Những người mắc bệnh này phải hạn chế ăn bơ để tránh gây hại cho sức khỏe
Quả bơ có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp các chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, để nói ai cũng ăn được bơ thì chưa phải. Những người mắc các bệnh dưới đây thì cần hạn chế ăn bơ để tránh tiền mất tật mang
Một số người mắc những bệnh sau không nên ăn quá nhiều quả bơ.
Người thừa cân, béo phì
Quả bơ chứa nhiều chất béo, nếu ăn vào sẽ tăng cân vù vù. Nếu muốn ăn bơ thì hãy chắc chắn cắt giảm lượng calo ở các món ăn khác. Sở dĩ phải làm như vậy là bởi vì hàm lượng calo trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều có thể khiến bạn nạp nhiều calo cho cơ thể, gây tăng cân.
Người hay bị dị ứng
Những người bị dị ứng thường có nguy cơ dị ứng với quả bơ khá cao. Nếu thấy các dấu hiệu như: chóng mặt, mẩn ngứa, bồn nôn… khi ăn quả bơ thì bạn cần chú ý để tránh loại quả này trong chế độ ăn.
Người bị bệnh gan
Trong quả bơ chứa nhiều collagen. Collagen là một chất có tác dụng tái tạo da, giúp đẩy lùi sự lão hóa rất tốt. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều quả bở, collagen có thể không được tiêu hóa hết, tích tụ trong gan và gây tổn hại cho gan. Vì vậy, chỉ nên ăn quả bơ với lượng vừa phải. Người mắc bệnh gan chỉ nên ăn 1/3 quả bơ/ngày.
Người dư thừa cholesterol
Bơ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, hàm lượng trong bơ sẽ dưa thừa cholesterol, gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, nếu đang ở giai đoạn sau bạn cũng cần hạn chế
Video đang HOT
Người trưởng thành
Theo lương y Vũ Quốc Trung, quả bơ chứa quá nhiều chất dinh dưỡng: Vitamin K: 26% RDA (lượng dưỡng chất cần thiết mỗi ngày); Folate: 20% RDA; Vitamin C: 17% RDA; Kali: 14% RDA; Vitamin B5: 14% RDA; Vitamin B6: 13% RDA; Vitamin E: 10% RDA. Ngoài ra, bơ còn chứa một lượng nhỏ magiê, mangan, đồng, sắt, kẽm, phốt pho, vitamin A, B1 (Thiamine), B2 (Riboflavin) và B3 (Niacin).
Tuy nhiên, người trưởng thành, khỏe mạnh, không bệnh tật, tối đa chỉ ăn 1 quả bơ/ngày. Nếu ăn quá nhiều sẽ thừa chất, gây đầy bụng.
Có nên ăn bơ khi đang cho con bú?
Mặc dù bơ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe nhưng có một số trường hợp nên tránh ăn loại quả này thậm chí là tuyệt đối không nên ăn để tránh nguy hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bơ trong khi mang thai và cho con bú. Bơ có thể làm giảm sản xuất sữa. Quả bơ cũng có thể gây thiệt hại cho các tuyến vú và lượng sữa. Nếu người mẹ cho con bú tiêu thụ bơ với số lượng lớn, các bé sẽ dễ bị đau bụng.
Ngoài ra, phụ nữ cho con bú ăn nhiều quả bơ cũng sẽ dẫn tới tổn thương gan vì trong quả bơ có chứa nhiều collagen, khi ăn nhiều bơ có thể collagen không được tiêu hóa hết, tích tụ trong gan và gây tổn hại cho gan.
Một số phụ nữ sau sinh cũng có thể gặp phản ứng dị ứng khi ăn một loại quả nào đó, ví dụ như bơ, chuối, đào, kiwi… Những người bị dị ứng với cao su thường có nguy cơ dị ứng với quả bơ khá cao. Nếu thấy các dấu hiệu như: chóng mặt, mẩn ngứa, bồn nôn… sau khi ăn quả bơ thì bạn cần chú ý tránh loại trái cây này trong chế độ ăn của mình.
Theo www.phunutoday.vn
Mùa hè ăn dưa hấu nóng hay mát?
Dưa hấu là một trong những trái cây mùa hè được yêu thích. Dưa hấu không chỉ ngon mà còn là một "nhà máy" chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Dưa hấu có vitamin A, B6 và C, đồng thời còn có đầy đủ các chất chống oxy hoá. Đặc biệt, dưa hấu không chứa chất béo có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như đái tháo đường, béo phì và bệnh tim. Nhưng bạn có thể tự hỏi liệu dưa hấu là làm nóng hay mát cho cơ thể khi ăn dưa hấu vào mùa hè vốn thời tiết đã nắng nóng oi bức.
Phân loại thực phẩm nóng và mát
Thực phẩm được phân loại trong Y học cổ truyền Trung Quốc là làm mát, trung tính và làm nóng cơ thể. Thức ăn nguội được xem là âm và thực phẩm nóng được xem là dương.
Thực phẩm làm mát: chuối, bưởi, dưa hấu, quả hồng, măng, rau diếp, hạt dẻ nước, đậu hũ, lòng trắng trứng, bạc hà, bông cải xanh, bắp, cà chua, củ cải, lá sen, dưa chuột và mía.
Thực phẩm trung tính: quả hạnh, củ sen, mận, nho khô, táo, mật ong, cà rốt, cần tây, lòng đỏ trứng, sữa, ôliu, khoai tây, đậu đỏ, bí ngô, hạt hướng dương, khoai lang.
