Những món ngon nổi tiếng miền tây
Miền tây là vựa cá đồng nổi tiếng khắp cả nước, được thiên nhiên ưu đãi sản vật nơi này vì thế rất phong phú và đa dạng, các món ngon ở miền tây đều liên quan chặt chẽ đến những sản vật đồng quê sẵn có, bạn không nên bỏ lỡ những món này khi đến xứ này.
CÁC MÓN LẨU
Vị thanh ngọt, hương vị đặc trưng cùng những loại rau chỉ có ở miền sông nước giúp các món lẩu như lẩu cá kèo, lẩu mắm… được lòng thực khách mọi độ tuổi.
LẨU MẮM – MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG NHẤT MIỀN TÂY
Lẩu mắm – món ăn đặc trưng nhất miền tây.
Lẩu mắm có nước dùng được nấu từ hai loại mắm chỉ có ở vùng đất này. Lẩu mắm kích thích vị giác của người ăn bởi hương thơm đậm đà, thịt thà phong phú cùng nhiều loại rau đặc trưng vùng sông nước như điên điển, cọng bông súng, rau đắng, hoa so đũa, thèo nèo…
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Lẩu cá linh bông điên điển.
Lẩu cá linh bông điên điển chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi của vùng đất này (tháng 9-11). Cá linh nhỏ, xương mềm, ngọt hòa quyện cùng vị nhân nhẫn của hoa điên điển chinh phục bất kỳ ai được mời thưởng thức món ăn này.
LẨU CÁ KÈO
Lẩu cá kèo lá giang ngon nhất nhờ có cá kèo tươi sống. Thịt cá dai ngọt, lá giang chua nhẹ ăn cùng hoa chuối, rau đắng, giá đỗ, rau muống chẻ… khá hấp dẫn. Nước chấm của món lẩu này là nước mắm me.
LẨU LƯƠN MIỀN TÂY
Lẩu lươn miền Tây có vị chua nhờ cơm mẻ, me xanh hay trái giác. Lươn ăn lẩu là lươn sống, khi nước sôi thì thả vào cho ngọt nước. Rau ăn kèm không thể thiếu của món ăn nay là bắp chuối bào, ngoài ra còn có rau muống, rau nhút, kèo nèo, giá, bạc hà…
LẨU VỊT NẤU CHAO
Lẩu vịt nấu chao ở đồng bằng sông Cửu Long có công thức chế biến khá khác biệt. 4 loại gia vị gồm rượu trắng, gừng già, chao trắng, chao đỏ sẽ được ướp với thịt vị trong vòng 4 tiếng để tạo nên hương vị cũng như màu sắc đặc biệt. Lẩu vịt nấu chao ăn kèm với khoai môn, cải bẹ xanh, rau muống và bún tươi.
LẨU CHÁO CUA ĐỒNG
Lẩu cháo cua đồng ngon phải được nấu bằng những con cua tươi. Không dừng ở đó, để cháo không có vị tanh, món ăn này đòi hỏi rất cao kỹ thuật của người nấu. Lẩu cháo cua đồng ăn kèm rau má, rau đắng, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi và mướp hương.
LẨU CHÁO CÁ LÓC
Lẩu cháo cá lóc: Thực khách tùy nghi cho vào cháo đang sôi cá lóc, trứng vịt lộn, rau…
CHÁO CÁ RAU ĐẮNG
Cháo cá rau đắng thanh mát ngon lành.
MÓN NGON CÁ LÓC
Có rất nhiều món ngon được chế biến từ cá lóc, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến Lóc nướng chui, lóc hấp bầu, lóc nấu canh chua…
CÁ LÓC NƯỚNG TRUI CUỐN LÁ SEN NON
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non
CÁ LÓC HẤP
Cá lóc hấp bầu ngon thanh mát
CÁ LÓC NẤU CANH CHUA
CÁC MÓN BÚN NGON
BÚN KÈN DỪA
Video đang HOT
BÚN MẮM
Bún mắm Miền Tây càng ăn càng ghiền.
