Abdourahamane Tiani: Một tiểu sử, một biên bản đổi thay

Theo dõi VGT trên

Từ ngày 6/8, chính quyền quân sự lâm thời Niger tuyên bố: Không phận quốc gia này đã bị đóng, cho đến khi có thông báo mới.

Và, ngoài kia, theo nhiều nguồn tin, đã có những toan tính can thiệp quân sự vào đất nước Tây Phi này được lên kế hoạch.

Trong bối cảnh đó, giữa vòng vây đang từ từ siết lại đó, Tướng Abdourahamane Tiani – lãnh đạo chính quyền quân sự Niger sau đảo chính vẫn kiên quyết tuyên bố: “Chúng tôi từ chối bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ của Niger”.

Thay đổi vì những bất an

“Tốc độ thay đổi ở Niger thể hiện rõ trong tiểu sử của Tiani” – đó là nhận xét từ hãng tin Reuters, dưới bản “sơ yếu lý lịch” ngắn gọn của ông mà họ đăng tải. Và, Reuters làm rõ hơn quan điểm của mình, ngay ở tiêu đề của bài báo ấy: “Vị tướng Niger đã lật đổ một tổng thống mà ông ta có nhiệm vụ bảo vệ”.

Abdourahamane Tiani: Một tiểu sử, một biên bản đổi thay - Hình 1
Abdourahamane Tiani dường như đã sẵn sàng đối diện với mọi diễn biến.

Nói như vậy, bởi vì, vào năm 2011, sau 2 thập kỷ thăng tiến trong quân đội Niger, Abdourahamane Tiani đã được trao một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội: Người đứng đầu một đơn vị tinh nhuệ được thành lập để bảo vệ tổng thống.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 7/2023, Tiani đã làm điều ngược lại, khi giam cầm đương kim Tổng thống Mohamed Bazoum và xuất hiện trên truyền hình để tuyên bố mình là nguyên thủ quốc gia, xác nhận cuộc đảo chính quân sự lần thứ 7 tại vùng Sahel, khu vực Tây và Trung Phi, trong vòng 3 năm.

Tiani, 59 tuổi, nói rằng quân đội phải nắm quyền vì tình trạng mất an ninh dai dẳng do do xung đột với những nhóm đối lập Hồi giáo kéo dài hàng thập kỷ đã giết chết hàng nghìn binh sĩ và dân thường trên khắp Sahel. Đây là sự lặp lại lời biện minh của các nhà lãnh đạo quân sự ở nước láng giềng Mali và Burkina Faso, những người cũng đã đảo chính kể từ năm 2020. Những tiền lệ này, như chúng ta sẽ thấy, đang sẵn sàng tạo thêm khá nhiều đường nét phức tạp và rối rắm trên bức tranh tổng thể.

“Chúng ta không thể tiếp tục với những cách tiếp cận cũ, đã được đề xuất cho đến hiện tại, bởi nguy cơ dẫn tới sự biến mất dần dần và không thể tránh khỏi của đất nước này” – Tiani khẳng định. Ông, người sinh năm 1964 tại một ngôi làng nhỏ ở vùng Filingué, phía Tây Nam Niger, nơi đã chứng kiến một số cuộc giao tranh ác liệt, bao gồm cả cuộc tấn công vào một căn cứ quân sự vào năm 2021 khiến 89 binh sĩ thiệt mạng, có vẻ rất mẫn cảm với những nỗi bất an.

Abdourahamane Tiani theo học ở các trường địa phương trước khi gia nhập quân đội năm 1985. Sau đó, ông nhận nhiệm vụ trên khắp đất nước, bao gồm cả thị trấn Agadez ở phía Bắc trong cuộc nổi dậy của người Tuareg vào những năm 1990, theo tiểu sử do hội đồng quân sự cầm quyền mới công bố. Tài liệu này cũng nói rằng, Tiani đã được đào tạo ở Pháp, Morocco, Senegal và Mỹ, nơi ông theo học một khóa an ninh quốc tế tại trường Fort McNair, Washington, DC.

Ông cũng từng là chỉ huy và quan sát viên ở nước ngoài, khi tham gia phục vụ các lực lượng của Liên hợp quốc và khu vực, trong các cuộc xung đột ở Bờ Biển Ngà, Cộng hòa dân chủ Congo hay Sudan và đã được trao tặng một số danh hiệu quân sự cao nhất của đất nước.

