Những phận người mưu sinh giữa cái “nắng như đổ lửa”
Khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 39-40 độ có những người lao động nghèo, vì mưu sinh không còn cách nào khác họ vẫn phải tiếp tục công việc của mình.
Do biến đổi khí hậu, thời tiết cũng diễn biến ngày khó lường, mưa thì ngập – nắng như thiêu như đốt. Đặc biệt là nắng nóng ở các đô thi lớn, do quá trình đô thị hóa (bê tông hóa), các tòa mọc lên thay bằng cây xanh, phương tiện giao thông dày đặc. Kéo theo đó nhiệt độ tại đây luôn cao hơn so với bình thường, ngày nắng nóng lên tới hơn 40 độ C khi ngoài đường. Nhiều hoạt động người dân bị ảnh hưởng lớn, nhất là những người lao động ngoài trời.
Anh Mai Đình Viện (công nhân công trường) chia sẻ: ” Vào ngày nắng nóng cao điểm công việc của chúng tôi, sẽ bắt đầu vào lúc 5h sáng. Tuy vậy do đặc thù công việc ngoài trời, không thể tránh được cái nắng. Chỉ khoảng 2-3 tiếng sau khi mặt trời lên cao, cái nóng cũng tăng dần, những giọt mồ hôi lúc đó thấm đẫm trên áo.
Nắng nóng làm cơ thể mất nước, phải nghỉ nhiều lần để tiếp nước, không thì khó có thể tiếp tục công việc.” Đến giờ nghỉ đi xuống, chiếc áo công nhân anh đang mặc thẫm ướt đẫm , mặt đỏ gay gắt, đầy mệt mỏi. Bữa cơm đạm bạc của anh cũng diễn ra một cách nhanh chóng, để nghỉ ngơi chuẩn bị cho giờ làm việc tiếp theo. Dù cho công việc có mệt mỏi ” nhưng vẫn phải làm thôi em ạ, nếu nghỉ sẽ không có đủ tiền giúp đỡ cho cha mẹ già ở quê” Anh chia sẻ.
Dù nắng 40 độ các anh công nhân công trường vẫn phải tiếp tục công việc
Nhiệt độ lên cao, trên những mặt đường nhựa như tan chảy cũng là nỗi ám ảnh, của tất cả mọi người. Nhưng trong thời điểm mà không ai muốn bước chân ra đường, thì công việc của những người bán hàng rong, anh xe ôm ( Grap, Go Việt) hay những người Shipper vẫn diễn ra một cách bình thường, mặc cho thời tiết.
Các anh” xe ôm công nghệ” kiên nhẫn chờ khách.
Tôi gặp Chị Hạnh (bán hàng rong) giữa lúc trời nắng. Chị quấn khăn, đầu đội một chiếc nón, những bước chân của chị chầm chậm trên từng con phố. Chị than thở ” nếu không đi nhanh đến tối sẽ không kịp hết hàng, ngày mai không thể bán lại hàng cũ,dù nắng vẫn tiếp tục phải đi.” Cả gia đình chị đều chuyển lên đây, trên này sinh hoạt mọi thứ đều tốn kém. Nhiều khi thời tiết khắc nghiệt, đôi chân mệt mỏi. Lúc này chị lại nghĩ đến nguồn động lực, tinh thần lớn lao, chính là hai đứa con, để cho con được ăn học một cách tử tế, để thoát nghèo. Không phải đầu tắt mặt tối đi từ lúc trời chưa sáng.
Video đang HOT
Người phụ nữ bán hàng rong bước những bước mệt nhọc giữa trưa nắng
Vất vả nhất có lẽ là những công nhân vệ sinh môi trường. Vào những ngày nắng nóng mùi rác thải bốc lên xộc thẳng vào mũi, tuy đã được trang bị quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang nhưng do số lượng công công việc lớn, nên dù có mũ khăn, quần áo bảo hộ thì vẫn thấy bỏng rát da thịt.