BÚN NƯỚC LÈO
Bún nước lèo Sóc Trăng đậm đà ngày mưa
BÚN CÁ
MÓN NGON TỪ CHUỘT ĐỒNG
Chuột đồng ở miền tây rất béo và nhiều, vì thế những món ngon từ chuột là đặc trưng riêng của văn hóa ẩm thực miền tây, các món ngon nhất từ chuột phải kế đến có chuột nướng, luộc ép lá chanh, áp chảo, rang muối.
THỊT CHUỘT LUỘC ÉP LÁ CHANH
Chuột đã được rải lá chanh, chuẩn bị ép nước.
Sau khi làm sạch, chuột được luộc chung với nước mưa. Chuột chín, vớt ra, để ráo, rồi xếp lên thớt, cho lá chanh lên trên. Dùng một cái thớt khác, lèn chặt cho chuột chảy bớt nước mỡ. Để như thế vài giờ rồi tách thớt, lấy chuột chặt nhỏ, rắc lá chanh lên trên. Món này khi ăn kèm muốn tiêu chanh, thịt thơm, ngọt, dai chắc như thịt gà.
CHUỘT ĐỒNG ÁP CHẢO
Loại chuột thường dùng để áp chảo là chuột cống nhum. Sau khi làm sạch, chuột ướp với ngũ vị, tiêu, đường, tỏi, muối, bột ngọt, mật ong… Để khoảng 2-3 tiếng cho thịt thấm đều gia vị rồi chiên chín với chảo không dính hay chảo áo một lớp dầu mỏng. Chuột đồng áp chảo có vị thơm, ngon, béo ngậy không khác heo sữa nướng.
CHUỘT ĐỒNG RANG MUỐI
Sau khi làm sạch, chuột được chặt thành từng miếng nhỏ, ướp với hỗn hợp gồm muối, chanh, ngũ vị hương bột ngọt… cho thấm rồi rang chín trên lửa lớn. Món ăn này không chỉ có hương thơm khó cưỡng, vị đậm đà mà thịt chuột dai mềm, săn chắc.
CHUỘT XÀO XẢ ỚT
Chuột đồng làm sạch để ráo nước, ướp với sả ớt bằm nhuyễn, rồi thêm muối, bột ngọt, đường, nước mắm ngon. Đợi khoảng 30 phút cho gia vị ngấm rồi chiên trên lửa riu riu. Khi chiên, đảo đều để thịt chuột chín đều vàng. Món này có hương thơm của sả, cay nồng của ớt, béo ngậy của thịt, ăn cùng bánh tráng nướng hay cơm đều ngon.
CHUỘT QUAY LU
Để chế biến món chuột quay lu phải chọn những chú béo múp. Làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay. Trong lúc quay, liên tục thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng thì chuột chín. Mở nắp lu, những chú chuột đồng chín vàng, mùi thơm hấp dẫn. Bày chuột ra đĩa, dùng kèm với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo.
CHUỘT NƯỚNG
Thịt chuột sau khi thui rơm, làm sạch, ướp với muối hột, kẹp vào thanh tre nướng trên đống than đỏ rực. Khi chuột gần chín, trộn muối hạt, sả băm nhuyễn rang với ít mật ong phết lên trên. Khi ăn, xé từng miếng thịt chuột nướng nóng hổi, kẹp chung với các món rau răm, rau thơm, khế, xoài xanh, chuối chát, chấm muối sả.