Video đang HOT

Abdourahamane Tiani: Một tiểu sử, một biên bản đổi thay - Hình 2
Người biểu tình mang biểu ngữ “Niger muôn năm. Nước Nga muôn năm”.

Abdourahamane Tiani: Một tiểu sử, một biên bản đổi thay - Hình 3
Và biểu ngữ “Người Pháp phải rời đi”.

Hiện tại, Tiani đã trở thành nhân vật có “quyền sinh sát” số phận của một khu vực, nơi mà ảnh hưởng của nước Nga đang gia tăng, bên cạnh việc chính quyền quân sự ở Mali và Burkina Faso đã và đang cương quyết rũ bỏ những ảnh hưởng của một cường quốc thuộc địa truyền thống là nước Pháp.

Đánh giá về Tiani, hãng tin France 24 dẫn lời Ibrahim Yahaya Ibrahim – một chuyên gia về khủng hoảng quốc tế: “Ông ấy không nổi tiếng bên ngoài giới quân sự. Song, ông ta là một người có nền tảng và giàu quyền lực”.

France 24 hé lộ thêm: Tiani là một đồng minh trung thành của cựu Tổng thống Mahamadou Issoufou, chính là người đã bổ nhiệm ông làm chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng thống vào năm 2011.

Đương kim Tổng thống Mohamed Bazoum – một đồng minh chủ chốt của phương Tây trong cuộc chiến chống quân phiệt ở châu Phi cận Sahara – đã giữ Tiani lại nhiệm sở, sau khi tiếp quản quyền lực. Vấn đề là, quan hệ giữa họ xấu đi trong những tháng qua, theo các nguồn tin thân cận với Bazoum, đến độ theo hãng tin AFP, Bazoum đã lên kế hoạch thay thế Tiani. Trong khi đó, Tiani bắt đầu trốn tránh “các nghi lễ và hoạt động chính thức” của tổng thống và cử đại tá Ibroh Amadou Bacharou, cũng là thành viên của chính quyền mới, đại diện cho mình.

Những người chỉ trích Tiani nói rằng đó là một nhân vật gây tranh cãi nhưng những người thân cận lại mô tả ông là người “dũng cảm” và “nổi tiếng”. “Làm sao ông ấy có thể cầm đầu cuộc đảo chính nếu không được thuộc hạ tin tưởng?” – Issa Abdou, một nhân vật trong xã hội dân sự, phản bác những ý kiến hạ thấp Tiani từ phía đối lập cũng như từ dư luận bên ngoài.

Không chỉ vậy, một quan chức chính phủ cho biết, theo lệnh của cựu Tổng thống Issoufou, Tiani đã “biến lực lượng bảo vệ tổng thống thành một cỗ máy hùng mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại”. Dưới tay ông, chính cỗ máy ấy từng nghiền nát một số mưu đồ đảo chính, trong năm 2021-2022.

Thời thế tạo anh hùng?

“Đó là một sĩ quan đã chứng tỏ được năng lực bản thân trên thực địa”, cựu quân nhân Amadou Bounty Diallo đánh giá. Và, năng lực ấy, một cách chính xác, được trui rèn từ những ngọn lửa thời cuộc của Niger nói riêng, hay vùng Sahel nói chung. Do đó, là một chuyên gia chống đảo chính, Tiani biết rõ hơn ai hết việc: Làm thế nào để một cuộc đảo chính thành công?

Tuy vậy, tiến chiếm đỉnh cao là một chuyện, trụ vững trên đỉnh cao lại là một việc hoàn toàn khác. Lúc số báo này lên khuôn, bao quanh “cơ đồ mới dựng” của Tiani ở Niger vẫn là muôn trùng sóng gió.

Abdourahamane Tiani: Một tiểu sử, một biên bản đổi thay - Hình 4
Tổng thống Mohamed Bazoum, người đang bị giam cầm, có mối quan hệ gắn bó với nước Pháp và phương Tây.

