Niger: Hàng trăm người biểu tình dọa chiếm căn cứ quân sự, Đại sứ quán Pháp
Chính quyền quân sự Niger cũng lên tiếng đính chính về thông tin đưa ra “tối hậu thư” với Đại sứ Pháp, Mỹ, Đức và Nigeria.
Đám đông người biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự Niger. Ảnh: EPA
Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu ngày 27/8 đưa tin, hàng trăm người ủng hộ chính quyền quân sự Niger đã biểu tình gần căn cứ quân sự Pháp ở thủ đô Niamey, nhằm phản đối sự hiện diện của quân đội Pháp ở quốc gia Tây Phi này.
Giống các cuộc biểu tình trước, đám đông biểu tình mang theo các biểu ngữ có khẩu hiệu chống Pháp và cáo buộc Paris can thiệp vào công việc nội bộ của Niger.
Trong các video lan truyền trên mạng xã hội, người biểu tình hô vang các khẩu hiệu chống Pháp và dọa xông vào chiếm Đại sứ quán và căn cứ quân sự Pháp nếu binh sĩ và Đại sứ Pháp không rời Niger theo “tối hậu thư” của chính quyền quân sự.
Video đang HOT
Lực lượng an ninh Niger đứng gần khu vực có người biểu tình trước căn cứ Không quân của Pháp ở Niamey, Niger. Ảnh: Anadolu
Cuộc biểu tình diễn ra một ngày sau khi phe đảo chính ở Niger đưa ra “tối hậu thư”, yêu cầu Đại sứ Pháp rời khỏi Niger trong vòng 48 tiếng. Lý do được đưa ra là Đại sứ Pháp đã phớt lờ lời mời họp tại Bộ Ngoại giao Niger cũng như một số hành động của chính phủ Pháp được coi là trái với lợi ích của Niger.
Pháp duy trì khoảng 1.500 nhân viên ở Niger như một phần của lực lượng chống nổi dậy ở vùng Sahel ở Tây Phi, nhằm chống lại các tay súng nổi dậy liên kết với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Đầu tháng này, chính quyền quân sự Niger cho biết đã chấm dứt một số thỏa thuận quân sự mà nước này ký với Pháp. Chính quyền Paris bác bỏ động thái này vì cho rằng các nhà lãnh đạo quân sự không có thẩm quyền hợp pháp để làm điều đó.
Ngày 25/8, Bộ Ngoại giao Niger dưới thời chính quyền quân sự đã đính chính thông tin về “tối hậu thư” gửi tới Đại sứ một số nước. Bộ Ngoại giao Niger bác bỏ thông tin cho rằng chính quyền quân sự gửi “tối hậu thư” cho các Đại sứ Mỹ, Đức và Nigeria. “Trên thực tế, chỉ Đại sứ Pháp là không được chúng tôi chào đón”, Bộ Ngoại giao Niger tuyên bố.
Theo truyền thông Pháp, Bộ Ngoại giao nước này bác bỏ “tối hậu thư” của chính quyền quân sự, tuyên bố rằng phe đảo chính không có thẩm quyền trục xuất Đại sứ.
Hai nước điều chiến đấu cơ, hứa giúp Niger nếu bị can thiệp
Burkina Faso và Mali tuyên bố triển khai chiến đấu cơ giúp chính quyền quân sự Niger trước nguy cơ bị nước ngoài can thiệp.
Anadolu ngày 19/8 cho biết, Mali và Burkina Faso đã triển khai một nhóm máy bay chiến đấu tới Niger, động thái thể hiện sự đoàn kết với chính quyền quân sự ở Niamey trong trường hợp Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) can thiệp vào tình hình Niger.
Burkina Faso và Mali tuyên bố triển khai chiến đấu cơ giúp chính quyền quân sự Niger. Ảnh: Anadolu
Cùng ngày, tướng Abdourahamane Tiani, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger khẳng định, "mọi nỗ lực can thiệp quân sự nhằm vào Niger sẽ không phải là cuộc dạo chơi trong công viên như nhiều người lầm tưởng".
Lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cũng tuyên bố khởi đầu 30 ngày "đối thoại toàn quốc" để xây dựng những đề xuất nhằm thiết lập nền tảng cho "đời sống hiến pháp mới".
Các động thái trên xuất hiện sau khi Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS Abdel-Fatau Musah tuyên bố khối "sẵn sàng hành động ngay khi có lệnh" sau cuộc họp của chỉ huy quân sự các nước thành viên ECOWAS ở thủ đô Accra của Ghana.
"Ngày can thiệp (vào Niger) cũng đã được ấn định. Chúng tôi nhất trí và điều chỉnh những điều kiện cần thiết cho sự can thiệp", ông Musah nói.
Tuy nhiên, quan chức ECOWAS khẳng định, khối Tây Phi vẫn đang tìm cách đối thoại với các nhà lãnh đạo quân sự ở Niger và không từ bỏ các nỗ lực ngoại giao. Một phái đoàn của ECOWAS sau đó đã đến Niger, nhưng chưa rõ hiệu quả.
Tướng Tiani ngày 26/7 chỉ huy lực lượng cận vệ tổng thống Niger tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum. Tướng Tiani sau đó đứng đầu chính quyền quân sự.
Tuần trước, phe đảo chính Niger tuyên bố thành lập chính phủ mới do ông Ali Mahaman Lamine Zeine làm Thủ tướng. Các tướng Salifou Modi và Mohamed Toumba, có vai trò chính trong đảo chính, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Nội vụ.
Sau khi bị lật đổ, ông Bazoum bị chính quyền quân sự quản thúc tại tư dinh và không xuất hiện kể từ đó đến nay. Stephane Dujarric, người phát ngôn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, gần đây xác nhận, Tổng thống bị lật đổ của Niger vẫn còn sống.
Các nhà quan sát lo ngại nguy cơ ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger có thể khiến tình hình an ninh ở khu vực Nahel diễn biến xấu đi
Đảo chính tại Niger gây lo ngại về nguồn cung uranium cho châu Âu Cuộc đảo chính quân sự ở Niger thời gian qua đã làm dấy lên lo lắng về sự phụ thuộc của châu Âu vào uranium khai thác ở quốc gia Tây Phi này. Niger- nhà cung cấp uranium tự nhiên Công ty nhiên liệu hạt nhân Pháp Qrano vận hành một mỏ khai thác uranium tại miền Bắc Niger. Ảnh: AFP Cơ quan...