Những thực phẩm tạo nồng độ cồn
Có nhiều nguyên nhân khiến một người không uống rượu bia nhưng vẫn có nồng độ cồn trong máu và hơi thở.
Vải, sầu riêng khi vào trong dạ dày một thời gian, lượng cồn chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn
Thực phẩm
Một số thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường có thể xuất hiện phản ứng lên men chuyển hóa thành rượu theo cách tự nhiên, hoặc quá trình chế biến có thêm rượu dù là lượng rất nhỏ. Một số loại trái cây chứa lượng đường cao như vải, nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài, để môi trường bên ngoài thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu”, tức là lên men. Khi vào trong dạ dày một thời gian, lượng cồn trong những loại quả này rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn.
Ngoài ra, các loại kẹo cao su không đường; các loại nước sốt cay nóng; các món ăn có sử dụng bia, rượu mạnh, rượu vang trong quá trình chế biến; giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn. Khi ăn những thực phẩm có khả năng tạo ra cồn, nên súc miệng thật kỹ. Trước khi lái xe cần có thời gian ngồi nghỉ 30-60 phút. Trường hợp có sử dụng các loại thực phẩm, thuốc có chứa ethanol thì lưu ý nên nghỉ ngơi ít nhất từ 15 phút đến nửa tiếng rồi mới tham gia giao thông.
Dược phẩm
Khoảng 130 chế phẩm thuốc chữa bệnh, 14 chế phẩm vitamin, được bào chế dưới dạng dung dịch, thành phần bên trong có chứa cồn. Nồng độ cồn trong máu của người cũng có thể tăng nếu trước đó dùng nước súc miệng. Tương tự, một số loại siro ho cũng xảy ra hiện tượng trên. Ngoài ra, với một số trường hợp ít gặp, những người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu (còn gọi là hội chứng say xỉn không do uống rượu) cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn.
Video đang HOT
Đồ uống
Một số loại siro ho hoặc thuốc ngủ, thuốc hít hen suyễn; một số loại vitamin, nước súc miệng, nước xịt thơm miệng… Một số loại đồ uống như thức uống năng lượng, bia hoặc rượu vang không cồn, soda lên men. Việc uống các siro có cồn, hoa quả lên men hay ăn rượu nếp tức là cũng hấp thu một lượng rượu nhất định. Nếu vừa uống hay vừa ăn xong thì có thể có nồng độ rượu trong máu và hơi thở ở mức độ nào đó nhưng do lượng rượu này rất thấp nên cơ thể sẽ chuyển hóa hết nhanh.
Tình trạng sức khỏe
Trong bệnh tiểu đường, nồng độ aceton cao trong máu (do việc chuyển hoá chất béo nhiều hơn chuyển hoá đường) cũng có thể khiến hơi thở có chứa cồn. Nồng độ cồn ở những người bệnh gặp phải tình trạng này thậm chí có thể cao hơn 1.000 lần so với ở những người không mắc bệnh tiểu đường. Nhưng ngay cả trong các trường hợp nồng độ cồn tăng cao do tăng aceton máu, cũng có rất ít ảnh hưởng đến các tế bào của cơ thể và cũng không làm kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở tăng lên quá nhiều. Hạ đường huyết cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự như nhiễm độc, bao gồm chóng mặt, vụng về và nhầm lẫn.
Điều kiện làm việc
Nhiều người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với các chất dễ bay hơi cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra nồng độ cồn. Ví dụ về các chất này bao gồm các loại dung dịch vệ sinh, keo dán, keo dán tiếp xúc, sơn, chất tẩy, sơn phun…
Theo anninhthudo
Thực hiện tốt công tác khám, cấp cứu người bệnh trong dịp Tết
Thống kê của các cơ sở y tế cho thấy, trong bảy ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (từ 23 đến 29-1) công tác khám, chữa bệnh cho người dân được thực hiện kịp thời, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc.
Các bệnh viện cũng xử lý đúng quy trình đối với những trường hợp nghi ngờ nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Bác sĩ Khoa cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức kiểm tra, đánh giá tình hình chấn thương của người bệnh.
Gần trưa 29-1 (tức ngày mồng 5 tháng Giêng), Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức không còn chen chúc so với thời điểm này của những năm trước. Ths, BS Phạm Vũ Hùng phụ trách tua trực của bệnh viện ngày 29-1 cho biết: Trong bảy ngày nghỉ Tết vừa qua, số trường hợp vào cấp cứu đã giảm so với năm 2019, trong đó số ca cấp cứu có nồng độ cồn giảm tới năm lần. Tại phòng Hồi sức 1, nơi được coi là "điểm nóng" tập trung những trường hợp nặng, hiện có sáu trường hợp đang được cấp cứu, trong đó có một thanh niên 23 tuổi bị tai nạn vừa chuyển từ Lương Sơn (Hòa Bình) về chờ mổ. Kết quả kiểm tra của các bác sĩ cho thấy, nạn nhân bị chấn thương sọ não, vỡ nhãn cầu phải và kết quả xét nghiệm máu có nồng độ cồn.
