Những thực phẩm giàu probiotic có lợi tuyệt vời cho sức khỏe
Thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, pho mát, các sản phẩm đậu nành lên men giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, và tốt cho hệ tim mạch.
Súp miso ít calo, giàu vitamin B và các hợp chất chống ôxy hóa. Ảnh: Internet
Probiotic là một loại vi khuẩn có lợi đối với cơ thể, thuộc nhóm các vi khuẩn sống. Chúng còn được gọi là “vi khuẩn có lợi” và loại vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn uống nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để gia tăng quá trình tiêu hóa thức ăn và cải thiện sức khỏe. Probiotic có nhiều nhất trong sữa chua và các loại men vi sinh. Probiotic tăng cường miễn dịch đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm thiểu tối đa nguy cơ dẫn đến các bệnh tiêu hóa và tốt cho hệ tim mạch.
Miso
Miso truyền thống của Nhật Bản được tạo ra bằng cách lên men đậu nành với muối, cùng với nấm koji. Probiotic trong miso phù hợp để chế biến các món canh. Súp miso ít calo, giàu vitamin B và các hợp chất chống ôxy hóa. Miso tốt cho sức khỏe nhưng cũng chứa nhiều muối nên bạn chỉ nên dùng với mức độ vừa phải.
Kimchi
Kim chi là một món ăn Hàn Quốc lên men có vị cay. Cải thảo thường là nguyên liệu chính nhưng nó cũng được chế biến từ những loại rau củ khác. Kim chi được làm từ cải thảo có nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K, riboflavin (vitamin B2) và sắt. Người ta trộn nhiều loại gia vị với nhau để tạo ra vị đặc trưng của kim chi như bột ớt đỏ, tỏi, gừng, hành và muối. Kim chi chứa nhiều vi khuẩn axit lactic lactobacillus kim chi, cũng như các loại vi khuẩn axit lactic khác có lợi cho hệ tiêu hoá.
Kvass
Kvass là một loại nước truyền thống của Nga, được sản xuất từ quá trình lên men tự nhiên của bánh được làm từ lúa mì, lúa mạch đen hoặc lúa mạch, đôi khi còn kèm theo hương vị trái cây, nho khô hoặc bạch dương. Kvass cũng như các sản phẩm lên men khác, giúp điều hòa hoạt động giữa ruột và dạ dày, ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh xấu, tăng cường quá trình trao đổi chất, có tác dụng tốt với hệ tim mạch.
Kvass trong các cửa hàng thực phẩm sức khỏe thường được làm bằng củ cải hoặc cà rốt. Cà rốt kvass có nhiều chất dinh dưỡng giống như nước ép cà rốt nhưng lại ít đường hơn. Nếu bạn muốn uống kvass củ cải đường, hãy chắc chắn chọn loại không biến đổi gen vì một số củ cải có chứa GMO.
Ảnh: Internet
Sữa chua
Tác dụng của sữa chua với sức khỏe con người đã được thế giới công nhận từ lâu. Mỗi hộp sữa chua ăn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein, vitamin A, B, D, canxi và hàng loạt các khoáng chất có lợi khác. Sữa chua được làm từ sữa lên men có chứa vi khuẩn tốt, chủ yếu là vi khuẩn sản sinh axit lactic và bifidobacteria.
Video đang HOT
Ảnh: Internet
Phô mai
Các loại phô mai làm từ sữa đã được tiệt trùng rồi được cấy bằng nấm mốc hoặc men thường sẽ không nằm trong danh sách này. Nhưng các loại phô mai không có sữa chứa nhiều men vi sinh thì lại là thực phẩm giàu chế phẩm sinh học hàng đầu. Các loại phô mai thuần chay được bổ sung probiotic sẽ tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi để tăng cường sức khỏe của bạn.
Ảnh: Internet
Sauerkraut
Sauerkraut là món bắp cải thái nhỏ đã được lên men bởi vi khuẩn axit lactic. Đây là một trong những thực phẩm truyền thống lâu đời nhất và phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là ở châu Âu. Sauerkraut thường được ăn kèm với xúc xích hoặc như một món ăn phụ. Món ăn này có vị chua, mặn và có thể lưu trữ được trong nhiều tháng trong thùng kín.
