Diệt lăng quăng đừng quên trị muỗi trong nhà
Số ca mắc sốt xuất huyết của cả nước đang tiếp tục gia tăng. Mưa nhiều là điều kiện phát sinh mầm bệnh, đe dọa đến sức khỏe của người dân.
Người dân thu dọn thùng xốp có chứa lăng quăng tại khu vực dân cư – Ảnh: THU HIẾN
Các chuyên gia y tế khuyến cáo có thể phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách diệt muỗi, lăng quăng ngay tại nhà bằng những biện pháp hiệu quả.
Tràn lan thuốc diệt muỗi
Chỉ cần gõ từ khóa “thuốc diệt muỗi” trên Google, hàng chục trang rao bán các loại thuốc diệt côn trùng khác nhau và đều được quảng cáo có công dụng nhanh chóng. Tất cả các sản phẩm này đều cam kết diệt muỗi triệt để, được Bộ Y tế chứng nhận và nhập khẩu từ Anh, Nhật Bản, Thái Lan…
Thấy con trai mình có dấu hiệu sốt nhiều ngày, mệt mỏi, đau đầu, chị N.T.K. (39 tuổi, Bình Chánh) liền đưa cháu đến bệnh viện thăm khám. Chẩn đoán cho biết cháu mắc sốt xuất huyết.
“Đến giờ tôi vẫn chưa biết được nguồn lây từ đâu. Cháu có ngủ màn, trạm y tế đã đến phun thuốc tại các khu vực xung quanh nhà. Tôi có ý định mua thêm các loại thuốc diệt muỗi để phun thường xuyên, nhưng không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe không”, chị K. thắc mắc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Lê Hồng Nga – phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM – cho biết hóa chất diệt muỗi có rất nhiều loại, tuy nhiên chỉ những loại Bộ Y tế cấp phép mới được sử dụng. Hiện chương trình phòng chống sốt xuất huyết không khuyến cáo người dân sử dụng hóa chất để diệt lăng quăng.
Video đang HOT
Với diệt muỗi, người dân có thể sử dụng bình xịt côn trùng được cấp phép trong phạm vi hộ gia đình, tuy nhiên phải chú ý thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sản phẩm có nhãn mác, nhà sản xuất.
“Ngành y tế sẽ có những chỉ định chuyên môn để phun hóa chất diệt muỗi tại các nơi có dịch, nhiều ca bệnh…. Người dân cần chủ động thông tin để hỗ trợ ngành y tế phun, xịt thuốc muỗi, điều tra dịch tễ, khoanh vùng, xử lý hóa chất, chỉ định loại hóa chất.
Người dân có thể sử dụng nhang muỗi, kem chống muỗi, tuy nhiên chú ý đến hướng dẫn sử dụng, chỉ định của nhà sản xuất”, bác sĩ Nga thông tin thêm.
3 lưu ý quan trọng khi diệt muỗi, lăng quăng
Đại diện Phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết hiện biện pháp phòng sốt xuất huyết hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi và lăng quăng, bọ gậy. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các loại hóa chất diệt muỗi, lăng quăng cần chú ý các vấn đề sau:
1. Lựa chọn hóa chất phun diệt muỗi được cấp phép: Hiện có 3 nhóm thuốc diệt côn trùng là nhóm có gốc clo hữu cơ, nhóm có gốc phốt pho hữu cơ và nhóm có gốc pyrethrine. Trong đó, thuốc diệt muỗi thuộc nhóm pyrethrine được Bộ Y tế sử dụng để phòng ngừa dịch sốt xuất huyết ở cộng đồng.
Các hóa chất diệt muỗi phải được cơ quan kiểm định cấp phép để đảm bảo an toàn.
2. Thời gian phun diệt muỗi hiệu quả: Hóa chất diệt muỗi cần pha đúng liều lượng của nhà sản xuất, không pha đặc quá hay quá loãng sẽ làm giảm tác dụng của hóa chất.
