Những quán bún bò không thể bỏ qua khi đến cố đô Huế
Khác với món bún bò Nam bộ ăn với rau giá và bò xào, bún bò Huế là bún nước với vị nước dùng thường khá đậm và mạnh từ mùi đến vị, thơm mùi mắm ruốc đặc trưng, nổi rõ vị cay từ trong bát nước dùng.
Có rất nhiều nơi trên cả nước bán món bún bò Huế nhưng chỉ đến đất cố đô, bạn mới được thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc trưng của món ăn này. Đặc biệt, những nơi bán bún bò ngon thường là những quán vỉa hè đơn sơ, gánh hàng rong hay ở sâu trong những con ngõ nhỏ.
Được ưa chuộng nhất có thể kể đến những địa chỉ như: quán cô Quéo và quán cô Bê trên đường Bạch Đằng; quán ông Vọng trên đường Nguyễn Du; quán bà Mỹ trên đường Nguyễn Công Trứ; quán bà Hạnh cuối đường Nguyễn Thái Học; quán cuối ngõ 29 Hùng Vương…
Khác với món bún bò Nam bộ ăn với rau giá và bò xào, bún bò Huế là món bún nước với vị nước dùng thường khá đậm và mạnh từ mùi đến vị, thơm mùi mắm ruốc đặc trưng. Ăn bát bún bò chính gốc Huế sẽ thấy nổi rõ vị cay từ trong bát nước dùng.
Theo những người dân bản địa, sẽ cần tới 5 ngày nếu bạn muốn thưởng thức hết các quán bún bò Huế ngon ở đất cố đô. Giá dao động từ 15.000-30.000 đồng/tô.
Không chỉ là những thành quách rêu phong, những kiệt tác kiến trúc lăng tẩm cổ kính, di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống… đến cố đô Huế sẽ thật là thiếu sót nếu bạn không tìm và thưởng thức món bún bò Huế nức tiếng, một trong những tinh hoa ẩm thực của Việt Nam.
Quán bún bò Huế ở ngõ Hùng Vương chỉ mở bán từ 7 giờ đến 9 giờ mỗi ngày là hết hàng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam )
Chè lam Thạch Xá - Món quà dân dã, mang đậm hương vị làng quê
Chè lam Thạch Xá được làm từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên với những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhạy cảm hương vị của người nghệ nhân.
Mỗi sản phẩm của làng quê Việt Nam luôn gắn với một truyền thuyết mang đầy màu sắc lịch sử, tâm linh. Đây cũng chính là nét đặc trưng khiến các sản phẩm mang hồn Việt có thể trường tồn qua thăng trầm của lịch sử.
Video đang HOT
Chè lam Thạch Xá cũng không ngoại lệ. Tương truyền, chè lam Thạch Xá (Thạch Thất, Hà Nội) có từ thời nhà Lê (đầu thế kỷ 15). Để tiện cho việc mang lương thực có đủ dinh dưỡng và có thể sử dụng dài ngày trên đường đánh giặc, nghĩa quân Lam Sơn đã mang theo món ăn này. Còn theo một truyền thuyết khác của các bô lão trong làng, thứ bánh thơm dẻo này được ra đời từ lòng thành kính muốn dâng lên Đức Phật một sản vật địa phương vào mỗi dịp Tết.
Dù truyền thuyết ra sao, chè lam Thạch Xá vẫn tồn tại trường tồn đến ngày nay bởi thứ bánh thơm dẻo này có một công thức làm vô cùng đặc biệt, từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên với những công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhạy cảm hương vị của người nghệ nhân.
Bỏng nếp, lạc, vừng, gừng, đường, mạch nha và nước là nguyên liệu chính của món bánh thơm ngon này. Tuy nhiên, bí quyết lại chính ở công thức pha chế được lưu truyền qua nhiều thế hệ làm nghề.
Chè lam được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, quen thuộc như bột nếp, gừng, lạc, đường kính và mạch nha.
Hỗn hợp bột, đường, gừng được đổ vào một chảo lớn để bắt đầu quy trình quấy.
Ngày nay một số hộ dân làm nghề chè lam ở Thạch Xá đã đầu tư máy móc để giúp giảm nhân công và tăng năng suất.
Quá trình quấy thường diễn ra trong khoảng nửa tiếng đồng hồ.
Khi hỗn hợp bột, đường kính, mạch nha và gừng được quấy nhuyễn sẽ được đổ ra những chiếc mẹt lớn.
Những tảng bột bánh lớn vẫn còn nóng được nhào và rắc thêm bột mịn.
Bột bánh được cho vào một khay lớn và dùng con lăn dàn cho đến khi mỏng đều.