Theo đánh giá của bác sĩ Phạm Vũ Hùng, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông có hiệu lực đã giảm bớt áp lực cho y, bác sĩ cấp cứu trong dịp Tết này. Từ ngày 28 Tết đến mồng 4 tháng Giêng, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức tiếp nhận khám, cấp cứu cho 919 trường hợp, giảm 70 ca so với cùng kỳ Tết năm trước; số trường hợp mổ cấp cứu cũng giảm từ 208 xuống 199 ca. Tính trung bình mỗi ngày, bệnh viện khám, cấp cứu cho 131 trường hợp, mổ cấp cứu cho 25 người bệnh. Đáng chú ý, số ca cấp cứu có nồng độ cồn trong máu giảm gần năm lần, chỉ có 69 trường hợp so với 304 ca trong dịp Tết năm 2019. Người bệnh cấp cứu không có nồng độ cồn sẽ giúp cho bác sĩ đánh giá chính xác hơn tình trạng bệnh và đưa ra phương án xử lý hiệu quả hơn. Những người vào viện đã có rượu, bia thì tri giác của họ bị ảnh hưởng, kéo theo ảnh hưởng đến quá trình thăm khám của bác sĩ. Những trường hợp này tiềm tàng nguy cơ bỏ sót tổn thương, diễn biến nặng mà không biết...
Tại TP Hải Phòng, các cơ sở khám, chữa bệnh đã tiếp nhận hơn 5.600 trường hợp người bệnh đến khám cấp cứu, giảm hơn 40% so với Tết Kỷ Hợi 2019. Trong đó, khám do tai nạn giao thông là 448 trường hợp; sáu trường hợp tai nạn do pháo nổ; 37 trường hợp do ngộ độc thức ăn (rượu bia, ngộ độc thực phẩm...). Đáng lưu ý là có 430 tai nạn sinh hoạt; 40 trường hợp thương tích phải nhập viện điều trị do đánh nhau... đều tăng hơn so với dịp Tết năm 2019. Do công tác chuẩn bị được triển khai chu đáo, công tác trực cấp cứu, khám và điều trị cho những bệnh nhân ở lại bệnh viện trong dịp Tết được bảo đảm. Tại Hải Phòng cũng không có dịch bệnh nguy hiểm nào xảy ra trong dịp Tết.
Tại Bệnh viện T.Ư Huế trong dịp Tết, số người bệnh nhập viện cấp cứu tăng khoảng 20 đến 25% so với ngày thường, nhất là tại các khoa: Cấp cứu đa khoa, Cấp cứu tích cực, Đột quỵ... Mỗi ngày bệnh viện đã huy động gần 250 cán bộ y tế tham gia trực tại các khoa, phòng. Tại Khoa Hồi sức tích cực, không khí Xuân Canh Tý 2020 dường như không có, khi đội ngũ y, bác sĩ rất tất bật chăm sóc người bệnh, phần lớn đều bệnh nặng, như chấn thương sọ não, xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp, nhiễm trùng... Hơn 70 giường bệnh của khoa hoạt động hết công suất.
Theo thống kê Bệnh viện T.Ư Huế, từ ngày 29 Tết đến mồng 5 tháng Giêng, các cơ sở, khoa phòng tiếp nhận thăm khám, cấp cứu cho hơn 4.100 trường hợp khám cấp cứu, tai nạn, tăng hơn 1.000 trường hợp so với cùng kỳ Tết 2019. Bên cạnh những thương tích như: tai biến, đột quỵ, gãy chân, gãy tay, nhiều bệnh nhân bị đa chấn thương. Riêng trong ngày 29-1, tại Khoa Khám bệnh thuộc Trung tâm Nhi - Bệnh viện T.Ư Huế đã đón, khám điều trị hơn 200 lượt trẻ em, trong đó có hơn 30 trường hợp phải điều trị cấp cứu do bệnh nặng, như: viêm phổi, sốt cao, nhiễm trùng tiêu hóa, ngộ độc thức ăn...
Trong khi đó, theo báo cáo nhanh của các bệnh viện tại TP Đà Nẵng, tình hình chăm sóc sức khỏe người dân trong bốn ngày Tết được bảo đảm, thành phố không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, giảm hẳn các vụ cấp cứu do tai nạn giao thông, bia rượu... gây ra. Tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, trong những ngày Tết, công tác chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là các sản phụ và bệnh nhi được thực hiện chu đáo, các bệnh nhi phải ở lại đón Tết tại bệnh viện được tận tình chăm sóc. Tại Bệnh viện Đà Nẵng, số người dân đến khám, chữa bệnh trong những ngày cao điểm Tết Nguyên đán diễn ra bình thường, giảm hẳn các ca cấp cứu do tai nạn giao thông, sử dụng rượu, bia... gây ra.