Yếu tố quan trọng để hóa chất diệt muỗi đạt hiệu quả là liều lượng và thời gian. Diệt muỗi trong nhà nên phun vào sáng sớm đến 10h sáng hoặc khi chạng vạng tối trong điều kiện không mưa, ít gió. Đây là thời gian chúng hoạt động mạnh nhất để việc phun thuốc đạt kết quả tối ưu.
3. Lưu ý khi diệt muỗi: Trước khi phun thuốc diệt muỗi, người, vật nuôi, quần áo, đồ đạc di chuyển ra khỏi nhà, đậy kín các vật dụng sinh hoạt và dụng cụ chế biến thức ăn, đóng kín cửa sổ.
Chỉ vào nhà sau khi phun thuốc diệt muỗi ít nhất 60 phút để đảm bảo thuốc đã khuếch tán trong không gian. Mặc dù thuốc diệt muỗi tương đối an toàn, tuy nhiên một số người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp các biểu hiện như: đỏ mắt, ho, buồn nôn, hắt hơi, mẩn ngứa… Khi gặp trường hợp này, có thể rửa bằng nước sạch nhiều lần, nếu không đỡ cần đến cơ sở y tế.
Một chuyên gia phòng chống bệnh truyền nhiễm cho rằng nếu phun hóa chất không đúng liều lượng, không đúng quy trình sẽ không diệt được muỗi và dẫn đến nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc. Đồng thời, các hóa chất không được kiểm soát nguồn gốc, không pha đúng liều lượng có thể gây tình trạng dị ứng, nhiễm độc… ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
“Người dân nếu có nhu cầu phun thuốc nên đến trạm y tế xã, phường hoặc gọi tới đường dây nóng của các sở y tế để được tư vấn đầy đủ. Nếu cụm dân cư nằm trong vùng dịch (tức là có đàn muỗi mang virus sốt xuất huyết) thì đội phòng chống dịch của phường, của trạm sẽ tới phun thuốc dập dịch”, vị này cho hay.
Cũng theo vị này, quan trọng nhất là người dân cần diệt lăng quăng, bọ gậy – đây là nguồn gốc gây muỗi. Để diệt chúng, với những bể nước có thể thả cá, với các bể nước ở công trình xây dựng có thể dùng hóa chất diệt. Trong khu vực gia đình, không cần thiết phải dùng hóa chất mà nên thường xuyên lau rửa các chậu chứa nước.
Những lọ hoa, khay kê chân… có thể bỏ muối hoặc dầu vào, không để muỗi đẻ vào. Thu dọn các vật dụng có khả năng chứa nước như máng chăn nuôi, lốp xe, tàu lá… để muỗi không đẻ vào, cần thu gom, tiêu hủy hoặc chôn lấp những vật dụng như vậy.
“Bệnh này quá quen nhưng không đơn giản”
Ngày 19-7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đoàn công tác kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 và sốt xuất huyết trong các khu dân cư tại quận Bình Tân.
Theo ông Nên, “bệnh này thì quá quen rồi nhưng không đơn giản”. TP.HCM mới bắt đầu vào giai đoạn đầu của dịch sốt xuất huyết nhưng diễn biến đã rất phức tạp. Nếu để dịch sốt xuất huyết bùng phát cùng với nguy cơ dịch COVID-19 quay trở lại thì “không lường trước được việc gì sẽ xảy ra”.
Vì vậy vấn đề quan trọng là mỗi người dân phải tự có ý thức phòng dịch, đây là yếu tố quyết định. Các cấp phải bám sát thực tiễn, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Trong đó, cần đẩy nhanh việc tuyên truyền, nhắc nhở việc phòng chống dịch. Đẩy mạnh diệt muỗi và lăng quăng ở những địa điểm có nguy cơ.