Thực phẩm làm nóng: vỏ bưởi, ổi, đào, quả mâm xôi, mít, mơ, sầu riêng, xoài, bạc hà, quế, gừng, đinh hương, rau mùi, hạt cọ, tỏi, hành lá, óc chó, tỏi, ớt đỏ và ớt xanh, dừa và quả việt quất.
Dưa hấu không chỉ ngon mà còn là một "nhà máy" chứa nhiều chất dinh dưỡng rất phù hợp trong mùa hè oi bức.
Dưa hấu làm nóng hay mát cho cơ thể?
Dưa hấu là một trong những trái cây làm mát cơ thể như dưa vàng, hồng, lê, xoài, chuối. Dưa hấu giúp làm mát cơ thể và giúp mang nhiệt cùng chất độc ra khỏi cơ thể thông qua tăng bài tiết qua thận với đi tiểu nhiều hơn, đó là một sự lựa chọn tuyệt vời vào một ngày mùa hè nóng bức.
Theo y học Trung Quốc, nhiệt gây táo bón nhưng dưa hấu là một giải pháp tốt cho giải nhiệt. Thậm chí quan trọng hơn, dưa hấu dường như có tác dụng làm dịu đi bực bội đối với một người trong ngày nắng nóng, giúp điều hòa tâm trạng, giảm căng thẳng và lo âu.
Cách tạo các món ăn dưa hấu giúp làm mát cơ thể vào mùa hè
Dưa hấu có màu đỏ hoặc vàng, có hạt hoặc không hạt. Có nhiều cách để tiêu thụ dưa hấu bên cạnh thói quen cắt lát và ăn. Dưới đây là một số cách ăn dưa hấu giúp làm mát cơ thể vào mùa hè:
Tạo que kem dưa hấu: Cắt miếng dưa hấu với kích thước mong muốn, chèn thanh gỗ xuyên qua miếng dưa hấu và để đông trong tủ lạnh. Nếu bạn đang sử dụng miếng dưa hấu với vỏ vẫn còn chưa gọt, bạn có thể làm một khe trong vỏ tạo dễ dàng hơn để chèn thanh kem xuyên qua. Bạn dễ dàng có một que kem dưa hấu dùng vào mùa hè.
Tạo sinh tố trái cây: Thêm các miếng dưa hấu vào các trái cây khác để thêm màu sắc, dinh dưỡng và vị giác. Trộn dưa hấu với dưa đỏ, dưa chuột, nho, táo... cho món sinh tố trái cây.
Dưa hấu xay: Trộn 4 cốc dưa hấu sau khi loại bỏ hạt với 1 miếng gừng bóc vỏ và 1 muỗng canh nước chanh. Cho hỗn hợp vào trong máy xay cho đến khi tất cả mọi thứ được xay nhuyễn. Thêm một ít đường nếu cần thiết nhưng nếu dưa hấu chín ngọt thì không cần thêm đường.
Những lưu ý khi ăn trái cây làm mát cơ thể vào mùa hè
Trong những tháng mùa hè nóng nực, một số người dễ bị đổ mồ hôi nhiều, mặt bừng đỏ, miệng và lưỡi khô gây ra một chút lo lắng. Tình trạng này đặc biệt hay xảy ra đối với những người có quá trình trao đổi chất cao. Tất cả mọi người, nhưng đặc biệt những người có chuyển hóa cơ bản tăng cao nên ăn nhiều trái cây làm mát cơ thể nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.
Y học cổ truyền cho rằng trái cây làm mát có thể làm giảm nhu động ruột dẫn đến dễ đầy bụng và khó tiêu. Vì vậy, những người bị khó tiêu mạn tính nên tránh ăn trái cây làm mát hoặc ăn ít và ăn kèm với các thức ăn khác. Sau bữa ăn trưa hoặc trước khi ăn tối là thời gian lý tưởng cho những người bị khó tiêu mạn tính ăn trái cây làm mát.
Lời khuyên của thầy thuốc
Nhiệt độ cơ thể bình thường của một cá nhân là 37 độ C và có thể lên xuống chút ít với những thay đổi nhỏ. Nhiệt độ này được duy trì bất kể thời tiết. Giảm hoặc tăng nhiệt độ cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ. Nhiệt cơ thể là một vấn đề sức khỏe đối với nhiều người, tăng nhiệt có thể gây ra stress nhiệt.
Nếu cơ thể không thể tự làm mát và hệ quả gây ra một số vấn đề về sức khoẻ như tổn thương nội tạng, chuột rút nhiệt, nổi ban nhiệt, nổi mề đay, chóng mặt và buồn nôn. Thời tiết nắng nóng, ăn thức ăn nóng, ăn thực phẩm và trái cây làm nóng cơ thể, uống ít nước, vận động nhiều... làm tăng nguy cơ tăng nhiệt cơ thể.
Điều quan trọng là phải uống đủ nước và uống nhiều nước trái cây làm mát để giảm nhiệt cơ thể. Nước và nước ép trái cây làm mát giúp đẩy chất độc ra khỏi cơ thể và mang lại hiệu ứng hạ nhiệt cho cơ thể.
Theo 2sao.vn
Mẹ thông thái đừng bỏ qua 10 "thực phẩm vàng" kích thích trí não trẻ phát triển tốt nhất Ngoài yếu tố gen di truyền, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh của trẻ. Bố mẹ đừng bỏ qua danh sách 10 loại "thực phẩm vàng" có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển não bộ của trẻ sau đây nhé....