Ngoài chăm sóc sức khỏe người dân, ngành y tế Đà Nẵng phải cùng lúc tập trung mọi nguồn lực để phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng đã họp khẩn với các ngành, đơn vị liên quan, giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, đơn vị. Tính đến sáng 29-1, tại Đà Nẵng đang theo dõi 28 trường hợp nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, gồm 12 trường hợp người nước ngoài đang được theo dõi tại Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện sức khỏe của nhiều người bệnh đã ổn định, không sốt, không ho, một vài trường hợp sốt nhẹ. Đến nay, tổng số 52 trường hợp nghi ngờ được theo dõi tại bệnh viện, trong đó 24 trường hợp đã xuất viện. Đã lấy mẫu 35 trường hợp để làm xét nghiệm, tất cả 15 mẫu đã có kết quả và đều âm tính với nCoV. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cũng đã giám sát hằng ngày 21 trường hợp tại cộng đồng.
Ghi nhận tại một số bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các bệnh viện ít tiếp nhận bệnh nhân bị tai nạn giao thông như dịp Tết các năm trước. Phần lớn thời gian các điều dưỡng dành tập trung điều trị các trường hợp bệnh nội khoa. Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, vào ngày 26-1 (mồng 2 Tết), bệnh viện chỉ cấp cứu 10 trường hợp tai nạn giao thông.
Về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, ngoài hai trường hợp đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy thì một số trường hợp (cả người nước ngoài và người Việt Nam) có triệu chứng viêm đường hô hấp (sốt, ho, khó thở...) đến khám tại các bệnh viện của TP Hồ Chí Minh (Bệnh nhiệt đới, Nguyễn Tri Phương, Nhi đồng 2, Quốc tế City...). Qua điều tra giám sát, tất cả các trường hợp này đều không có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với người mắc bệnh trước đó hoặc về từ vùng dịch; trong đó có ba trường hợp đã được xét nghiệm nCoV đều cho kết quả âm tính. Những trường hợp này đều được xuất viện và được hướng dẫn tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe tại nhà. Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, từ hôm nay (30-1), khi phòng khám hoạt động lại, bệnh viện sẽ có phương án phân luồng cụ thể để tránh tình trạng những người bệnh đến thăm khám định kỳ hằng tháng có các bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa... vô tình lẫn lộn với các bệnh nhân từ vùng dịch tễ nhằm ngăn ngừa việc tạo ra vùng lây nhiễm...
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong những ngày Tết, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 239.795 người bệnh, giảm 6 % so với dịp Tết Kỷ Hợi. Nhập viện điều trị nội trú 153.485 lượt người bệnh, giảm 4,7%; chuyển viện 6.955 trường hợp... Tính đến 7 giờ sáng ngày mồng 5 tháng Giêng, đã có 30.406 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, giảm 17,8% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi. Số ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông chiếm 12,7% trong tổng số khám, cấp cứu chung. Trong đó, 12.015 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 39,5% tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng 4,3% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi. Đã có 136 trường hợp bị chết do tai nạn giao thông, bao gồm cả chết trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, nhiều hơn chín ca so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi. Các cơ sở y tế cũng tiếp nhận 321 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, nhiều hơn 34 ca so với cùng kỳ Tết năm trước, không có ca bị chết. 105 trường hợp cấp cứu do vũ khí, vật liệu nổ khác, có một ca bị chết do bị bắn. Số ca cấp cứu do chất nổ khác tăng cao so với Tết Kỷ Hợi 2019 do năm nay Bộ Y tế thu thập cả số cấp cứu do vũ khí cùng vật liệu nổ khác.
Theo thông tin từ hệ thống trực an toàn thực phẩm (toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, năm viện khu vực trên toàn quốc) và trên phương tiện thông tin đại chúng, tính tới 14 giờ ngày 29-1 trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm. Trong những ngày Tết đã có 2.031 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, chiếm 1,1% tổng số khám, cấp cứu. Trong đó 515 ca ngộ độc rượu, bia, 415 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến, một ca bị chết do ngộ độc thuốc trừ sâu...
NHÓM PHÓNG VIÊN
Theo nhandan
Uống bia có đỡ gây hại cho sức khỏe hơn uống rượu? Tác hại do rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống mà phụ thuộc vào lượng cồn uống, cách thức uống và tần suất uống. Nhiều người tiêu dùng cho rằng uống bia sẽ đỡ hại hơn uống rượu do nồng độ cồn trong rượu cao hơn ở bia. Thực tế, trung bình trong 100 ml rượu 40 độ chứa 400 g...