Ngày 3/8, tờ The Washington Post đăng tải một bức thư ngỏ “cầu cứu” của vị tổng thống đang bị giam lỏng Mohamed Bazoum. Ngôn từ trong bức thư đó, đương nhiên, ăn khớp với quyền lợi cũng như chính sách của phương Tây ở Niger cũng như vùng Sahel, hay rộng ra là phần lớn châu Phi: “Vụ đảo chính này, do một phe phái trong quân đội phát động chống lại chính phủ của tôi vào ngày 26/7, không có bất cứ lý do gì để biện minh” – ông viết.

Và ông Bazoum cảnh báo: “Toàn bộ khu vực trung tâm Sahel có thể chịu ảnh hưởng của Nga, thông qua nhóm Wagner”, bên cạnh việc đề cập đến hiểm họa: Boko Haram và các phong trào khủng bố khác “chắc chắn sẽ lợi dụng sự bất ổn của Niger, sử dụng đất nước chúng tôi làm bàn đạp để tấn công các nước láng giềng và phá hoại hòa bình, an toàn và tự do trên toàn thế giới”.

Trên phương diện địa chính trị, dĩ nhiên, điều này khiến bất cứ nhà lãnh đạo phương Tây nào cũng phải lo lắng. Bởi vì, quả thật, đã có hàng nghìn người ủng hộ cuộc đảo chính đổ ra đường, với những lá cờ Nga và những tấm biểu ngữ ghi dòng chữ: “Nước Nga muôn năm”.

Một yếu tố khác, tưởng chừng không liên quan nhưng lại không thể không nhắc tới: Niger, quốc gia nghèo ấy, lại sở hữu một trữ lượng uranium – nguyên liệu mang tính chiến lược đối với mọi đại cường – khổng lồ. Đó là một trong những lý do quan trọng (bên cạnh các nhu cầu chống khủng bố, hay là bảo vệ các mỏ dầu) để cả quân đội Mỹ lẫn quân đội Pháp đều duy trì một số lượng binh sĩ (tổng cộng khoảng 2.000 người) trên mảnh đất ấy.

Bởi vậy, như một lẽ tất yếu, những chuỗi phản ứng dây chuyền nối nhau xuất hiện. Nước Mỹ tuyên bố dừng một số chương trình viện trợ cho Niger (tuy nhiên vẫn tiếp tục viện nhân đạo và thực phẩm cho người dân quốc gia Tây Phi này), đồng thời Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken kêu gọi “khôi phục ngay chính phủ hợp hiến dân cử”, ngày 4/8. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng tuyên bố ngừng giải ngân cho Niger.

Abdourahamane Tiani: Một tiểu sử, một biên bản đổi thay - Hình 5
Cuộc đảo chính làm chấn động bàn cờ địa chính trị quốc tế.

Cùng ngày, theo Reuters và AFP, Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) Abdel-Fatau Musah cho biết các chỉ huy quân đội của những nước Tây Phi đã lên kế hoạch can thiệp quân sự, sau khi quá trình đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình đi vào bế tắc. Tuy nhiên, các chính quyền quân sự ở những nước láng giềng của Niger là Mali và Burkina Faso đã cảnh báo rằng một sự can thiệp vào Niger sẽ tương đương với một lời tuyên chiến chống lại chính họ.

Trong khi đó, ngày 5/8, Bộ Ngoại giao Pháp ngày 5/8 tuyên bố Paris “kiên quyết và dứt khoát” ủng hộ nỗ lực của ECOWAS. Ngày 6/8, đến lượt Lybia tuyên bố không công nhận thiết chế quân sự của Tiani.

Và, ngày 6/8 cũng chính là “thời hạn chót” mà ECOWAS đặt ra cho Tiani, để khôi phục chính phủ của Tổng thống Bazoum. Câu trả lời được đưa ra một cách bình thản: Đóng cửa không phận. Xem như, kể từ thời điểm đó, Tiani đã chấp nhận dấn thân đến cùng vào cuộc chơi quyền lực đầy bất trắc và khốc liệt này.

Niger: Chính quyền quân sự chỉ định vị trí thủ tướng

Chính quyền quân sự ở Niger đã thông báo về việc chỉ định ông Ali Mahaman Lamine Zeine giữ vị trí thủ tướng.

Động thái mới nhất này diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tìm cách khôi phục trật tự hiến pháp tại quốc gia Tây Phi này.

