Những thay đổi trong cơ thể phụ nữ trước, trong và sau kì kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyệt của bạn diễn ra theo một quuy trình cố định. Cơ thể bạn sẽ tự động có những thay đổi để phù hợp với thời điểm trước, trong và sau chu kì kinh nguyệt.
2 tuần trước kì kinh nguyệt
Tuyến yên của não bộ tạo ra 2 loại hormone là hormone kích thích nang noãn (FSH) và hormone tạo hoàng thể. Cả hai loại hormone này được truyền vào máu và gửi tín hiệu đến buồng trứng, kích thích trứng phóng noãn.
Hormone kích thích nang noãn ở buồng trứng sẽ phát triển lớn dần lên thành nang noãn trưởng thành. Khi đó, hormone tạo hoàng thể tăng cao cũng sẽ cùng hormone kích thích nang trứng làm cho nang noãn chín và phóng noãn.
Khi nang noãn phát triển, hiện tượng phóng noãn xảy ra, hoàng thể được hình thành tại nơi nang noãn vỡ trên bề mặt của buồng trứng và sản xuất progesterone, estrogen. Estrogen tác động lên nội mạc tử cung làm cho nội mạc tử cung tăng sinh các ống tuyến và trở nên dày hơn. Còn progesterone có tác dụng tiết ra chất nhầy.
Nếu hiện tượng thụ thai không diễn ra, estrogen và progesterone giảm đột ngột, dẫn đến bong niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho đợt kinh nguyệt tiếp theo.
Trước kì kinh nguyệt một tuần, rất nhiều chị em trải qua tình trạng mất ngủ hoặc ngủ kém, ngủ không ngon giấc. Triệu chứng này có thể là do cơ thể bạn đang thiếu trytophan. Vì vậy, bổ sung tryptophan có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thực phẩm chứa nhiều tryptophan bao gồm thịt bò, thịt gà tây, quả hồ đào…
Ruột của bạn có thể bị tác động, dẫn đến tình trạng đầy hơi, đầy bụng, thậm chí cả đau bụng. Ảnh minh họa
Trong thời gian này, các mô ở tử cung được cung cấp nhiều máu hơn, nhiệt độ cơ thể bạn cũng tăng lên một vài độ cho dù có thể bạn không nhận thấy.
Progesteron cũng góp phần làm mở rộng các tuyến sữa trong vú của bạn, vì vậy, trước kì kinh nguyệt, có thể bạn cảm thấy ngực mình bị đau nhức và sưng lên (tình trạng này có thể kéo dài cho tới ngày đầu bạn có kinh nguyệt).
Progesterone cũng có thể gây ảnh hưởng nhất định tới não, làm thay đổi tâm trạng của bạn. Nội tiết tố serotonin được tiết ra nhiều hơn và có thể kích thích các hạch hạnh nhân – một cấu trúc trong não gắn liền với cảm xúc của con người. Kết quả là nhiều chị em rơi vào tình trạng khó chịu, lo lắng trước kì kinh nguyệt.
Trong khi đó, estrogen và progesterone cũng làm nhiệm vụ chuẩn bị chỗ cho tử cung phòng trường hợp bạn thụ thai. Vì vậy, ruột của bạn có thể bị tác động, dẫn đến tình trạng đầy hơi, đầy bụng, thậm chí đau bụng.
Cơ thể bạn cũng có những thay đổi với sự hấp thụ insulin, kết quả là bạn có thể cảm thấy thèm ăn hơn.
Tất cả những thay đổi này ở cơ thể trước kì kinh nguyệt được gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Video đang HOT
Đến ngày có kinh nguyệt
Nếu không thụ thai, lượng estrogen và progesterone của bạn giảm mạnh, hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện.
Các tế bào ở tử cung bắt đầu sản xuất ra hóa chất được gọi là prostaglandin có thể trợ giúp bong các niêm mạc và mô trong tử cung ra cùng với máu kinh. Điều này khiến cho tử cung của bạn phải chịu những cơn co thắt, trong trường hợp nặng sẽ dẫn tới đau bụng hoặc chuột rút.