CHUỘT KHÌA NƯỚC DỪA
Chuột sau khi bắt về, bẻ răng, lột da rồi khoét một lỗ nhỏ dưới bụng, móc hết ruột ra. Sau đó, trộn hỗn hợp gồm hành tỏi, ngũ vị hương, đường, muối, bột ngọt dồn vào bụng chuột, rồi cho vào chảo, chiên chín. Khi chuột vàng đều, vớt khỏi chảo, xếp vào nồi, đổ nước dừa ngập thịt chuột, hầm lên lửa liu riu. Khi cạn nước, tiếp tục châm nước dừa, đun sôi rồi bắc xuống, cho đậu phộng rang chín vào. Món này ăn kèm với xá lách rau thơm, muối chanh tiêu hay nước chấm tỏi ớt.
CHUỘT NƯỚNG CHAO
Chuột săn hay mua về, làm sạch, ướp cùng ngũ vị hương, tiêu, ớt, sả, đường, bột ngọt ướp cho ngấm. Độ 30 phút sau nướng chuột trên lửa than hồng. Chao bóp nhuyễn, trộn ít mỡ heo, phết từ từ lên mình chuột. Khi nướng, trở đi trở lại khi chuột chín vàng, giòn rụm. Món này dùng kèm rau thơm và chao.
CHUỘT XÀO LĂN
Sau khi làm sạch, thịt chuột được chặt ra miếng nhỏ vừa ăn, ướp với bột cà ri, ngũ vị hương, sả, ớt. Bắc chảo mỡ phi hành tỏi rồi đổ thịt vào xào. Thịt vừa chín tới, rưới nước cốt dừa, gạt bớt lửa cho nước dừa ngấm đều vào thịt. Món này ăn nóng kèm với rau thơm, chuối non xắt mỏng.
CHUỘT XÀO LÁ CÁCH
Chuột làm xong để ráo, mang băm nhuyễn, ướp cùng bột cà ri, tỏi, sả, đậu phộng rang vàng, đâm nhỏ, gia vị vừa ăn. Khử mỡ hành, tỏi, cho thịt chuột vào xào khô, khi chín cho lá cách xắt nhuyễn vào trộn đều, nhắc xuống. Món này ăn nóng kèm bánh tráng nướng.
MÓN RẮN
Miền Tây sông nước là nơi trú ngụ của nhiều loại rắn. Nếu ai về miền Nam Bộ mà chưa từng thưởng thức những món từ rắn, khi về sẽ thấy tiếc nuối không chừng. Món ăn từ rắn là món ăn quen thuộc của người dân miệt vườn, cũng là món khoái khẩu của những người trót mê hương vị miền Tây.
LẨU RẮN
Lẩu rắn ngon nhất phải dùng rắn hổ hành. Thịt rắn làm sạch, chặt thành khúc dài chừng hai lóng tay rồi xào sơ với hành sả tỏi. Sau đó bỏ vào nồi nước lạnh bắc lên bếp luộc, nấu, cho rắn chín. Thịt rắn vừa ngọt vừa mềm, da rắn dai dai giòn giòn, đu đủ mềm ngọt, nước sả thơm cay khiến lẩu rắn trở thành món đặc sản tuyệt vời vùng sông nước.
RẮN HẦM SẢ
Còn gì thú vị hơn những buổi chiều nước nổi, ngồi bên mé hiên nhà “lai rai” cùng bạn bè với món rắn hổ hành hầm sả ớt. Mùi vị cay nồng của sả ớt đan xem với thịt rắn ngọt bùi thật là hấp dẫn. Món ăn này đã từng làm thực khách phải “ngất ngây” khi lần đầu thưởng thức.
CHÁO RẮN ĐẬU XANH
Múc cháo ra tô ăn nóng, rắc ngò rí, hành lá đã xắt nhỏ, tiêu sọ giã nhỏ hay ớt bằm. Ai thích ăn mặn thì chan thêm chút nước mắm ngon. Mùi cháo, mùi đậu xanh hòa với hành, ngò, tiêu, mùi nước mắm ngon bốc khói thơm phưng phức. Thịt rắn vừa ngọt vừa mềm, da rắn dai dai, giòn giòn, đậu xanh, nước cốt dừa cho vị bùi và béo. Thật là một thứ đặc sản tuyệt vời vùng sông nước miền Tây.