Niger: Chính quyền quân sự chỉ định vị trí thủ tướng - Hình 1

Ông Ali Lamine Zeine, lúc là Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Niger, trong cuộc họp báo tại Hội nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington (Mỹ), ngày 12/10/2008. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông cáo báo chí được đọc trên truyền hình quốc gia Niger vào tối 7/8 cho biết ông Ali Mahaman Lamine Zeine từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính từ năm 2002 đến năm 2010 dưới thời cựu Tổng thống Mamadou Tandja, có nhiệm vụ giúp khắc phục tình hình kinh tế và tài chính hỗn loạn khi đó.

Trước đó, ông Ali Mahaman Lamine Zeine - một nhà kinh tế được đào tạo bài bản - cũng từng là đại diện thường trú của Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB) tại CH Chad, Côte d'Ivoire và Gabon.

Ngoài ra, chính quyền quân sự ở Niger cũng chỉ định Trung tá Habibou Assoumane nắm giữ vị trí chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng thống mới.

Trong khi đó, cộng đồng quốc tế, các nước phương Tây và đối tác của Niger ở Tây Phi vẫn đang tìm cách khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.

Ngày 7/8, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã có cuộc gặp giới tướng lĩnh quân sự của Niger. Tuy nhiên, yêu cầu do bà Nuland đưa ra về việc gặp tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum và lãnh đạo chính quyền quân sự, Tướng Abdourahamane Tiani, đều không được chấp thuận.

Một trong số các tướng lĩnh thuộc chính quyền quân sự Niger mà bà Nuland gặp là Chuẩn tướng Moussa Salaou Barmou - người đã từng có thời gian làm việc với Mỹ trong các chiến dịch chống khủng bố ở Sahel.

Bà Nuland miêu tả cuộc trao đổi kéo dài hơn 2 tiếng, diễn ra "hết sức thẳng thắn và vào thời điểm khá khó khăn". Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một số đề xuất để tháo gỡ cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, trả lời giới báo chí qua điện thoại trước khi rời Niger, bà đánh giá không có nhiều triển vọng trong nỗ lực hóa giải cuộc khủng hoảng ở Niger.

Chuyến công du đến Niger của bà Nuland không được thông tin cho đến khi bà rời khỏi quốc gia Tây Phi này. Washington tiến hành bước đi này sau khi thời hạn của tối hậu thư do Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đưa ra cho chính quyền quân sự ở Niger đã trôi qua. Trong tối hậu thư này, lãnh đạo các nước thành viên ECOWAS cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu các tướng lĩnh đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum sau thời hạn chót 6/8.

Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới tại Niger, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ đầy đủ đối với những nỗ lực trung gian hiện nay của ECOWAS. Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ tại Tây Phi và Sahel, ông Leonardo Santos Simão đã đến Nigeria để cung cấp hỗ trợ kịp thời cho các nước và tổ chức ở khu vực như ECOWAS đang tham gia vào nỗ lực khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger.

Trong khi đó, chính quyền quân sự ở hai nước láng giềng Mali và Burkina Faso đã lên tiếng phản đối bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào ở Niger. Trong phát biểu tại sự kiện có sự tham dự của Ngoại trưởng Burkina Faso, bà Olivia Rouamba, ngày 7/8, Ngoại trưởng Mali Abdoulaye Diop cảnh báo bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Dự kiến, vào ngày 10/8, các nhà lãnh đạo ECOWAS sẽ nhóm họp tại Abuja, thủ đô của Nigeria.

Tổng thống Mohamed Bazoum hiện vẫn bị giam lỏng tại dinh thự riêng kể từ khi đảo chính xảy ra hôm 26/7.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

ABC News xin lỗi, bồi thường 15 triệu USD vì tội phỉ báng ông Trump trên sóngABC News xin lỗi, bồi thường 15 triệu USD vì tội phỉ báng ông Trump trên sóng
21:20:19 15/12/2024
Đánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thươngĐánh bom tại lễ hội ở Thái Lan khiến 3 người thiệt mạng, 39 người bị thương
17:11:57 14/12/2024
Người đứng đầu Bộ tư lệnh Phản gián Quốc phòng Hàn Quốc bị bắtNgười đứng đầu Bộ tư lệnh Phản gián Quốc phòng Hàn Quốc bị bắt
05:54:11 15/12/2024
Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?Nga phóng gần 300 tên lửa và UAV, Ukraine điều F-16 ứng phó?
22:08:09 14/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ "không bỏ cuộc"
07:46:34 15/12/2024
Chuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở SyriaChuyến bay bí mật và thời khắc cuối cùng của Tổng thống Assad ở Syria
08:48:59 14/12/2024
Amazon quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông TrumpAmazon quyên góp 1 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông Trump
08:51:42 14/12/2024
Các 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông TrumpCác 'ông lớn' công nghệ chạy đua quyên góp cho chính trường mới của ông Trump
06:27:17 14/12/2024