Nhiệt độ tăng cao là nỗi ám ảnh đối với những công nhân làm vệ sinh môi trường bởi mùi rác thải bốc lên mạnh hơn
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe
Thời tiết nắng nóng rất ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là với người lao động ngoài trời. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết thời tiết nắng nóng là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đột quỵ: “Đột quỵ phải có yếu tố nguy cơ, các điều kiện mới xảy ra. Các yếu tố nguy cơ phải kể đến cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì… Nếu bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ, gặp điều kiện thờ tiết nắng nóng, dễ bị đột quỵ”.
Bên cạnh đó, thời tiết nóng bức sẽ gây căng thẳng, khó chịu, người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám…, dễ khiến bệnh tăng nặng. Đặc biệt, đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng mắc phải, nhất là những người không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
Bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng có một số triệu chứng như nhiệt độ cơ thể có thể lên 40 độ C, ngất xỉu hoặc đau đầu, chóng mặt, choáng váng, không có mồ hôi dù cơ thể rất nóng. Da bệnh nhân đỏ, nóng và khô, chuột rút, tê người, buồn nôn, nhịp tim nhanh, thở nông, thay đổi hành vi như rối loạn, mất phương hướng, phát cơn động kinh,…
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên: Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng. Đặc biệt, không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc.
Nếu có những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, ra mồ hôi quá nhiều,… phải lập tức ngừng làm việc, tìm ngay nơi mát mẻ, thoáng gió, uống nước mát và nghỉ ngơi. Các trường hợp nặng phải lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Nam Việt
Theo khoe365
Phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng nóng
Những người mắc bệnh mãn tính có yếu tố nguy cơ cao như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì... khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, dễ bị đột quỵ.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai đón tiếp nhiều bệnh nhân bị đột quỵ trong đợt nắng nóng.
Nắng nóng là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đột quỵ
Đợt nắng nóng đầu tiên những ngày qua tại miền Bắc, mỗi ngày khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hàng chục trường hợp đến cấp cứu do bị đột quỵ. Đây mới là thời điểm đầu hè và con số này sẽ còn gia tăng khi theo dự báo tình hình nắng nóng năm nay sẽ đạt mức kỷ lục.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ khoa Cấp cứu A9 phải làm việc suốt 24/24 giờ bởi tình trạng bệnh nhân được ghi nhận có tăng trong những ngày gần đây. Mỗi ngày, có tới vài chục ca đột quỵ vào cấp cứu. Số lượng bệnh nhân nặng tăng vọt khiến các bác sĩ phải làm việc cật lực từ sáng sớm đến tối. Điện thoại, nhóm chát mở 24/24 giờ để liên tục hội chẩn tìm cách cứu bệnh nhân.
PGS, TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ mà nó chỉ là yếu tố thuận lợi khiến những người có các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia...
"Nóng quá gây căng thẳng, thậm chí quên uống thuốc, quên đi khám... làm cho người bệnh tình trạng bất ổn tăng lên. Đó chính là lý do đột quỵ, cũng như các bệnh mãn tính khác, gia tăng trong thời tiết nắng nóng", TS Chi nói.
Ghi nhận tại Bệnh viện Quân y 103, tình hình bệnh nhân phải vào cấp cứu cũng gia tăng trong những ngày nắng nóng này. Đại tá, bác sĩ Phạm Văn Tiến, Trưởng khoa cấp cứu, cho hay trong khoảng 3-4 gần đây, mỗi ngày khoa Cấp cứu tiếp nhận 200-250 bệnh nhân. Đây là số lượng tăng đột biến so với thời gian trước khi cao nhất chỉ khoảng 150 ca. Các ca vào viện chủ yếu do rối loạn điện giải, rối loạn tiêu hóa, sốc nhiệt, đột quỵ,... Đa phần đều có liên quan tới yếu tố nắng nóng. Do đó, nếu thời tiết tiếp tục gia tăng nắng nóng, số bệnh nhân sẽ còn tăng.