RẮN XÀO LÁ CÁCH
RẮN NƯỚNG MỌI
Rắn nướng lèo thường là rắn bông súng, nắm đầu và đuôi rắn căng ra nướng trực tiếp trên lửa. Thịt nướng tới khi chín vàng thì bẻ ra ăn ngay, chấm muối ớt ngon hết xẩy.
GỎI RẮN
Thịt rắn đã hầm nhừ, xé sợi, chỉ cần thêm đôi củ hành tây xắt nhỏ, rau răm, ít ớt, cốt chanh là đã có món gỏi rắn “tốn rượu”. Vị ngọt của thịt rắn hòa với vị béo bùi cay ngọt hài hòa khiến người thưởng thức cứ vậy mà ăn hết cả đĩa khi nào không hay.
KHÔ RẮN
NHỮNG MÓN NGON KHÁC
Ngoài những món ngon ở trên, miền tây còn vô số món ngon khác bạn phải thử ít nhất một lần.
BÁNH XÈO CHẢO
Bánh xèo chảo được ăn kèm với nước chấm có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường… cùng một đĩa rau xà lách, cải bẹ xanh, húng quế, húng thơm.
CANH CHUA CÁ BÔNG LAU
Canh chua cá bông lau thơm phức dân dã
CÁ KÈO KHO TỘ
Cá kèo kho tổ quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của người dân miền Tây
Đây cũng là một món rất đặc trưng của vùng sông nước. Nếu như có lẩu cá kèo, cá kèo nướng muối ớt thì cá kèo kho tổ là món ngon hằng ngày của người dân nơi đây ăn rất bắt cơm.
BÒ TÙNG XẺO
Về với miền Tây mà chưa được ăn bò tùng xẻo quả là một điều đáng tiếc
Nói đến Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là sai lầm. Bò được cắt lấy tiết, làm lông sạch, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như kinh lăng, lá sả, tía tô…. xong khâu chặt lại. em bò đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bó chín vàng. Lúc ăn người ta cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi dùng nĩa găm và dao cắt chấm với tương.
CANH GÀ LÁ GIANG
Canh gà lá giang nấu lẩu chua ngọt đậm đà.
Canh nấu chua ở miền Bắc có quả sấu, còn miền Nam có lá giang hoặc lá Me. Lá giang tạo vị chua cho món ăn, thường được dùng trong các món canh và lẩu. Vị chua chua của lá giang và vị ngọt của thịt gà ăn rất ngon trong những ngày trời nóng nực.
ĐUÔNG DỪA CHIÊN GIÒN
Đuông dừa, món dân dã nhưng không dễ có.
Món ăn đặc sản quý hiếm ở Nam bộ mà ngày xưa được tiến về triều cho vua ngự lãm hàng năm gọi là con đuông. Có nhiều loại như: đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và đuông măng. Đuông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng. Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản miền tây.
BÒ BÍA
Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ăn này. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càng ghiền.
CHÁO CUA ĐỒNG
Cháo cua đồng là món rất dễ ăn, ăn kèm với hột (trứng) vịt lộn và 5 loại rau gồm rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Đây lại là món ăn có tính thanh nhiệt, bổ dưỡng và có thể giúp hạ đường huyết nên thường được dùng trong những ngày hè oi bức, rất tốt cho sức khỏe.
GỎI SẦU ĐÂU SẶC BỎI
Gỏi sầu đâu nức tiếng An Giang.
3 món lẩu đặc trưng miền Tây ăn một lần nhớ mãi
Ẩm thực miền Tây sông nước mang vị đậm đà, độc đáo riêng biệt nên được lòng thực khách mọi độ tuổi.
Lẩu mắm
Lẩu mắm là món mắm được nhiều người yêu thích vào ngày mưa, tiết trời se lạnh. Người miền Tây thường chuẩn bị món ăn này để tiếp đãi khách quý đến chơi nhà. Mắm cá sặc hoặc cá linh là 2 nguyên liệu ưa dùng khi chế biến nước lẩu bởi vị đậm, thơm nồng.
