Pháp: Triển khai 45.000 cảnh sát để ứng phó bạo loạn
Ngày 30/6, Pháp đã triển khai 45.000 cảnh sát cùng một số xe bọc thép ứng phó với các cuộc biểu tình bạo lực đã bước sang đêm thứ tư liên tiếp sau vụ cảnh sát bắ.n chế.t 1 thiếu niên.
Người biểu tình phản đối vụ thiếu niên 17 tuổ.i t.ử von.g xung đột với cảnh sát tại Nanterre, phía Tây Paris (Pháp) ngày 28/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các đơn vị cảnh sát tinh nhuệ cùng các lực lượng an ninh khác đã được triển khai trên khắp nước Pháp nhằm kiểm soát bạo loạn. Tuy nhiên, bất chấp sự có mặt của lực lượng an ninh, các hành động cướp phá vẫn diễn ra ở các thành phố Lyon, Marseille and Grenoble tối 30/6. Những đối tượng quá khích xông vào cướp phá các cửa hàng, đốt các ô tô và thùng rác. Thậm chí, tình trạng cướp phá còn diễn ra ngay cả ban ngày nhằm vào một số cửa hàng ở thành phố Strasbourg, miền Đông nước Pháp.
Tại thành phố Marseille, miền Nam nước Pháp, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay trấn áp sau khi các thanh niên ném pháo vào các xe cảnh sát ở quận Vieux-Port – nơi thu hút khách du lịch. Thị trưởng Marseille Benoit Payan đã đề nghị chính phủ cử thêm lực lượng đến thành phố này, đồng thời lên án các hành vi cướp phá và bạo lực, nhấn mạnh những hành vi này “không thể chấp nhận được”.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết 270 người đã bị bắt giữ trên toàn quốc trong ngày 30/6, trong đó 80 người bị bắt ở Marseille. Tính đến nay, đã có hơn 1.100 đối tượng bị bắt giữ.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne tuyên bố hủy bỏ các sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc, trong đó có các buổi hòa nhạc. Xe buýt và xe điện – mục tiêu tấ.n côn.g bạo lực trong các đêm trước đó, cũng đã ngừng hoạt động vào lúc 21h. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng cấm bán pháo hoa lớn và chất lỏng dễ cháy.
Trong khi đó, xe buýt và xe điện của Thụy Sĩ không chạy xuyên biên giới với Pháp trong tối 30/6. Trong một tuyên bố, nhà điều hành giao thông công cộng TPG của Thụy Sĩ cho biết quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Pháp áp đặt một số hạn chế. TPG khuyến nghị hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng xuyên biên giới cần lên kế hoạch chuyến đi và cập nhật thông tin trên website hoặc các ứng dụng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kết thúc sớm việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đang diễn ra tại Brussels (Bỉ) để về nước chủ trì cuộc họp an ninh nhằm ứng phó tình trạng bạo loạn. Ông Macron tuyên bố “việc lợi dụng cái chế.t của một thiếu niên để gây bạo loạn là hành động không thể chấp nhận được”. Ông cũng kêu gọi các bậc cha mẹ kiểm soát không để con em mình tham gia các cuộc bạo loạn trên đường phố. Theo Tổng thống Pháp, có tới hơn 33% số đối tượng bị cảnh sát bắt giữ là “những người trẻ hoặc rất nhỏ tuổ.i”. Bên cạnh đó, ông Macron cam kết hợp tác với các nền tảng truyền thông xã hội để hạn chế lan truyền các nội dung kích động bạo lực.
Biểu tình bạo loạn bùng phát trong những ngày qua ở Pháp sau vụ cảnh sát sáng 27/6 bắ.n chế.t một thiếu niên 17 tuổ.i, được xác định tên Nahel M, vì không tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát khi tham gia giao thông.
Pháp áp dụng mọi phương kế nhằm dẹp loạn, khôi phục an ninh
Chính phủ Pháp ngày 30/6 tuyên bố sẽ xem xét "tất cả các biện pháp" để khôi phục trật tự trong bối cảnh những kẻ bạo loạn đố.t ph.á các tòa nhà, xe hơi và cướp phá các cửa hàng trên khắp đất nước trong đêm thứ 3 bất ổn sau vụ việc một thanh niên gốc Phi b.ị bắ.n chế.t.
Một khu vực tại Paris bị đố.t ph.á. Ảnh Reuters.
Cái chế.t của thanh niên 17 tuổ.i có liên quan đến hành động của cảnh sát cách đây ít ngày đã gây ra làn sóng phẫn nộ, vốn âm ỉ từ lâu trong các cộng đồng thành thị nghèo, đa chủng tộc tại Pháp.
Các nhà chức trách cho biết hơn 200 cảnh sát đã bị thương và 875 người bị bắt trong đêm 29/6, khi những kẻ bạo loạn đụng độ với các sĩ quan ở nhiều thị trấn và thành phố trên khắp nước Pháp, nhiều tòa nhà cũng như xe buýt và các phương tiện khác bị đốt cháy, các cửa hàng bị cướp phá.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người cho đến nay vẫn bác bỏ khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đã đến Paris sau khi kết thúc sớm chuyến thăm đến Brussels (Bỉ) tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cho biết, chính phủ sẽ xem xét "tất cả các biện pháp" để khôi phục trật tự, đồng thời nhấn mạnh bạo lực là "không thể dung thứ". "Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo sự thống nhất quốc gia và cách để làm điều đó là lập lại trật tự", Thủ tướng Pháp cho biết.
Tại Marseille, thành phố lớn thứ hai của Pháp, chính quyền đã cấm các cuộc biểu tình công khai vào ngày 30/6 và cho biết tất cả các phương tiện giao thông công cộng sẽ ngừng hoạt động sau 7 giờ tối.
Tình trạng bất ổn kéo dài sang ngày thứ ba. Ảnh Reuters.
Trong một nỗ lực nhằm dập tắt bạo lực, Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin vào tối 29/6 đã tăng cường triển khai cảnh sát quốc gia gấp 4 lần lên thành 40.000 sĩ quan, 249 người trong số họ bị thương khi làm nhiệm vụ.
Bộ trưởng Năng lượng Agnes Pannier-Runacher cho biết, một số nhân viên của công ty phân phối điện Enedis cũng bị thương do ném đá trong các cuộc đụng độ.
Bộ Nội vụ cho biết 79 đồn cảnh sát đã bị tấ.n côn.g trong đêm, cũng như 119 tòa nhà công cộng bao gồm 34 tòa thị chính và 28 trường học trên khắp nước Pháp.
Bạo lực bùng phát ở Marseille, Lyon, Pau, Toulouse và Lille cũng như các khu vực của Paris, bao gồm cả khu ngoại ô Nanterre, nơi thanh niên 17 tuổ.i gốc Phi b.ị bắ.n chế.t cách đây ít ngày
Biểu tình bạo lực nổ ra tại Hy Lạp Các cuộc đụng độ bạo lực giữa những thành viên của cộng đồng Roma và cảnh sát chống bạo động đã nổ ra tại Thessaloniki, thành phố lớn thứ hai của Hy Lạp tối 5/12, sau khi một thiếu niên 16 tuổ.i b.ị bắ.n trong cuộc rượt đuổi của cảnh sát. Người biểu tình đốt cháy vật dụng trên đường phố nhằm phản...