Những ngành học thời thượng không thể tìm thấy cách đây… 5 thập kỷ
Có những ngành học trở nên phổ biến thu hút sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên ngày nay do có nhiều cơ hội việc làm.
Thế nhưng, nếu cách đây… 50 mươi năm thì chúng ta sẽ không thể ghi danh theo học bởi chúng chưa từng xuất hiện.
Theo một nghiên cứu của tổ chức truyền thông phi lợi nhuận NPR (Mỹ) thì vào năm 1970, có 21% sinh viên lựa chọn ngành Giáo dục để theo học đại học.
Đến năm 2011, tỷ lệ này tăng thêm 6%. Điều này thể hiện sức hấp dẫn của nghề nghiệp liên quan đến nghề “gõ đầu trẻ” diễn ra suốt một thời gian dài.
Giáo viên từng là một nghề phổ biến được nhiều người lựa chọn trong quá khứ. Ảnh: Deccan Herald
Tiếp đó, người ta chứng kiến sự bùng nổ của các khối ngành liên quan đến kinh tế, như: marketing, bất động sản, kế toán,… với số lượng đông đảo sinh viên theo học. Và giờ đây, đang có những ngành học “hot” nhưng chưa từng xuất hiện trước đây, giúp người học có thêm nhiều lựa chọn cho con đường học vấn của mình để hòa nhập một cách tự tin vào thị trường lao động vốn thay đổi nhanh đến chóng mặt như hiện nay.
Mới đây, hãng phân tích dữ liệu Stacker (Mỹ) đã thu thập thông tin và cho ra bản báo cáo một số ngành học thời thượng hiện nay nhưng người ta không có cơ hội để được học nếu sống ở giai đoạn cách đây… 50 năm.
Vào năm 1962, một nhà toán học có tên là John W. Tukey đã từng dự đoán rằng, một ngày nào đó, sự phát triển của lĩnh vực máy tính điện tử sẽ khiến phân tích dữ liệu trở thành một ngành không thể thiếu trong khoa học thực nghiệm. Và ông ấy đã đúng.
Trong hơn 2 thập kỷ qua, dữ liệu đang dần được xem như một loại tiền tệ cá nhân mà con người phải trả một cách miễn phí và tự nguyện cho các dịch vụ như của Facebook và các ứng dụng di động. Và cũng vì thế, khoa học dữ liệu giờ đây trở thành một ngành học phổ biến với những cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
Ngành Khoa học dữ liệu rất cần thiết trong thời đại 4.0 hiện nay
Ngành Báo chí điện tử
Thật ra thì các trường đại học đã có đào tạo ngành báo chí từ những năm 1960, tuy nhiên, báo chí trực tuyến lại là một câu chuyện khác. Mãi đến năm 1980 khi tờ nhật báo Columbus Dispatch xây dựng chiến lược báo trực tuyến đầu tiên bên cạnh báo giấy truyền thống thì một số trường đào tạo mới rục rịch mở chuyên ngành đào tạo báo chí trực tuyến.
Mặc dù vậy, cũng phải mất 15 năm thì Columbus Dispatch mới chính thức đưa phiên bản trực tuyến của mình vào hoạt động phục vụ độc giả.
Video đang HOT
Có 2 sự kiện xảy ra vào năm 1972 ở Mỹ khiến sau đó trở thành văn hóa game video lan ra khắp toàn cầu. Đó là sự xuất hiện của bàn điều khiển game Magnavox Odyssey và trò chơi điện tử đầu tiên mô phỏng trò đánh tennis được ra mắt có tên là Pong.
Mặc dù sau đó vẫn chưa có ngành học nào liên quan đến lĩnh vực này được đưa vào giảng dạy trong trường đại học, thế nhưng hiện nay, những nhà thiết kế game tài năng và giỏi giang nhất đều được “ra lò” từ chuyên ngành vừa học vừa chơi hứa hẹn những khoản thu nhập khủng có được từ ngành công nghiệp game nhiều tỷ USD này.
Ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành nghề hốt ra tiền này
Ngành Công nghệ nano
Thuật ngữ “Công nghệ nano” (Nanotechnology) chưa từng xuất hiện trước đây cho đến tận năm 1974 khi nhà khoa học Nhật Bản Norio Taniguchi là người đầu tiên sáng tạo ra thuật ngữ lạ tai này trong một bài báo khoa học của ông viết về sản phẩm công nghệ.
