Những thói quen ăn uống tăng nguy cơ nhiễm bệnh Than
Gần đây liên tục xảy ra các trường hợpc bệnh Than (nhiệt thán) tại Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang… Nguyên nhân là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh của nhiều người dân.
Trong tháng 6 vừa qua, tại huyện Tuần Giáo, Điện Biên đã có vài trường hợp bị nhiễm bệnh than do ăn thịt trâu chết. Còn tại Thân Uyên, Lai Châu đã có 1 người tử vong và 9 người khác bị bệnh than do ăn thịt ngựac bệnh. Nghiêm trọng nhất là vụ 421 người thuộc huyện Mèo Vạc, Hà Giang bị ngộ độc do ăn thị bò bị bệnh Than trong tháng 6 và tháng 7 này.
Về nguyên tắc, ngườic bệnh nhiệt thán thường mang tính chất nghề nghiệp do vậy bệnh gặp ở công nhân các cơ sở thuộc da (mắc bệnh do vết sây xước gây nên tổn thương cục bộ ngoài da), công nhân nhà máy len (do hít phải nha bào vàc bệnh ở thể viêm phổi cấp tính), người giết mổ động vật, công nhân khuân vác thịt và người chăn nuôi chăm sóc, điều trị bệnh cho động vật.
Tuy nhiên trên thực tế, ở nước ta, bệnh than ở người lại chủ yếu do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh như việc ăn tiết canh, ăn thịt tái, sống; giết mổ và ăn thịt gia súc bị bệnh.
Vì vậy, khi thấy động vật có các biểu hiện bụng trướng to, máu chảu ra ở các lỗ tự nhiên, máu đen đặc, khó đông thì cần tiêu hủy ngay, không được giết mổ, ăn thịt. Và tốt nhất, không nên giết mổ, làm thịt gia súc ốm, chết.
Về điều trị, theo luật Thú y nước ta, động vật bị bệnh than không điều trị mà tiêu hủy theo luật định. Còn ở người, điều trị chủ yếu là dùng kháng huyết thanh bệnh than và Oxytetracycline hoặc Penicillin liều cao để điều trị, kết hợp với các kháng sinh phòng vi khun bội nhiễm khác và tăng cường sức đề kháng của ngườnh bằng thuốc bổ…
Theo Dân Trí
Video đang HOT
Điều trị bệnh than không khó!
Bệnh than thường khiến con người sợ hãi vì chúng ta thường liên tưởng nó với một cuộc chiến tranh sinh học. Trên thực tế, những vết "cháy đen" trên da lại điều trị đơn giản hơn nhiều so với nhiễm khuẩn than tại hệ hô hấp hay tiêu hóa.
Chẩn đoán bệnh than?
Tiền sử, bao gồm cả nghề nghiệp của người bệnh, đóng vai trò rất quan trọng.
Vi khuẩn có thể tìm thấy ở những vùng trồng trọt, chăn nuôi hay biểu hiện ngoài da, họng, đờm...
Chụp X-quang cũng có thể phát hiện những thay đổi đặc trưng trong phổi.
Có thể nhìn thấy khuẩn than trong dịch máu qua kính hiển vi.
Điều trị bệnh than như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, điều trị sớm sẽ chữa khỏi bệnh than. Bệnh than trên da có thể điều trị bằng các loại kháng sinh phổ thông như penicillin, tetracycline, erythromycin, ciprofloxacin (Cipro).
Bệnh than lây qua hô hấp cần được điều trị khẩn cấp bởi các chuyên gia y tế. Thường là tiêm thẳng và truyền kháng sinh liên tục qua đường tĩnh mạch và thực hiện càng sớm càng tốt.
Nếu là một cuộc tấn công khủng bố sinh học, cá nhân tiếp xúc với bệnh than sẽ được cho thuốc kháng sinh trước khi biểu hiện bệnh xuất hiện.
Ngoài ra, đây là một bệnh cần được thông báo rộng rãi. Tức là ngay khi có 1 trường hợp bị bệnh than, các cơ quan quản lý cần phải thông báo, mô tả đặc điểm bệnh để các cá nhân liên quan có thể nhận diện cách phòng ngừa cũng như nhận được cách điều trị phù hợp nhất.
Phòng ngừa bệnh than như thế nào?
Các cơ quan y tế có thể ngăn ngừa lây nhiễm bệnh than bằng cách không cho động vật nhiễm bệnh tiếp xúc với người và động vật khỏe mạnh.
Ngoài ra có thể tiêm vắc-xin cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao (ví dụ như bác sĩ thú y, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhân viên của các nhà máy dệt chế biến lông dê nhập khẩu, và các thành viên của các lực lượng vũ trang - phòng ngừa chiến tranh sinh học). Hiện nay, hầu hết các loại vắc-xin được tiêm vào mỡ hay cơ dưới da.
Nghiên cứu ban đầu trên động vật cho thấy sẽ có thể có vắc-xin dạng uống. Uống thuốc sẽ đơn giản, dễ dàng và an toàn, hiệu quả hơn là tiêm.
Để chủ động phòng ngừa, cần lưu ý các yếu tố sau:
- Tránh ăn các loại thịt chưa nấu chín.
- Tránh tiếp xúc với vật nuôi hay bất kỳ sản phẩm nào của vật nuôi nhiễm bệnh.
- Lựa chọn các phương pháp bảo vệ như vắc-xin
- Tránh đi chân trần ở những nơi có động vật (như trang trại)
- Băng những vùng bị tổn thương lại
- Đi khám ngay khi nghi ngờ
- Tránh mở các thư lạ
Theo Dân Trí
3 con đường lây nhiễm bệnh than Bệnh than không chỉ nguy hiểm bởi hình thức biểu hiện đáng sợ mà còn bởi khả năng tồn tại cực lâu trong môi trường (có thể lên ti 48 năm). Vậy nó lây lan như thế nào và thời gian ủ bệnh ra sao? Bệnh than là gì? Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm đe dọa cuộc sống bình thường ảnh...