Tin đang nóng

Rầm rộ tin 1 mỹ nhân hạng A đình đám bị phong sát, đã biến mất gần 3 tháng quaRầm rộ tin 1 mỹ nhân hạng A đình đám bị phong sát, đã biến mất gần 3 tháng qua
23:07:37 15/12/2024
Phản ứng của Ngọc Trinh sau khi Vũ Khắc Tiệp xác nhận bị đàn em nghỉ chơiPhản ứng của Ngọc Trinh sau khi Vũ Khắc Tiệp xác nhận bị đàn em nghỉ chơi
19:39:52 15/12/2024
Trấn Thành gây tranh cãi vì 1 câu nói khiến Manbo sượng trân tại Chung kết Rap ViệtTrấn Thành gây tranh cãi vì 1 câu nói khiến Manbo sượng trân tại Chung kết Rap Việt
20:48:55 15/12/2024
Sao nữ hạng A 3 lần bị "ông lớn" đụng chạm tại lễ trao giải, kẻ giở trò có "lịch sử đen" gây khiếp sợSao nữ hạng A 3 lần bị "ông lớn" đụng chạm tại lễ trao giải, kẻ giở trò có "lịch sử đen" gây khiếp sợ
20:41:31 15/12/2024
Phan Như Thảo gây choáng khi giảm cânPhan Như Thảo gây choáng khi giảm cân
21:12:11 15/12/2024
MC Anh Tuấn làm 1 điều tại concert Chông Gai khiến khán giả vỡ oà, đa tài đến mức ai cũng "ngả mũ" thán phụcMC Anh Tuấn làm 1 điều tại concert Chông Gai khiến khán giả vỡ oà, đa tài đến mức ai cũng "ngả mũ" thán phục
20:07:54 15/12/2024
Ngọc Ánh nức nở, Ái Phương gây tiếc nuối khi rời 'Chị đẹp đạp gió'Ngọc Ánh nức nở, Ái Phương gây tiếc nuối khi rời 'Chị đẹp đạp gió'
21:54:00 15/12/2024
Hot rầm rộ khoảnh khắc Sơn Tùng bắt gặp 1 Anh Trai Say Hi, biểu cảm ngay sau đó khiến MXH bùng nổHot rầm rộ khoảnh khắc Sơn Tùng bắt gặp 1 Anh Trai Say Hi, biểu cảm ngay sau đó khiến MXH bùng nổ
17:33:59 15/12/2024

Tin mới nhất

Gửi thuốc phá thai cho bệnh nhân, bác sĩ bị kiện

Gửi thuốc phá thai cho bệnh nhân, bác sĩ bị kiện

21:17:35 15/12/2024
Tổng chưởng lý bang Texas (Mỹ) Ken Paxton đã kiện bác sĩ bang New York Margaret Carpenter, sau khi bà Carpenter kê đơn và gửi thuốc phá thai cho một bệnh nhân ở Texas thông qua dịch vụ khám bệnh từ xa, Reuters đưa tin ngày 13.12.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với ông Biden sau vụ luận tội ông Yoon

Quyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với ông Biden sau vụ luận tội ông Yoon

20:54:28 15/12/2024
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo ngày 15.12 đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, cam kết duy trì phát triển liên minh giữa hai nước.
Xác nhận hành tinh với cái đuôi khổng lồ gần trái đất

Xác nhận hành tinh với cái đuôi khổng lồ gần trái đất

20:51:55 15/12/2024
Các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh WASP-69 b sở hữu cái đuôi dài như sao chổi, với chiều dài vượt 563.000 km, tức gấp 44 lần bề ngang của trái đất.
Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ai đang tạm quyền thay thế?

Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ai đang tạm quyền thay thế?