Ngoài việc chứa nguồn lợi khuẩn chất lượng cao, dưa cải bắp còn giàu chất xơ, cũng như các vitamin C, B và K. Nó cũng chứa nhiều natri và chứa sắt và mangan. Sauerkraut cũng chứa các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, những dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của mắt.
Trà kombucha
Kombucha là thức uống lên men từ trà đen và đường (từ nhiều loại khác nhau gồm đường mía, trái cây hay mật ong) được sử dụng như một thực phẩm chức năng. Kombucha có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng cách đây khoảng 2.000 năm như một loại thực phẩm chức năng tự nhiên giúp hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, thậm chí cả bệnh ung thư.
Đồ uống này có các vi khuẩn và men làm kích thích quá trình lên men khi kết hợp với đường. Sau khi lên men, kombucha chứa giấm, vitamin nhóm B, enzyme, probiotic (vi khuẩn và nấm men có tác dụng tích cực lên hệ tiêu hoá) và có hàm lượng cao axit (acetic, gluconic và lactic) với nhiều công dụng với sức khỏe.
Dưa muối
Dưa muối (còn được gọi là gherkins) là dưa chuột đã được ngâm trong dung dịch muối và nước. Dưa chuột được lên men trong một thời gian, sử dụng vi khuẩn axit lactic tự nhiên khiến cho dưa có vị chua. Dưa chuột ngâm là một nguồn tuyệt vời chứa vi khuẩn probiotic lành mạnh, có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Dưa muối có hàm lượng calo thấp và nguồn vitamin K tuyệt vời, dưỡng chất cần thiết cho việc đông máu. Dưa chua cũng có hàm lượng natri cao, vì vậy những người tăng huyết áp nên hạn chế món ăn này.
ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Những điều cấm kỵ khi ăn rau thơm không phải ai cũng biết
Là loại rau gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, rau thơm thật ra cũng không vô hại như nhiều người vẫn nghĩ.
Một số loại rau gia vị cần kiêng ăn kém với những loại thực phẩm xung khắc ví dụ như dân gian vẫn lưu truyền là ăn thịt gà kèm kinh giới dễ mắc bệnh phong chẳng hạn.
Hiểu biết về những thực phẩm xung khắc sẽ khiến bạn tránh được những rủi ro không đáng có cho sức khỏe bản thân và gia đình.
Rau mùi ăn cùng nội tạng động vật
Rau mùi rất giàu vitamin C, trong khi đó nội tạng động vật lại rất giàu protein và các chất dinh dưỡng. Ăn rau mùi với nội tạng động vật dễ khiến cơ thể sản xuất các ion đồng và sắt, làm giảm các giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Không chỉ vậy, kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau còn làm tăng nguy cơ ngộ độc, thậm chí là dẫn đến ung thư nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài.
Muối vừng và kinh giới
Mừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.
Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.
Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành
Đậu hũ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.
Rau mùi với thực phẩm nhiều vitamin K
Vitamin K chứa rất nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chẳng hạn như súp lơ, măng tây, trứng, cải bó xôi,... Trong khi đó, rau mùi lại có tác dụng phân hủy các enzym trên cơ thể.
Nếu ăn rau mùi với các thực phẩm giàu vitamin K, rau mùi có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hơn nữa, nếu sự kết hợp này diễn ra thường xuyên rất dễ khiến cơ thể sản sinh ra một số hóa chất, kích thích lượng lớn các tế bào trong cơ thể.
Thịt lợn và rau thơm
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
Nấu thịt lợn bạn chỉ nên cho hành, ăn kèm với dưa muối hay đồ chua là được.
Rau răm với thịt gà
Rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.
Hành, hẹ ăn cùng với mật ong, thịt trâu, thịt bò, cua
Ăn kèm những thực phẩm trên với hành, hẹ dễ sản sinh ra các chất độc hại, gây nên tình trạng khó tiêu, đau bụng và dễ gây viêm dạ dày.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Bọt màu đục xuất hiện trong nồi thức ăn khi nấu là gì, có hại không? Chắc hẳn nhiều người vẫn đang hiểu sai Lúc chúng ta chế biến thức ăn như hầm xương, luộc thịt rất hay thấy lớp bọt khí trắng nổi lên trên mặt nước. Vậy lớp bọt khí đấy thực sự là gì, có dinh dưỡng hay chất độc hại cần phải vớt bỏ không? Ngoài lúc chế biến thức ăn như hầm xương, luộc thịt... khi chúng ta pha trà, rót bia...