Nước lẩu mắm phải được ninh từ xương heo. Để tăng vị thơm, ngậy, người miền Tây thường cho thêm nước dừa tươi khi ninh. Ngoài ra, nước dùng còn có cà tím, mướp đắng... Khi ăn, thực khách sẽ nhúng thịt ba chỉ, tôm, mực, cá... cùng nhiều loại rau như cải, bông súng, điên điển... vào nồi lẩu đang sôi. Hương vị của lẩu miền Tây là sự hòa quyện giữa vị đắng của rau, béo bùi từ thịt, cá và cay nồng, đậm đà bởi ớt, mắm.
Lẩu cá linh bông điên điển
Bước vào mùa nước nổi khoảng tháng 9 - tháng 11 hàng năm là thời điểm xuất hiện nhiều cá linh tươi ngon nhất. Vào mùa này, bông điên điển cũng đua nhau nở rộ khắp các mé sông. Chính vì lẽ đó, người miền Tây đã kết hợp hai món này lại với nhau để tạo nên món lẩu cá linh bông điên điển đặc trưng của mùa nước nổi.
Món lẩu này quan trọng nhất ở khâu nguyên liệu, đặc biệt cá linh phải là loại tươi ngon, chắc thịt, rau ăn kèm cần đúng loại của người miền Tây và nhất định phải có bông điên điển. Cá linh tươi sẽ được làm sạch, ướp gia vị đậm đà, hòa thêm nước dừa vào nồi lẩu để nấu cùng. Sau đó, người miền Tây dầm thêm chút me để lấy vị chua rồi nêm nếm cho vừa miệng.
Khi thưởng thức, trên mặt lẩu sẽ cho vào tỏi phi và rau ngò gai nhưng không cho cá linh vào nước lẩu ngay. Bởi loại cá này vốn nhỏ và nhanh chín nên chỉ khi nào đã thật sẵn sàng thưởng thức thì người ta mới trút cá linh vào nồi lẩu, sau đó cho thêm bông điên điển.
Lẩu cá linh bông điên điển là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt đậm của cá linh với vị chua thơm của bông điên điển. Một số nơi còn ăn kèm cùng bông súng tùy theo từng mùa.
Lẩu cá kèo lá giang
Quả thật người dân miền Tây sông nước rất biết tận dụng các loại cá để tạo nên những món lẩu đặc trưng ở nơi họ sống. Với món lẩu này, nguyên liệu chính chỉ gồm có cá kèo và lá giang, nhưng bảo đảm ai ăn thử một lần sẽ rất là "ghiền".
Cá kèo ăn lẩu phải là loại tươi, ngọt, đi kèm cùng lá giang chua thanh hợp vị. Tất nhiên sẽ không thể thiếu các loại rau ăn kèm đặc trưng như rau muống, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, giá...
Khi ăn món lẩu này chắc chắn sẽ không thể thiếu bát nước mắm ớt để chấm cá. Vào những ngày tiết trời se lạnh hơn thì đây chính là món lẩu được người miền Tây vô cùng ưa chuộng vì nó ít gây ngán và đủ làm ấm người khi thưởng thức.
5 món lẩu dễ làm, tuyệt ngon nóng bỏng lưỡi cho cuối tuần gió lạnh Cuối tuần rảnh rỗi lại lạnh rét, cả nhà ngồi quây quần nhâm nhi nồi lẩu nóng hổi thì còn gì bằng. 1. LẨU BÒ NHÚNG GIẤM Nguyên liệu: - Thịt bò (bắp, thăn...) - Giấm gạo - Nước dừa - Dứa, dưa chuột, cà rốt, chuối xanh, khế chua - Rau thơm các loại - Sả, gừng, tỏi, hành tây - Bún,...