20:47:42 15/12/2024
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duk-soo hôm 14.12 đã trở thành quyền tổng thống nước này sau khi quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol về vụ ban bố thiết quân luật.
Ném chất nổ làm hơn 50 người thương vong giữa hội chợ Thái Lan

Ném chất nổ làm hơn 50 người thương vong giữa hội chợ Thái Lan

20:45:08 15/12/2024
Bangkok Post ngày 14.12 đưa tin cảnh sát Thái Lan vừa bắt giữ 2 nghi phạm thiếu niên sau vụ tấn công bằng chất nổ vào hội chợ thường niên khiến hơn 50 người thương vong.
Hàn Quốc bắt thêm chỉ huy quân đội, cảnh sát trước thềm tái bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon

Hàn Quốc bắt thêm chỉ huy quân đội, cảnh sát trước thềm tái bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon

20:42:08 15/12/2024
Giới chức tư pháp Hàn Quốc đã bắt khẩn cấp ông Lee Jin-woo, người đứng đầu Bộ Tư lệnh phòng thủ thủ đô Hàn Quốc, trong bối cảnh quốc hội Hàn Quốc hôm nay (14.12) tiếp tục bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Ukraine cách chức một chỉ huy khi Nga tiến quân tới trung tâm hậu cần quan trọng?

Ukraine cách chức một chỉ huy khi Nga tiến quân tới trung tâm hậu cần quan trọng?

20:39:23 15/12/2024
Lãnh đạo quân đội Ukraine đã cách chức một vị chỉ huy đảm trách các hoạt động ở tỉnh Donetsk, nơi hệ thống phòng thủ của Kyiv đang suy yếu khi Nga tiến quân về một trung tâm hậu cần quan trọng, theo Financial Times.
Tổng thống Argentina được trao quốc tịch Ý, nhiều người bất bình

Tổng thống Argentina được trao quốc tịch Ý, nhiều người bất bình

20:25:57 15/12/2024
Nhiều người bức xúc vì Tổng thống Argentina Javier Mile dễ dàng xin được quốc tịch Ý trong chuyến thăm quốc gia châu Âu và gặp Thủ tướng Giorgia Meloni.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tác động Nga, Iran lúc phe đối lập Syria tiến quân?

Thổ Nhĩ Kỳ đã tác động Nga, Iran lúc phe đối lập Syria tiến quân?

20:17:51 15/12/2024
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay Ankara đã thúc giục Nga và Iran không can thiệp quân sự để hỗ trợ lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi phe đối lập tiến vào Damascus.
Vệ tinh phát hiện Nga rút thiết bị quân sự tại căn cứ ở Syria

Vệ tinh phát hiện Nga rút thiết bị quân sự tại căn cứ ở Syria

19:13:47 15/12/2024
Theo Reuters dẫn những hình ảnh chụp vào ngày 13.12, ít nhất 2 chiếc Antonov An-124, một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới, với phần mũi máy bay đang mở tại căn cứ không quân Hmeimim thuộc tỉnh ven biển Latakia (Syria).
Grasse - Nơi nước hoa làm nên di sản

Grasse - Nơi nước hoa làm nên di sản

19:07:58 15/12/2024
Ngành công nghiệp nước hoa thực sự bắt đầu phát triển ở Grasse vào thế kỷ 17 và được duy trì cho đến ngày nay. Năm 2018, UNESCO đã đưa bí quyết sản xuất nước hoa vùng Grasse vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Kinh tế Trung Quốc trong chiến lược "quay về cố thủ"

Kinh tế Trung Quốc trong chiến lược "quay về cố thủ"

19:07:57 15/12/2024
Tập trung vào nội địa đang là chiến lược then chốt của Trung Quốc trong nỗ lực hồi phục nền kinh tế đồng thời ứng phó sức ép từ Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Andres Iniesta là 'đệ tử' tiếp theo của Pep Guardiola theo nghiệp HLV

Andres Iniesta là 'đệ tử' tiếp theo của Pep Guardiola theo nghiệp HLV

Sao thể thao

01:00:05 16/12/2024
Andres Iniesta quyết tâm theo đuổi nghiệp HLV. Anh tiết lộ đang theo học một khóa đào tạo để lấy chứng chỉ hành nghề.
Á hậu Vbiz gây tranh cãi: Là "hoa có chủ" vẫn nhiệt tình ghép đôi với mỹ nam khác?

