cư - Ảnh: THU HIẾN Các chuyên gia y tế khuyến cáo có thể phòng bệnh sốt xuất...