Những món ăn chống lạnh gây sốc, chỉ nhìn thôi cũng đã sợ ở nước Nga
Ấu trùng ruồi trâu, thịt lên men, thạch cá… là những món đặc sản của người dân phía Bắc nước Nga nhưng vô cùng kinh khủng với nhiều người.
Kopalkhen – thịt lên men
Đây là món ăn đặc biệt của người dân phương Bắc. Người bên ngoài không quen dạ có thể bị ngộ độc, thậm chí tử vong nếu cả gan thử món ăn này.
Kopalkhen là thịt tuần lộc, hải cẩu, hải mã được chôn ở vùng đất lầy hoặc vùng đất đóng băng vĩnh cửu trong ít nhất nửa năm để lên men.
Thịt động vật lên men. Ảnh – Kenneth Konkle
Trước khi bị chôn, người dân địa phương sẽ bỏ đói các con vật vài ngày để làm sạch dạ dày sau đó làm cho con vật chết và chôn dưới đất.
Trong thời gian này, các vi sinh vật phát triển làm thay đổi, phân huỷ thành phần của thịt đồng thời sinh ra độc tố.
Người dân bản địa ăn món Kopalkhen từ nhỏ nên cơ thể đã quen. Còn với người ngoài, đây là món ăn không nên thử.
Kiviak – hải cẩu nhồi chim
Đây là một trong những món vô cùng đặc biệt của dân tộc Eskimo tại Nga.
Món ăn này thường được chế biến nhân dịp lễ hội, không chỉ mang hương vị đặc biệt mà còn là nguồn cung cấp, dự trữ lương thực cho người Eskimo trong suốt thời gian lạnh giá.
Hải cẩu nhồi chim và chôn xuống hố đất, vách đá để lên men. Ảnh – Legion Media
Công thức chế biến vô cùng đơn giản: Làm thịt một con hải mã hoặc hải cẩu, loại bỏ phần thủ và nhồi thịt chim nhỏ (loài chim anca) vào trong.
Đặc biệt, họ không hề nhổ lông của cả hải cẩu/hải mã và chim. Sau đó, người ta bôi mỡ động để lấp những vết cắt trên da hải cẩu và đặt vào trong hố sâu, lạnh dưới lòng đất để bảo quản trong 6 – 8 tháng. Qua thời gian, thịt chim sẽ được lên men nhờ các vi sinh vật từ ruột hải cẩu.
Video đang HOT
Lúc này, quyết định có thử nếm hay không đòi hỏi người ăn phải “cân não” vì mùi thịt sau khi lên men rất nồng.
Sau khi đạt đủ độ men, người ta sẽ đào hố lên, mở bụng hải cẩu, lấy thịt chim ra. Ăn đến đâu, người dân địa phương mới nhổ lông chim đến đấy. Mùi thịt khó ngửi đến mức người ta chỉ dám thưởng thức ở những bữa tiệc ngoài trời. Thông thường, mỗi con hải cẩu có thể nhồi khoảng 400 con chim.
Vilmullymut – tiết chua
Đây là món ăn xuất phát tại khu vực phía Bắc nước Nga, người dân thường làm món súp tiết từ nội tạng tuần lộc.
Người ta sẽ cắt riêng các bộ phận như móng, nhung và môi của tuần lộc, rang kỹ trên lửa và ngâm khoảng 3-4 ngày để hết vị đắng.
Sau đó, hỗn hợp này được đun sôi đến khi mềm, chất lỏng sánh lại. Sau khi chờ hỗn hợp nguội bớt, người ta cho thêm gan, cật, tiết vào trong túi da hoặc chảo, đậy kín, để trong tối và chờ lên men trong khoảng 4-6 tuần sau.
Kanyga – “tinh tuý” từ dạ dày tuần lộc
Những phần thức ăn chưa được tiêu hoá hết trong dạ dày tuần lộc. Ảnh – Tài khoản Twitter của Makarov
Đây là món ăn không hề cần chế biến của người Koryak và Eskimo.
Chỉ đơn giản, sau khi bắt và thịt tuần lộc, người ta sẽ để riêng phần dạ dày. Những thức ăn như cỏ, rêu và nấm còn trong dạ dày chưa được tiêu hoá hết, vẫn còn nguyên dịch dạ dày, chính là thức ăn của người Koryak và Eskimo. Người dân nơi đây thường trộn thêm với các loại quả mọng như việt quất.
Kanyga được cho là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, đạm và rất giàu vitamin, chất xơ, khó có thể tìm thấy trong các loại thức ăn khác vùng đài nguyên.
Munychebukech – đầu cá chua
Món đầu cá chua. Ảnh – Live Journal
Món ăn này được làm từ nhiều loại đầu cá hồi. Người ta sẽ làm đầu, bỏ mắt, mang cá, trộn với trứng cá muối đỏ, trút vào trong hộp, đậy nắp kín hơi, để trong nhiều ngày.
Mosi – thạch cá
Ở một nơi vô cùng phong phú cá như vùng Primorsky Krai và Khabarovsk Krai, loại thức ăn có mùi tanh này cũng được người dân Udege biến tấu thành món tráng miệng.
Món thạch cá được làm từ da cá hồi keta phơi khô, đánh sạch vảy, thêm sữa và hầm cho đến khi miếng da đạt được cấu trúc như thạch.
Việc còn lại chỉ đơn giản là đổ cá ra bát, thêm quả berry, hạt sồi và thưởng thức.