Những khay bánh đã dàn đều được để cho nguội mới tiến hành cắt.
Khi bánh nguội, người thợ mới tiến hành cắt bánh.
Không cần thước đo nhưng người dân nơi đây vẫn cắt ra được những khúc bánh đều nhau tăm tắp.
Chè lam sau khi cắt xong được đem đóng gói vào những túi nilon lớn nhỏ tùy trọng lượng của mỗi gói bánh.
Khâu đầu tiên là chọn nguyên liệu, bắt đầu tư chọn thóc. Thóc nếp phải chọn loại thóc đẹp (nếp cái hoa vàng, nếp nhung), hạt to, mẩy đều, không lẫn tẻ, thóc phơi không được già quá hay non quá. Tiếp theo là chọn lạc. Hạt phải ngon, không sâu, không thối; gừng phải chọn củ già, đường, mạch nha, mật mía phải là giống mía de nhỏ cây nhưng đanh chắc... Tất cả các nguyên liệu đều phải đảm bảo chất lượng thì chè lam mới ngon.
Khâu tiếp là cho thóc nếp vào rang thành hoa bỏng. Sau đó sàng bỏ trấu, cho vào máy nghiền thành bột. Lạc đem rang chín, sàng bỏ vỏ, xoa đều cho hạt lạc tách làm đôi. Gừng thái lát, ép lấy nước.
Bước tiếp theo là cho đường, mạch nha, nước, nước gừng theo tỷ lệ nhất định vào đun sôi già lửa. Sau đó bắc ra, cho bột nếp, lạc rang vào nhào trộn. Khi cho bột vào phải để lại một lượng bột khô nhất định để làm bột "áo" (phủ bề mặt).
Tùy theo đơn đặt hàng của khách có thể cho thêm thịt nạc rang khô vào trộn cùng, hoặc lăn qua vừng rang.
Đặc biệt, tất cả các công đoạn đều được làm thủ công. Bởi chỉ có làm thủ công thì mới cho ra được những miếng chè lam dẻo thơm, đậm đà hương vị quê hương.
Theo ông Nguyễn Trí Thủy, Chủ tịch Hội Làng nghề bánh chè lam Thạch Xá, khâu quan trọng nhất để chế biến nên bánh chè lam là khâu đun mật và chế biến gia vị. Đồng thời, nét đặc trưng của chè lam Thạch Xá chính là ở công đoạn rang nguyên hạt thóc nếp vào chảo thật vừa lửa để gạo nở thành hạt bỏng trắng. Nếu rang gạo nếp như các nơi khác, bánh sẽ bị cứng nhanh nên khó giữ được lâu.
Vì các nguyên liệu đều được làm chín kỹ và đều là nguyên liệu nành, tự nhiên trước đó nên thời hạn sử dụng của loại bánh này có thể lên tới 6 tháng.
Năm 2004, Thạch Xá được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là làng nghề truyền thống. Đây là cột mốc quan trọng để Chè lam Thạch Xá trở thành đặc sản hiếm có không chỉ ở Hà Nội mà lan tỏa tới cả nước.
Những miếng chè lam thơm ngon, mềm dẻo.
Và chè lam đặc biệt thơm ngon hơn khi được nhâm nhi cùng chén trà nóng.
Chè lam sau khi được đóng vào túi nilon sẽ được đóng vào các hộp giấy đã được thiết kế sẵn.
Với hơn 60 hộ làm chè lam chuyên nghiệp, mỗi năm Thạch Xá sản xuất trung bình trên dưới 200 tấn bánh phục vụ thị trường.
Nghề làm chè lam hiện nay không chỉ là nghề truyền thống mà còn trở thành ngành phát triển của địa phương. Để tạo động lực phát triển làng nghề truyền thống, năm 2014, Ủy ban Nhân dân xã đã thành lập Hội Làng nghề bánh chè lam Thạch Xá với 72 thành viên gia.
Từ bàn tay khéo léo, kết hợp những nguyên liệu tự nhiên sẵn có của quê hương, người Thạch Xá đã tạo ra một món bánh thơm ngon, mang đậm hương vị làng quê, đã không chỉ chinh phục mà còn đứng vững được ở một thị trường bánh kẹo cạnh tranh như hiện nay. Chính điều này đã giúp người dân Thạch Xá có một cuộc sống ổn định trên chính mảnh đất quê hương mình./.
5 quán bún bò ngon nức tiếng ở Huế Những món ăn ở mảnh đất cố đô thường thể hiện sự cầu kỳ, tinh tế với cách chế biến thơm ngon và mang hương vị riêng. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tìm được địa chỉ hợp khẩu vị. Bún bò Mỹ Tâm: Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, quán Mỹ Tâm là địa chỉ dành cho hội...