Những tổn thương khi mắc bệnh chàm và cách điều trị phù hợp
Chàm tuy không phải là một loại bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh này cũng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh chàm và có nhiều loại chàm như chàm thể tạng, chàm đồng tiền, chàm tiếp xúc. Bệnh sẽ xuất hiện theo từng đợt và hay tái phát lại dai dẳng gây ra sự bất tiện cho những người mắc bệnh.
1. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh chàm
Những triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh chàm chính là nổi hồng ban, xuất hiện nhiều chùm nước ở các vùng nếp gấp da như: nếp gấp khuỷu tay, nếp gấp cổ, bẹn, nách, cẳng chân,… Những hạt mụn nước khi vỡ ra sẽ khô dần, đóng mài sau đó bong vảy.
Khi mắc bệnh chàm, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, kèm theo những triệu chứng như viêm mũi dị ứng và hen.
Ngoài ra, nếu người thân của bạn mắc bệnh chàm thì nguy cơ bạn mắc loại bệnh này cũng sẽ cao hơn so với người bình thường. Đặc biệt đối với những trường hợp có cơ địa dễ dị ứng cũng có thể gây ra hiện tượng bùng phát đợt chàm cấp tính.
Video đang HOT
Dấu hiệu bệnh chàm – Ảnh Internet
Không chỉ thế, trẻ em có sức đề kháng kém, người mắc bệnh hen suyễn, ăn uống thiếu cân bằng hoặc những trường hợp bị viêm mũi dị ứng cũng có nguy cơ rất cao mắc bệnh chàm.
2. Những tổn thương thường gặp
Được biết đến là căn bệnh viêm da dị ứng với những đặc điểm như nổi hạt mụn nhỏ, ngứa ngáy, loét. Nguyên nhân của bệnh chàm hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có thể do cơ thể bị dị ứng hoặc khi tiếp xúc với những hóa chất như cao su, bột giặt, kim loại,… gây ra bệnh chàm. Ngoài ra yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh chàm xuất hiện.
Đối với những trường hợp có cơ địa dễ dị ứng và có cả yếu tố di truyền bệnh chàm thì khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
Những nốt chàm ở tay có thể được hình thành bởi sự ảnh hưởng của các loại hóa chất như nước tẩy rửa, bột giặt,… Tình trạng bệnh sẽ hết khi bạn không còn tiếp xúc với hóa chất nữa.
Có một số loại chàm phổ biến như:
Chàm thể tạng: Đây là trường hợp thường gặp ở những bệnh nhân có cơ địa giãn tĩnh mạch. Da dễ bị kích ứng, nổi mẩn và chân bị phù.
Chàm đồng tiền: Là hình dáng vết chàm dạng tròn giống như đồng tiền. Loại tràm này thường gặp ở người lớn, xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, da bong vảy thành từng mảng.
Các vết chàm đồng tiền – Ảnh Internet
3. Điều trị chàm
Hiện nay, việc điều trị bệnh chàm còn là 1 vấn đề khó khăn. Những loại thuốc để điều trị bệnh có tác dụng chủ yếu đó là kiểm soát các cơn ngứa, ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng viêm da. Khi xuất hiện những tổn thương mới trên da, thuốc sẽ có tác dụng làm giảm bớt tình trạng đó.
Để điều trị chàm hiệu quả, bạn cần đến gặp các bác sĩ bởi cần có một phác đồ điều trị hợp lý. Tùy theo độ tuổi cũng như mức độ tổn thương của bệnh gây ra mà bác sĩ sẽ có những phương án phù hợp nhất.
Đối với những trường hợp chàm xuất hiện kèm theo viêm da mủ, lúc này bạn cần được điều trị chống bội nhiễm bằng cách uống kháng sinh và sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh. Ngoài ra cũng có thể dùng kháng sinh dạng thuốc nở như cream celestoderm-neomycin, cream synalar-neomycin.
Lưu ý để điều trị chàm hiệu quả đó là trong lúc tắm rửa bạn cần tránh chà xát, cào gãi mạnh gây tổn thương lên da. Đồng thời cũng tránh việc tắm bằng xà phòng nơi xuất hiện chàm.
Những người mắc bệnh chàm cần tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây ra bệnh để có thể hạn chế tối đa nguy cơ hình thành bệnh.
Việc dùng thuốc điều trị chàm cần phải tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Không nên quá lo lắng và tự ý điều trị bệnh tránh việc thúc đẩy bệnh ngày càng nặng hơn.
Nắng Mai
Nguy cơ gãy xương gia tăng ở người mắc bệnh chàm
Kinda E. Lowe - nhà nghiên cứu dịch tễ học tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn (Anh) cùng các cộng sự đã công bố báo cáo về sự gia tăng rõ ràng nguy cơ gãy xương ở những người trưởng thành bị viêm da cơ địa (chàm).
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu nghiên cứu hồ sơ sức khỏe điện tử của khoảng 526.808 bệnh nhân người lớn (18 tuổi) mắc bệnh chàm. Kết quả những người bị chàm có nguy cơ gãy xương cổ tay cao hơn 7%; gãy xương hông tăng 10%; gãy xương chậu tăng 10% và gãy cột sống tăng 18% so với những người không mắc bệnh này.
Theo các tác giả, các steroid tại chỗ điều trị bệnh chàm có thể được hấp thụ một cách có hệ thống và do đó có thể góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận nguy cơ gãy xương tăng theo mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm và tăng ở những bệnh nhân dùng thuốc điều hòa miễn dịch toàn thân (azathioprine, cyclosporine, methotrexate, mycophenolate mofetil). Nguy cơ gãy xương cũng gia tăng ở những người đã trải qua liệu pháp quang học hoặc đã được chăm sóc đặc biệt từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Từ kết quả nghiên cứu này, các tác giả khuyến cáo, bệnh viêm da cơ địa hay chàm thể tạng nên được thêm vào các yếu tố cần xem xét trong dự đoán gãy xương. Việc hướng dẫn sàng lọc mật độ xương có thể được mở rộng bao gồm cả những người bị viêm da cơ địa nặng để ngăn ngừa gãy xương, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến gãy xương, đặc biệt đối với phụ nữ, người già, người có dùng steroid hay thuốc điều hòa miễn dịch để điều trị bệnh chàm.
BS. Lê Đức Thọ
The Journal of Allergy and Clincal Immunology/suckhoedoisong
[Thuốc&Dinh dưỡng] Coi chừng dị ứng thức ăn ở trẻ Dị ứng thức ăn là một trong những yếu tố tăng nguy cơ hoặc khởi phát hen suyễn ở trẻ. Trẻ bị dị ứng trứng có nguy cơ mắc hen suyễn cao gấp 4,6 lần trẻ không bị dị ứng. Bệnh dị ứng nói chung bao gồm rất nhiều loại như suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng, mề đay, phản vệ, dị ứng...