Lượng prostaglandin được tiết ra cũng có thể gây buồn nôn. Để tránh tình trạng này, bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ và tăng cường vận động hàng ngày (kể cả những ngày không có kinh nguyệt).
Niêm mạc tử cung bong không đều tại các vùng khác nhau trong tử cung, có nơi đã bong, đang bong hoặc chưa bong. Điều này cũng khác nhau với tùy người, vì vậy, chu kì kinh nguyệt của mỗi người thường khác nhau, và trung bình thường kéo dài 3-5 ngày.
Máu kinh là một hỗn hợp máu không đông chứa cả chất nhầy của tử cung, những mảnh niêm mạc tử cung, tế bào bong ra từ âm đạo. Máu thực sự chỉ chiếm 40% trong hỗn hợp đó.
Nhiều chị em rơi vào tình trạng khó chịu, lo lắng trước kì kinh nguyệt. Ảnh minh họa
Khi chu kì kinh nguyệt kết thúc
Sau khi kết thúc một chu kì kinh nguyệt, não bộ sẽ gửi tín hiệu đến trứng trong buồng trứng, thúc giục chúng lớn lên để chuẩn bị cho việc thụ thai hoặc cho chu kì kinh nguyệt tiếp theo.
Trong số hàng trăm trứng ở buồng trứng, chỉ có một trứng được giải phóng vào mỗi tháng. Trứng này di chuyển vào ống dẫn trứng và chờ tinh trùng tới thụ tinh. Nếu sự thụ tinh xảy ra, người phụ nữ sẽ mang thai, nếu không, trứng sẽ bị phân hủy và chu kì kinh nguyệt tiếp theo xuất hiện.
Theo VNE
9 cơ quan thải độc tự động trong cơ thể
Cơ thể vốn đã có một hệ thống thải độc tự động, ba chiều và hoàn thiện, chỉ cần bạn thải độc đầy đủ, bạn có thể có một chiến dịch thải độc hoàn hảo!
Chúng ta đã nghe quá nhiều về việc thải độc, bạn đã sẵn sàng hóa giải nguy cơ bị nhiễm độc tố chưa bằng cách uống thuốc, rửa ruột hay phẫu thuật?
Hãy tham khảo 9 cơ quan thải độc tự động trong cơ thể như dưới đây.
Não
Mặc dù não không phải là cơ thể thải độc trực tiếp, nhưng nhân tố tinh thần ảnh hưởng đáng kể tới chức năng của các cơ quan thải độc, đặc biệt áp lực và căng thẳng có thể kìm hãm hoạt động của hệ thống thải độc, làm giảm hiệu suất loại bỏ các độc tố.
Lời khuyên: Bảo đảm ngủ đủ giấc, thả lỏng tinh thần để giảm áp lực cho não bộ.
Hệ thống bạch huyết
Hệ thống bạch huyết là hệ thống tuần hoàn thứ ba của cơ thể ngoài động mạch và tĩnh mạch, đảm nhiệm vai trò là "máy dò tìm" độc tố trong cơ thể. Dịch bạch huyết chảy khắp nơi trong cơ thể sẽ dò tìm độc tố tới hạch bạch huyết, độc tố sẽ từ hạch bạch huyết bị thấm vào máu, chuyển tới phổi, da, gan, thận và bị thải ra ngoài.
Lời khuyên: Mỗi ngày tắm nước ấm khoảng 10-15 phút, để thúc đẩy lưu thông bạch huyết, khi trời lạnh có thể ngâm chân bằng nước nóng để thay thế mỗi ngày.
Mắt
Đối với phụ nữ, đặc biệt là những người hay khóc, tác dụng thải độc của mắt được phát huy rất hiệu quả. Các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh, trong nước mắt thực sự có chứa một lượng lớn những chất độc hại không tốt cho sức khỏe.
Lời khuyên: Những người ít khóc mỗi tháng hãy tìm đến những bộ phim tình cảm sướt mướt hoặc cắt hành để cho nước mắt chảy ra. Sau khi khó đừng quên bổ sung nước.
