Cứu sống 5 trẻ sốc sốt xuất huyết nặng, tổn thương đa cơ quan
Hai tuần qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) đã cứu sống nhiều bệnh nhi sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa cơ quan…
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi nam T.M.K. (14 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), nhập viện ngày thứ 4 của bệnh, được bệnh viện địa phương cấp cứu, truyền dịch chống sốc theo phác đồ rồi chuyển lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, tái sốc, sốc kéo dài, tổn thương gan, suy hô hấp, béo phì (cân nặng 72kg). Bệnh nhi tiếp tục được truyền dịch chống sốc, huyết áp động mạch xâm lấn, hỗ trợ thở oxy, thở áp lực dương. Sau đó, các bác sĩ đặt nội khí quản giúp thở cho bệnh nhi, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, điều trị hỗ trợ gan, dẫn lưu dịch ổ bụng giải áp…
Bệnh nhi T.M.K,14 tuổi, nam, cân nặng 72kg, dư cân, sốc sốt xuất Dengue nặng, được chống sốc, thở máy xâm nhập, dẫn lưu màng bụng. (Ảnh: BV cung cấp)
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi N.K.B.M. (5 tuổi, nam, cân nặng 20kg, ngụ huyện Đức Hòa, Long An), ngày thứ 5 được nhập bệnh viện địa phương trong tình trạng sốc sâu, được truyền dịch chống sốc theo phác đồ, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp thở máy, chọc dò dẫn lưu màng bụng giải áp, truyền máu và chế phẩm máu, điều trị hỗ trợ gan, điều chỉnh tan máu.
Hai trường hợp bệnh nhi tiếp theo đều 11 tuổi, dư cân, trú tại Long An và Bến Tre. Cả 2 đều vào sốc ngày 5 của bệnh, biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan. Các bác sĩ đã điều trị tích cực với dịch truyền cao phân tử, hỗ trợ hô hấp thở máy không xâm nhập.
Trường hợp thứ 5 là P.N.T.K,., (4 tuổi, nữ, cân nặng 22kg, dư cân, trú tại Hóc Môn, TP.HCM), sau 4 ngày sốt cao liên tục, đến ngày thứ 5 hết sốt, tay chân lạnh nên nhập viện địa phương. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng còn biểu hiện sốc sâu, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa. Sau đó bệnh nhi vẫn diễn tiến nặng, sốc kéo dài, tổn thương gan, thận nặng, suy đa cơ quan, được tiến hành lọc máu liên tục 3 chu kỳ.
Video đang HOT
BS CKII Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, 3 ngày đầu của bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao, tuy nhiên giai đoạn nguy hiểm là 3 ngày sau. Trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu hoặc li bì, đau bụng, bỏ ăn bỏ bú… Vì vậy cần đặc biệt theo dõi từ ngày thứ 3 để cho trẻ nhập viện.
“Giai đoạn này bệnh có thể diễn tiến thành những biến chứng nặng sốt xuất huyết, có thể biến chứng của tình trạng xuất huyết, tức là chảy máu, có thể chảy máu bất thường, ví dụ chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi tiêu ra máu, hoặc đối với bé gái lớn, tuổi thành niên có thể xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh”, BS Nam nói.
Những triệu chứng thường gặp nhưng dễ gây nhầm lẫn với sốt xuất huyết
Một số triệu chứng thường gặp nhưng dễ gây nhầm lẫn giữa các bệnh khác và sốt xuất huyết.
Đang là mùa cao điểm lưu hành sốt xuất huyết ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Số lượng bệnh nhân tăng nhanh khiến tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra tại các bệnh viện. Nếu nắm rõ về bệnh sốt xuất huyết, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra bệnh, cách chẩn đoán và biện pháp phòng ngừa dịch sốt xuất huyết... sẽ giúp bạn và gia đình phòng bệnh tốt hơn.
Sốt
Sau khi bị nhiễm virus Dengue từ muỗi, người bệnh sẽ ủ bệnh 4 - 7 ngày, có khi tới 14 ngày, sau đó mới xuất hiện các biểu hiện sốt. Đây là giai đoạn sốt, bệnh nhân có thể sốt cao liên tục hoặc sốt cao đột ngột từ 39 - 40 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt.
Đang là mùa cao điểm lưu hành sốt xuất huyết ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm như: Mệt mỏi rũ rượi, đau họng, đau vùng thượng vị và tiêu chảy, đau đầu, nhức hai bên hốc mắt, da xung huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi, phát ban, chán ăn, buồn nôn, đau nhức các cơ khớp,...
Với trẻ em, triệu chứng phổ biến là sốt kèm theo đau họng và đau bụng. Sau 3 ngày trẻ sẽ hạ sốt, đến ngày thứ 8 thường xuất hiện xuất huyết nhẹ như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi. Sau khi hạ sốt, bé có thể sẽ xuất hiện các nốt ban ở mình, sau đó lan đến mặt, các chi, lòng bàn tay và bàn chân gây ngứa.
Ho, đờm và triệu chứng đường hô hấp
Khi gặp phải các triệu chứng này thì rất có thể bệnh nhân không mắc sốt xuất huyết mà do các nguyên nhân khác (như COVID-19).
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với các bệnh như sốt, cảm hoặc phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm: Sốt kèm đau mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương, buồn nôn, đau xương khớp,... Người bệnh bị sốt xuất huyết sẽ kéo dài các triệu chứng từ 4 - 7 ngày. Nếu sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh được chăm sóc đúng cách có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần kể từ khi sốt.
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nặng
Khi bị sốt xuất huyết thể nặng người bệnh sẽ có các triệu chứng của thể nhẹ cộng thêm các triệu chứng:
Xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da.Chảy máu mũi hoặc ở chân răng.Nôi ói ra máu hoặc có máu trong phân (do xuất huyết nội tạng).Nôn nhiều, đau bụng, chân tay lạnh ẩm.Người mệt mỏi li bì, choáng.
Khi người bệnh không may chuyển biến sang sốt xuất huyết thể nặng cần được cấp cứu kịp thời, nếu trễ có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng về sau.
Một số lưu ý nếu mắc bệnh
Phần lớn các trường hợp bị sốt xuất huyết có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Người bệnh điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Có thể sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt, uống thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa), kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. Do vậy, đối với bệnh sốt xuất huyết, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại giường, tránh hoạt động mạnh vì trong lúc này người bệnh bị mệt và choáng có thể bị té ngã khi tự đi 1 mình. Bạn cần cho người bệnh uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường các loại nước trái cây, nước bù điện giải, nước cháo loãng. Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ cho người bệnh dễ ăn, thức ăn nên là thức ăn lỏng hoặc mềm. Cho người bệnh tắm bằng nước ấm, lau người nhẹ nhàng không nên kỳ mạnh lên da.
Quan trọng nhất là bảo vệ tránh để cho muỗi đốt: Ngủ mùng (dù là ban ngày hay đêm), sử dụng một số biện pháp đuổi muỗi như nhang muỗi, xịt muỗi, quần áo dài tay, thoa kem chống muỗi.
Thở máy, lọc máu vì sốt xuất huyết Theo báo cáo mới đây từ 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) của TP.HCM, các ca bệnh nhập viện điều trị đang gia tăng. 626 trường hợp đang nằm điều trị nội trú với 82 trường hợp SXH-D nặng, 50% số bệnh nhân nặng từ các bệnh viện tỉnh chuyển đến. Cụ thể tại BV Nhi Đồng...