Ngày nay, ngày càng có nhiều nhà khoa học trẻ đổ xô vào nghiên cứu lĩnh vực này tại các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới.
Ngành An ninh mạng
An ninh mạng là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay, những chuyên gia mạng tài giỏi phần lớn đều là những sinh viên đã từng theo học ngành học này với những môn học đặc thù như: Mật mã học, kỹ thuật mạng máy tính, thám tử máy tính.
Tuy nhiên, từ trước năm 1969, chưa có khái niệm về việc mạng máy tính bị tấn công cho đến ngày 16/3/1971 khi virus máy tính đầu tiên có tên là “Creeper” bị phát hiện. Kể từ đó, nhu cầu bảo mật thông tin ngày càng tăng dẫn đến việc các ngành học liên quan đến lĩnh vực này cũng được phát triển và đưa vào đào tạo tại các trường đại học.
An ninh mạng là ngành học rất cần thiết trong thời đại bùng nổ tội phạm mạng máy tính như hiện nay – Ảnh: West Liberty
Ngành Công nghệ sinh học
Lĩnh vực công nghệ sinh học bắt đầu xuất hiện và phát triển một cách nhanh chóng vào giữa những năm 1970, vì vậy, những lứa sinh viên cách đây 50 năm không cơ cơ hội để theo đuổi ngành này.
Ngày nay, sinh viên đã có thể bắt đầu học ngành Công nghệ sinh học từ bậc cử nhân với con đường nghề nghiệp khá rộng mở ở nhiều lĩnh vực từ dược phẩm, nông nghiệp cho đến bia rượu, nước giải khát.
Ngành Quản lý truyền thông mạng xã hội
Sự xuất hiện của truyền thông mạng xã hội có thể được ghi nhận vào năm 1969 với sự phát triển của CompuServe, một dịch vụ chia sẻ và xử lý thông tin trực tuyến đầu tiên của Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể đăng ký học ngành học về Quản lý truyền thông mạng xã hội từ cách đây 50 năm bởi nó chưa xuất hiện vào thời điểm đó.
Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi vào năm 2012 khi trường Newberry College tại quận Newberry (Nam Carolina, Mỹ) phát triển một trong những ngành học bậc cử nhân về truyền thông mạng xã hội. Giờ đây, ngành học này có thể được đào tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh, marketing, quảng cáo cho đến khoa học chính trị.
Nhu cầu nhân lực cho ngành Truyền thông mạng xã hội là rất cao – Ảnh: Belmont University
Ngành Tình dục học
Những công trình nghiên cứu đầu tiên của các nhà khoa học Sigmund Freud, Havelock Ellis, và sau này là Alfred Kinsey đã đặt nền móng cũng như khơi dậy làn sóng nghiên cứu trong lĩnh vực tình dục của con người từ những năm 1940 đến 1960.
Tuy nhiên, thời đó chúng vẫn chưa được xem là các ngành học quan trọng. Thậm chí những chủ đề như: kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát việc sinh đẻ, tình dục và rối loạn chức năng tình dục còn bị xem là cấm kỵ và không được phép bàn luận trong môi trường học thuật.
Mãi đến năm 2014, khi Đại học Kansas mở ngành học Nghiên cứu tình dục con người đầu tiên mà “không hề hấn gì” thì các trường đại học khác mới bắt đầu lục tục mở ngành học nghe có vẻ nhạy cảm nhưng hết sức thiết thực này.
Ngành Nghiên cứu phụ nữ
Vào năm 1970, Đại học Cornell đã trở thành trường đại học đầu tiên của nước Mỹ cung cấp khóa đào tạo bậc cử nhân với chuyên ngành liên quan đến phụ nữ với tên gọi: “Sự hình thành và phát triển tính cách của người phụ nữ”, và về sau được đặt lại tên thành “Nghiên cứu phụ nữ”.
Ngành học này sau đó ngày càng được chú trọng bởi đối tượng mà nó tác động đến là hơn một nữa thế giới, và có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Ngành Kỹ sư robot
Ngành Kỹ sư robot đang khát nhân lực tay nghề cao – Ảnh: Masters Portal
Từ “robot” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1920 trong một vở kịch của tác giả Karel Čapek. Đến những năm 1950, robot xuất hiện một cách dày đặc trên phim ảnh và trong tiểu thuyết viễn tưởng. Thế nhưng, kể cả đến những năm 1960 thì robot vẫn chỉ là ý tưởng dùng để thử nghiệm trí tưởng tượng của con người mà thôi.