Dạ dày
Chức năng chủ yếu của dạ dày mặc dù có thể là tiêu diệt mầm bệnh trong thực phẩm và tiêu hóa thức ăn, nhưng thỉnh thoảng cũng kiêm luôn cả chức năng thải độc, bằng cách nôn mửa để tống chúng ra ngoài.
Lời khuyên: Đừng ăn những món kích thích dạ dày quá mạnh như ăn đồ quá cay, quá chua lúc đói. Cố gắng ăn uống đúng giờ bảo đảm dạ dày khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Phổi
Phổi là một trong những cơ quan dễ bị tổn thương nhất, do mỗi ngày cơ thể phải hít khoảng hơn 1000 lít không khí vào phổi, nhiều loại chất độc hại như vi khuẩn, virus, bụi bẩn trôi nổi trong không khí cũng đi vào phổi; Đương nhiên, phổi cũng có thể loại bỏ một số kẻ xâm nhập và chất thải của sự trao đổi chất thông qua đường thở.
Lời khuyên: Luyện tập hít thở sâu ở những nơi có không khí trong lành hoặc sau cơn mưa, hoặc chủ động ho vài tiếng giúp thải độc cho phổi.
Gan
Gan là một trong những cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, nó tiến hành xử lý thức ăn dựa vào enzyme thải độc P450, sẽ giúp chuyển hóa thức ăn thành những chất có lợi cho cơ thể, sau đó hấp thụ, nhưng một số chất độc nào đó trong thức ăn vẫn có thể bị lưu lại.
Lời khuyên: Tập yoga. Yoga là một kiểu vận động thải độc đỉnh cao, bằng việc gây áp lực lên các cơ quan như gan, cải thiện trạng thái căng thẳng của các cơ quan, đẩy nhanh tuần hoàn máu, thúc đẩy thải độc.
Da
Da thường chịu ảnh hưởng bởi độc tố rõ ràng nhất, nhưng cũng là nơi thải độc hiệu quả rõ rệt nhất, là cơ quan thải độc lớn nhát của cơ thể, có thể thông qua hình thức đổ mồ hôi để loại bỏ những độc tố rất khó đào thải của các cơ quan khác.
Lời khuyên: Mỗi tuần tối thiểu tập các bài aerobic để đổ mồ hôi một lần.
Thận
Thận là cơ quan thải độc quan trọng nhất của cơ thể, không chỉ lọc các độc tố trong máu để thải ra ngoài, mà còn đảm nhiệm vai trò cân bằng lượng nước và kali natri trong cơ thể, kiểm soát tuần hoàn máu liên quan để nhiều quá trình thải độc.
Lời khuyên: Uống đủ nước. Không chỉ có thể làm loãng nồng độc độc tố trong máu, mà còn thúc đẩy trao đổi chất của thận, loại bỏ nhiều độc tố ra ngoài nhiều hơn. Đặc biệt khuyến cáo mỗi ngày nên uống một cốc nước ấm vào sáng sớm.
Đại tràng
Dư lượng thức ăn lưu lại trong đại tràng, một phần nước bị hấp thụ bởi niêm mạc ruột, các vi khuẩn còn lại sẽ hình thành phân trong quá trình lên men và thối rữa, quá trình này sẽ sản sinh những chất độc hại indole, cộng thêm chất độc hại trong thức ăn và không khí xâm nhập vào cơ thể, trong phân cũng chứa nhiều độc tố.
Cũng giống như nước tiểu, nếu không kịp thời đào thải ra ngoài, độc tố cũng bị hấp thụ ngược lại vào cơ thể, đe dọa sức khỏe.
Lời khuyên: Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn vào sáng sớm, rút ngắn thời gian để phân lưu lại trong ruột, giảm hấp thụ độc tố. Ăn nhiều thực phẩm thô, xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột, phòng ngừa táo bón.
Theo VNE
Tổng hợp tất cả sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng Bạn rất chăm chỉ đánh răng hàng ngày. Tuy nhiên, khi đến gặp nha sĩ, bạn có thể sẽ bị sốc khi nha sĩ nói rằng bạn chăm sóc răng miệng không tốt. Bạn hãy xem xét lại, mình có gặp những sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng như dưới đây không. 1. Đánh răng quá lâu và đánh răng...