Á hậu Vbiz gây tranh cãi: Là "hoa có chủ" vẫn nhiệt tình ghép đôi với mỹ nam khác?

Sao việt

23:13:41 15/12/2024
Cư dân mạng nổ ra tranh cãi cho rằng người đẹp gen Z cố tình tạo ra khoảnh khắc thân thiết với mỹ nam Hàn Quốc để tạo sự chú ý.
Huỳnh Hiểu Minh vướng tin đồn chi nhiều tiền để chia tay bạn gái hot girl

Huỳnh Hiểu Minh vướng tin đồn chi nhiều tiền để chia tay bạn gái hot girl

Sao châu á

22:57:50 15/12/2024
Theo truyền thông Trung Quốc, nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh được cho là chi 20 triệu NDT (gần 70 tỷ đồng) để chấm dứt mối tình với người đẹp Diệp Kha.
Thanh Ngọc trải lòng về cuộc sống sau khi trở lại showbiz

Thanh Ngọc trải lòng về cuộc sống sau khi trở lại showbiz

Tv show

22:35:04 15/12/2024
Trong chương trình Đời nghệ sĩ lên sóng trên VTV9, Thanh Ngọc có dịp trải lòng về việc tái xuất showbiz sau quãng thời gian vắng bóng để chăm lo gia đình.
Đạo diễn phim 'Cu li không bao giờ khóc': 'Làm phim như theo đuổi một giấc mơ'

Đạo diễn phim 'Cu li không bao giờ khóc': 'Làm phim như theo đuổi một giấc mơ'

Hậu trường phim

22:31:05 15/12/2024
Tại buổi bế mạc Dự án phim ngắn CJ mùa 5, đạo diễn Phạm Ngọc Lân gửi lời cảm ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện cho các nhà làm phim trẻ thực hiện dự án điện ảnh tâm huyết của mình.
Con gái nuôi Bằng Kiều đọ giọng với ca sĩ Hàn Quốc

Con gái nuôi Bằng Kiều đọ giọng với ca sĩ Hàn Quốc

Nhạc việt

21:51:15 15/12/2024
Tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng Izara Thiên Nga (con gái nuôi của Bằng Kiều) có màn trình diễn ấn tượng tại đêm nhạc ở Đà Lạt.
Jamie Foxx dính vào vụ ẩu đả trong tiệc sinh nhật

Jamie Foxx dính vào vụ ẩu đả trong tiệc sinh nhật

Sao âu mỹ

21:47:11 15/12/2024
Jamie Foxx dính vào một cuộc ẩu đả tại quán bar nổi tiếng Mr. Chow ở Los Angeles, Mỹ trong bữa tiệc sinh nhật của anh vào tối 13.12.
Người trẻ Trung Quốc thất nghiệp đổ xô làm hướng dẫn viên du lịch

Người trẻ Trung Quốc thất nghiệp đổ xô làm hướng dẫn viên du lịch

Netizen

21:42:23 15/12/2024
Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ công việc bàn giấy, chuyển sang làm hướng dẫn viên du lịch. Họ hy vọng sự phát triểncủa du lịch trong nước sẽ mang lại thu nhập ổn định hơn, theo Bloomberg.
Bắt "chuyên gia" sản xuất pháo lậu, thu giữ gần 2 tạ pháo

Bắt "chuyên gia" sản xuất pháo lậu, thu giữ gần 2 tạ pháo

Pháp luật

21:13:08 15/12/2024
Ngày đầu đợt ra quân tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ đối tượng sản xuất, tàng trữ trái phép 192 kg pháo nổ.
Công chúa SM bị xúc phạm nặng nề

Công chúa SM bị xúc phạm nặng nề

Nhạc quốc tế

20:20:25 15/12/2024
Trong đoạn video được chia sẻ, một nhóm người giơ điện thoại ghi hình và không ngừng mắng chửi công chúa nhà SM một cách thậm tệ bằng cả tiếng Trung, tiếng Hàn.
Mưa lớn ở Quảng Ngãi, lũ các sông lên nhanh

Mưa lớn ở Quảng Ngãi, lũ các sông lên nhanh

Tin nổi bật

19:16:25 15/12/2024
Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái gần bão hòa trên 90%. Trong 6 giờ tới, các khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa vừa mưa to, có nơi mưa rất to.