Mỗi ngày TP.HCM có trên 400 ca sốt xuất huyết nhập viện
Ngày 9.7, Sở Y tế TP.HCM cho biết trong ngày 7.7, TP có 453 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) nhập viện và ngày 8.7 có 438 ca.Tính đến hết ngày 8.7, TP đang điều trị cho 1.568 ca SXH, trong đó 1.127 ca đang cư trú tại TP; 144 ca nặng; 15 ca đang thở máy xâm lấn, 6 ca đang lọc máu.
TP.HCM đang điều trị nhiều ca sốt xuất huyết nặng. Ảnh NHẬT THỊNH
Tính từ đầu năm đến ngày 8.7, TP.HCM có 24.655 ca mắc SXH, trong đó đã có 12 ca tử vong, tăng 9 ca so với trung bình giai đoạn 2016 - 2020. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2022, 20 tỉnh thành phía nam cũng đã có 65.533 ca SXH, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Số ca tử vong do SXH cũng đã tăng lên 48 ca.
Nhận định về diễn biến dịch SXH năm nay, Sở Y tế cho rằng số ca mắc tăng sớm và tăng nhanh ngay từ giữa tháng 4.2022, đến cuối tháng 6.2022 số ca bệnh đã cao hơn số ca trong tuần đỉnh dịch các năm 2018, 2019. Dự báo trong những tháng còn lại của năm 2022, những tháng cao điểm của mùa mưa, số ca mắc SXH của TP sẽ tiếp tục gia tăng, theo đó là số ca bệnh nặng và tử vong cũng sẽ tăng, nếu không quyết liệt thực hiện những biện pháp phòng chống dịch SXH ngay từ bây giờ.
Sở Y tế khuyến cáo, SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chính vẫn là cắt đứt đường lây truyền bệnh thông qua việc diệt muỗi, diệt lăng quăng. Một số ít quốc gia trên thế giới có sử dụng vắc xin phòng bệnh SXH nhưng hiệu quả phòng bệnh chưa cao. Biện pháp phòng chống SXH duy nhất áp dụng tại VN vẫn là "diệt lăng quăng, diệt muỗi", trong đó diệt lăng quăng được xem là biện pháp đơn giản, hiệu quả và căn cơ. Sở Y tế đã cập nhật và bổ sung ứng dụng "Y tế trực tuyến" để người dân có thể dễ dàng phản ánh đến Thanh tra Sở Y tế và các phòng chức năng những địa chỉ trong cộng đồng có nguy cơ gây dịch bệnh SXH (chụp ảnh, quay video clip, nhắn tin có địa chỉ cụ thể những nơi có nhiều muỗi, nhiều ổ lăng quăng). Khi nhận được những phản ánh này, Sở Y tế sẽ xác nhận và chuyển ngay thông tin phản ánh của người dân đến chính quyền địa phương để xử lý, ngay cả xử phạt hành chính theo quy định.
Liên quan đến tình hình Covid-19 tại TP.HCM, ngày 8.7 TP có 45 ca mắc Covid-19, trong đó có 2 ca nhập viện. Hiện TP đang điều trị cho 25 ca (trong đó có 4 ca cần hỗ trợ hô hấp, 3 ca thở máy xâm lấn) và 307 ca cách ly tập trung. Cũng đã có 3 trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19 nhập viện. Tính đến hết ngày 8.7, TP.HCM có 611.463 ca mắc Covid-19, trong đó có 20.488 ca tử vong.
Về tiêm vắc xin Covid-19, nhiều người dân TP.HCM đã đến các điểm tiêm để tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, 4). Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người mới bắt đầu tiêm mũi 1, 2. Hiện mỗi ngày trung bình TP tiêm 40.000 - 50.000 mũi, có ngày lên đến 76.500 mũi (ngày 6.7), tăng gần 10 lần so với trước khi phát động chiến dịch tiêm mũi nhắc.
WHO khuyến cáo biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết Việt Nam đang ghi nhận số trường hợp mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây. Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có những khuyến cáo giúp người dân hiểu rõ hơn về cách thức lây lan, điều trị cũng như biện pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm này. Bệnh nhân đang...