Tuy nhiên, hiện nay thì robot hiện diện khắp mọi nơi, từ việc tham gia các ca phẫu thuật đầy phức tạp, thực hiện những nhiệm vụ bốc dỡ nặng nề trong bến cảng và cả những công việc đòi hỏi sự chính xác cao trong các dây chuyền nhà máy.
Chính vì vậy mà các ngành học liên quan đến công nghệ robot được mở ra một cách phổ biến để người học có thể lựa chọn và theo học.
Ít người lựa chọn nhưng thực tế ngành học này lại có lương cực ổn: Mỗi tháng 1.000 USD, hoàn toàn có thể làm giàu nếu giỏi!
Không phải ngành học hot nhưng ngành này lại giúp sinh viên có nhiều cơ hội việc làm.
Công nghệ môi trường - ngành học không được lòng nhiều sĩ tử
Nếu kể tên các ngành học hot, Công nghệ môi trường sẽ chẳng bao giờ được điểm danh. Hầu hết sĩ tử khi đứng trước ngưỡng cửa đại học đều thích tìm hiểu các ngành như Kinh tế, Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ,... Thực tế Công nghệ môi trường cũng là một ngành học rất thú vị, đem lại nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập ổn định.
Theo đó, Công nghệ môi trường tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ môi trường bao gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó.
Khi theo ngành Công nghệ môi trường, sinh viên sẽ được học các kiến thức về: Hóa môi trường; Biến đổi khí hậu; Công nghệ môi trường; Xử lý số liệu trong môi trường; Kỹ thuật phân tích môi trường; Quan trắc môi trường; Năng lượng và phát triển bền vững; Kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải; Xử lý khí thải; Sản xuất sạch hơn và ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp; Đánh giá tác động môi trường; Chất thải rắn và chất thải nguy hại; Xây dựng và quản lý dự án môi trường;... Đồng thời, sinh viên cũng được thực hành thực tế tại hệ thống các phòng thí nghiệm ngành môi trường, các doanh nghiệp,...
Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan quản lý và nghiên cứu về môi trường; các nhà máy/ xí nghiệp (với vai trò kỹ sư môi trường: nghiên cứu, tư vấn và xử lý vấn đề môi trường cho đơn vị mình) hoặc các tổ chức trong nước và quốc tế về môi trường; các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành về môi trường,...
Hiện tại, rất nhiều trường đại học đang đào tạo ngành Công nghệ môi trường như: ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Nông Lâm, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, HUTECH, Hoa Sen, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,...
Ngành học có mức thu nhập ổn định, có thể làm giàu nếu sinh viên giỏi
Theo khảo sát, sinh viên ngành Công nghệ môi trường khi mới ra trường được trả mức lương từ 5-7 triệu tháng. Khi có kinh nghiệm từ 2 - 3 năm trở lên, mức lương có thể lên tới 13 - 20 triệu đồng/tháng.
Một số thông báo tuyển dụng Kỹ sư Công nghệ môi trường trên các trang tin tuyển dụng.
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Cự (Phó trưởng khoa Môi trường, trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, ngành Môi trường không thuộc lĩnh vực kinh doanh, không phải kinh tế, không phải ngành để làm giàu. Tuy nhiên, với Công nghệ môi trường, điều này hoàn toàn có thể nếu bạn có phát minh gì đó bán ra tiền, một vấn đề hóc búa về công nghệ chưa ai nghĩ tới hoặc xử lý.
Được biết, từng có 3 sinh viên chuyên ngành Công nghệ môi trưởng (trường ĐH Khoa học tự nhiên) kiểm được giải thưởng 10.000 USD (khoảng 227 triệu đồng) nhờ công trình "Tái sử dụng bột bã thải dầu kim loại nặng để sản xuất men màu trong gốm sứ".
Học thạc sĩ, 'chìa khóa' mở ra những cơ hội Thực tế cho thấy, việc sở hữu tấm bằng thạc sĩ được xem là chìa khóa mở ra những cơ hội việc làm cũng như dễ dàng thăng tiến trong xu thế hội nhập hiện nay. Điều này không chỉ đúng trên thế giới mà Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Thực tế cho thấy, việc sở hữu tấm bằng...