Theo PGS Chi, môi trường, nhiệt độ vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể xảy ra nhiều biến cố. Những người mắc bệnh mãn tính có yếu tố nguy cơ cao như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì... khi gặp điều kiện thờ tiết nắng nóng, dễ bị đột quỵ.
Tuy nhiên, đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng bị. "Hiện mô hình bệnh tật ở nước ta khá giống các nước phát triển, khi bệnh nhiễm trùng giảm, không gian nhiễm trùng tăng lên. Những người trẻ cũng mang các yếu tố nguy cơ không khác người lớn tuổi. Do đó, nguy cơ xảy ra đột quỵ cũng tương tự", chuyên gia này cảnh báo.
Đừng quên thời gian vàng cấp cứu đột quỵ
Bác sĩ Đào Việt Phương, Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai cho biết, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để hạn chế đột quỵ xảy ra thì đó là dự phòng cấp 1. Còn khi đã bị đột quỵ được xuất viện thì phải dự phòng cấp 2, sử dụng thuốc và các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ đều đặn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đã không theo chỉ định của bác sĩ, tự ý bỏ thuốc và đã bị đột quỵ lần 2 với mức độ nặng tăng lên. Trong những ngày nắng nóng vừa qua, nhiều bệnh nhân bị đột quỵ lần 2 đến với Khoa Cấp cứu trong tình trạng nặng và khó có cơ hội phục hồi hoàn toàn.
BS Đào Việt Phương thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại Khoa Cấp cứu.
Theo các bác sĩ, thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là 6 giờ đầu. Đột quỵ điều trị thành công hay không phụ thuộc vào việc người bệnh đến cơ sở y tế sớm hay muộn.
"Hiện Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới đối với bệnh nhân đột quỵ như kỹ thuật tiêu sợi huyết đối với bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não, kỹ thuật lấy huyết khối bằng dụng cụ... giúp cứu sống và phục hồi tốt cho rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu sớm trong khung giờ vàng chỉ chiếm gần 10%", BS Phương cho hay.
Các bác sĩ khuyến cáo, những người mắc huyết áp hoặc có bệnh nền cần tuân thủ điều trị thuốc, có chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục hằng ngày. Đặc biệt, bệnh nhân tăng huyết áp có những yếu tố nguy cơ cao khi giao mùa, bác sĩ phải kiểm soát chặt người bệnh, người nhà phải phối hợp trong chăm sóc bệnh nhân. Nếu không kiểm soát tốt thì mùa hè cũng nguy cơ như mùa đông, tức là trong môi trường vượt độ quá nhiều độ cơ thể chịu đựng thì có thể xảy ra nhiều biến cố.
Trước đây, trong 10 ca đột quỵ chỉ cứu được một người thì nay với những kiến thức được trang bị tại gia đình và sự phát triển hiện đại của y học, đã có thể cứu được 5-6 ca.
Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt một nửa cơ thể, liệt một tay, một chân, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội. Khi thấy người bệnh có các dấu hiệu trên, người nhà nên nhanh chóng sơ cứu bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân nằm nghiêng, gối cao đầu và tạo thông thoáng đường thở. Tiếp đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không cố gắng cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thuốc gì vì rất dễ gây sặc và nghẹt đường thở cho bệnh nhân.
THIÊN LAM
Lá lành đùm lá rách: Xin cứu giúp cô bé học giỏi bị bệnh hiểm nghèo Vừa có kết quả thi vào lớp 10 với số điểm khá cao (49 điểm), chưa kịp mừng thì cô bé Trần Ngọc Anh Thi (15 tuổi, ngụ Đà Nẵng) như rơi xuống vực thẳm vì căn bệnh thập tử nhất sinh... Anh Cường bên giường bệnh con gái - Ảnh: An Dy Ngồi bên giường bệnh cô con gái nửa mê nửa...