Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng nhất bởi các cơn đau chạy dọc từ phía sau thắt lưng đến mặt sau của bàn chân.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Đây là một hội chứng thần kinh với cơn đau theo hướng di chuyển từ dây thần kinh lưng tới rễ thần kinh cột sống (rễ dây thần kinh tọa).
Bệnh có tác động vào hoạt động của chân như đi lại, đứng ngồi gây kích ứng dây thần kinh.
Khi dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tổn thương thì những cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Càng để lâu thì cơn đau từ mông xuống bắp chân ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, theo Stay Inspired.
Khi rễ dây thần kinh lưng bị chèn ép thì những cơn đau sẽ xuất hiện từ phía ngoài lưng eo lan xuống cẳng chân rồi ngón út của bàn chân.
Khi rễ thần kinh cột sống bị tổn thương thì cơn đau sẽ bắt đầu từ phía sau mông xuống đùi thông qua cẳng chân đến mặt ngoài của bàn chân.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ đau thần kinh tọa, nhiều nhất trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi.
Đau thần kinh tọa xuất phát từ nhiều nguyên do như thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh bị chèn ép, bệnh thoái hóa đĩa đệm hoặc hẹp ống tủy sống.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm:
Video đang HOT
Tuổi càng cao sức, quá trình thoái hóa cũng diễn ra nhanh hơn.
Lao động nặng nhọc với các động tác bê, vác di chuyển liên tục.
Ngồi làm việc văn phòng không đúng tư thế.
Sử dụng quá nhiều rượu bia thuốc lá.
Nhiều người đã đi chữa trị ở rất nhiều nơi, nhưng hầu như rất khó chữa khỏi hoàn toàn.
Nhiều động tác yoga hoặc căng duỗi có thể giúp giảm đau.
Chỉ cần một quả bóng tennis
Nhưng thật bất ngờ là cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này mà không tốn kém, hóa ra lại rất đơn giản: Chỉ cần một quả bóng tennis, theo Stay Inspired.
Quả bóng tennis thực sự có tác dụng xoa bóp sâu đến từng cơ bắp và làm giảm căng, cứng cơ.
Trước tiên, hãy nằm trên quả bóng tennis và lăn về phía vị trí dây thần kinh tọa, hướng về phía chân.
Tiếp tục lăn quả bóng lên xuống khu vực bị đau.
Khi thực hiện động tác, cần chú ý tạo một lực vừa phải khi đè lên vùng đau trong 15 đến 20 giây trước khi lăn tới vùng tiếp theo.
Cũng có thể sử dụng nhiều quả bóng tennis, tùy thuộc vào mức độ đau.
Nếu cả hai chân đều bị đau, thì nên đặt nhiều quả bóng tennis dưới chân để tăng thêm áp lực.
Tiếp theo, hãy cầm quả bóng trong tay và lăn phía trước cơ thể, từ cổ đến hông.
Cần lưu ý rằng, nếu thực hiện sai động tác có thể làm hỏng cơ bắp hoặc dây thần kinh. Nếu cảm thấy đau dữ dội, hãy điều chỉnh bóng hoặc dừng động tác.
Đương nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ liệu pháp chữa trị nào, theo Stay Inspired.
Theo Thanh niên
Bài tập tốt cho người đau thần kinh tọa
Theo Đông y bệnh đau dây thần kinh tọadưới các tên: yêu cước thống, yêu thoái thống, tọa cốt thống... Đặc tính của bệnh đau thần kinh tọa là đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông.
Trong quá trình điều trị dùng thuốc theo chỉ định của nhà chuyên môn, các bài tập vật lý trị liệu thông thường, giúp bệnh nhân bị đau thần kinh tọa mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, giảm cơn đau trong quá trình điều trị bệnh.
Một số động tác bệnh nhân có thể tự tập:
- Trước hết nằm sấp và làm những động tác gồng cơ mông sau đó ngẩng đầu lên, xoay đầu sang trái, phải, trước, sau từ 2-6 cái. (Hình 1)
- Bệnh nhân nằm ngửa, gập duỗi gối từng bên và 2 bên cùng lúc. Sau đó tay để sau gáy, nhấc đầu và vai lên. Tiếp theo nhấc từng chân lên, hạ xuống, làm từ 1-3 lần.
- Người bệnh quỳ, chống 2 tay và 2 gối. Sau đó, đưa từng chân lên, hạ xuống (Hình 2). Tiếp theo bệnh nhân quỳ một chân, mông ngồi trên bắp chân, bàn chân duỗi. Chân kia duỗi ra phía sau. 2 tay để 2 bên đầu gối chống xuống giường.
- Bệnh nhân đưa 2 tay thẳng lên trời, 2 cánh tay ngang với 2 tay, thân ưỡn ra sau tối đa, hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản bằng cách hít thêm, đồng thời dao động thân trên và đầu về phía trước, sau từ 2 - 6 cái. Sau đó, hạ tay chống xuống giường thở ra triệt để. Động tác này làm từ 1-3 lần.
Đối với người bệnh chân bị đau cần xoa chi dưới bằng cách bệnh nhân ngồi, nếu chân trái đau thì hơi co đầu gối trái, chân phải thẳng, 2 bàn tay đặt trên đầu gối trái, xoa từ trên xuống dưới và phía bên cẳng chân, rồi xoa từ cổ chân lên đến mông phía sau từ 10-20 lần. Thở tự nhiên.
Đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, tốt nhất là nên đi bộ mỗi buổi sáng. Tùy theo thể trạng mà đi bộ với thời gian phù hợp. Lúc đầu có thể đi khoảng 20 phút, sau tăng lên 30-45 phút. Đi bộ có thể chống cứng khớp, làm dẻo dai cột sống.
Đối với người bệnh chân đau, nếu có điều kiện, tập động tác có sự hỗ trợ của của kỹ thuật viên hoặc người thân. Tập cổ chân gồm 2 động tác: Động tác quay cổ chân, bệnh nhân nằm ngửa, kỹ thuật viên đứng bên cạnh phần cẳng chân, một tay giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm phía đầu bàn chân quay cổ chân bệnh nhân 2-3 lần, rồi đẩy bàn chân vào ống chân để chân co tối đa, sau đó, duỗi bàn chân đến cực độ. Động tác lắc cổ chân, kỹ thuật viên đứng phía dưới, 2 tay ôm cổ chân bệnh nhân, 2 ngón cái để trên mắt cá trong và mắt cá ngoài; dùng gốc bàn tay đẩy đưa gót chân người bệnh vào trong, ra ngoài khoảng 2 - 3 lần.
Lưu ý, để bài tập đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì, mỗi lần tập tối đa từ 30 - 45 phút.
Bác sĩ Hồng Hạnh
Theo suckhoedoisong
Tập tạ giúp ích gì cho sức khỏe của bạn? Nâng tạ là loại hình thể thao đang là xu hướng chung của cả nam lẫn nữ. Ảnh: Shutterstock Ít ai biết rằng ngoài việc giúp cơ thể khỏe mạnh và săn chắc, nâng tạ còn giúp ích nhiều hơn cho cơ thể như những liệt kê dưới đây, theo Medical Daily. Xương khỏe hơn Quỹ loãng xương Quốc gia Mỹ cho biết...