Kuyukta – ấu trùng của ruồi trâu
Ấu trùng ruồi trâu được dùng làm món ăn nhẹ giàu protein
Đây có lẽ là món ăn khiến nhiều người sốc nhất của người dân phương Bắc nước Nga. Món Kuyukta chính là ấu trùng của ruồi trâu, một loại côn trùng hay bám, kiếm ăn và ký sinh trên thân tuần lộc.
Ruồi cái đẻ trứng trên da tuần lộc. Vài ngày sau, ấu trùng nở ra, xâm nhập vào trong da con vật để sinh trưởng trong suốt nhiều tháng.
Thời gian này, tuần lộc thường ngứa dữ dội, da chi chít những lỗ thủng và mất mô. Một số trường hợp nghiêm trọng, con vật có thể chết.
Do đó, việc bắt và ăn ấu trùng ruồi trâu được coi là một cách giúp tuần lộc thoát khổ sở mà còn mang đến một món ăn nhẹ giàu protein. Người chăn nuôi tuần lộc thường bắt ấu trùng từ khoảng giữa mùa hè trở đi.
Akutak – kem của người Eskimo
Kem làm từ mỡ động vật. Ảnh – Matyá Havel
Đây không phải loại kem làm từ sữa, phủ sô-cô-la như thông thường mà là từ mỡ của hải cẩu/hải mã được đun chín thành chất lỏng, đánh thành kem, trộn với quả mọng và có thể thêm chút đường.
Nhà hàng bào ngư, vi cá đẳng cấp tại Sài Gòn
Tọa lạc trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, nhà hàng Thai Village là điểm đến thực khách có thể thưởng thức món ngon từ bào ngư, vi cá thượng hạng.
Thai Village thương hiệu nổi tiếng lâu đời, có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, là điểm dừng chân sang trọng và đẳng cấp quen thuộc của những thực khách yêu thích những món ăn tốt cho sức khoẻ, tăng sức đề kháng như bào ngư, vi cá hay tổ yến thượng hạng.
Đến thời điểm hiện tại Thai Village đã có mặt tại Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc.
Theo đại diện Thai Village, nguyên liệu tại chuỗi nhà hàng đều trực tiếp nhập khẩu và tuyển chọn kỹ lưỡng. Chẳng hạn vi cá có giấy phép đánh bắt và nhập khẩu từ vùng biển Tây Ban Nha, được kiểm soát chặt chẽ về độ tuổi; còn bào ngư có nguồn gốc từ Australia, New Zealand.
Quy trình chế biến súp vi cá cũng cực kỳ phức tạp, vi cá được các đầu bếp ngâm trong nước ấm, bóc mỡ, làm sạch, ninh trong nước dùng đặc biệt. Việc chế biến để hoàn thành món vi cá thường phải kéo dài ít nhất 48 giờ.
Món súp thượng hạng tại Thai Village sẽ thấy rõ vi cá từng sợi láng mướt, giống như một lớp sụn mềm, giòn. Những sợi vi cá đạt tiêu chuẩn nhỏ như sợi tóc và óng ánh, nước dùng của súp vàng óng, vị ngọt dịu từ nước hầm xương gà và sốt nấm công thức đặc biệt đã làm nên tên tuổi của Thai Village. Những thực khách đã dùng súp vi cá ở đây một lần, đều đã trở thành khách hàng trung thành.
Trong sụn vi cá có nhiều mô liên kết, collagen và calcium. Có những tác dụng tốt cho việc bổ sung khoáng chất cơ thể, hỗ trợ trị thận, gan, tim mạch. Những người lớn tuổi, dùng súp vi cá sẽ tăng thêm tuổi thọ cho xương khớp. Sử dụng thường xuyên còn giúp giảm thấp khớp, giúp khớp cơ mau lành hơn.
Ngoài ra Thai Village còn nổi tiếng với món Bào ngư nguyên con nấu sốt đặc biệt, Miến cua nung nồi gang hay Hải sâm xào nấm linh chi, Chè tổ yến đều được nhiều thực khách yêu thích.
Bào ngư nguyên con nấu sốt đặc biệt tại Thai Village
Bên cạnh ẩm thực thượng hạng, không gian tại Thai Village phong cách đẳng cấp, sang trọng nhưng không kém phần ấm cúng, giúp thực khách thưởng thức trọn vẹn tinh túy ẩm thực thượng lưu.
Không gian sang trọng tại Thai Village
Tối thứ 7 hàng tuần, nhà hàng có chương trình đêm nhạc. Tại đây, thực khách vừa lắng nghe giai điệu du dương của biển qua tiếng đàn violon, vừa thưởng thức nhiều món ngon bên cạnh những người thân. Địa điểm này thích hợp để thực khách chiêu đãi đối tác, hay gia đình và bạn bè.
Cửa hàng đầu tiên Thai Village được khai trương vào năm 1991 tại Singapore và nhanh chóng trở thành nhà hàng vi cá đẳng cấp nhất Singapore ngay sau đó
Những nẻo đường... canh chua Nam Bộ (Kỳ 2) Lá giang thuộc họ dây leo, lá hình chóp mũi giáo, tiết ra mủ trắng mọc nhiều ở vùng Trung Bộ, các tỉnh Đông Nam Bộ. Từ loại lá mọc hoang dại này, những nghệ nhân ẩm thực dân gian đã chế biến ra món gà nấu lá giang - dị bản độc đáo của món canh chua Nam bộ lừng danh. Nhắc...