Những lợi ích và lưu ý khi ăn cá
Cá không chỉ là món ăn ngon quen thuộc mà còn rất tốt với sức khỏe. Vì vậy, mỗi tuần bạn nên ăn từ 2 đến 3 bữa cá. Dưới đây là những lợi ích thiết thực khi ăn ca và những lưu ý cần tránh khi ăn món này.
1. Loại thực phẩm ít chất béo và giàu axít omega – 3
Mọi người đều biết rằng ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật đặc biệt không có lợi cho sức khỏe. Trong cá có chứa rất ít chất béo dạng này, đồng thời lại có nhiều axít béo omega – 3, là thành phần đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển não bộ ở con người, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền nhận tín hiệu giữa các tế bào.
Thành phần chủ yếu trong omega – 3 là DHA cũng chính là thành phần quan trọng thúc đẩy hình thành chất xám trong não và giúp cho trẻ nhỏ phát triển trí thông minh. Axít omega – 3 chứa rất nhiều trong cá và một số loại hải sản khác như tôm, sò…
2. Giàu protein, vitamin và khoáng chất
Các loại thịt động vật như lợn, bò… chứa rất nhiều protein, song nếu ăn nhiều lại không tốt cho sức khỏe, có thể gây ra chứng thừa đạm, béo phì, tiểu đường… Ngược lại, bạn có thể ăn cá thoải mái mà không phải lo nghĩ gì.
Protein của cá rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Trong cá cũng có chứa rất nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt… Đặc biệt canxi có chứa trong một số loại cá như cá hồi còn góp phần giúp cho xương chắc khỏe.
3. Tốt cho hệ tiêu hóa
Các loại thịt động vật như lợn, bò… chứa rất nhiều protein, song nếu ăn nhiều lại không tốt cho sức khỏe vì có thể gây ra chứng thừa đạm, béo phì, tiểu đường… Trong khi đó, protein trong cá rất dễ hấp thụ, đảm bảo rằng dạ dày không phải làm việc nhiều giờ để tiêu hóa lượng cá bạn đã ăn.
4. Tốt cho tim mạch
Với những tính năng nổi bật về hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất, giàu axit béo omega-3, hàm lượng chất béo thấp sẽ cải thiện lưu lượng máu, ngăn chặn bệnh tim mạch do giảm nồng độ triglyceride trong máu và giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu.
Mặt khác trong cá có chứa chất EPA một dạng axit béo không no có thể giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Do đó, nếu bạn muốn có một trái tim khỏe mạnh thì nên bổ sung cá vào thực đơn ăn uống của mình.
5. Cần thiết cho xương khỏe mạnh
Video đang HOT
Mặc dù cá không được đánh giá là loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao nhất nhưng trong cá có chữa một lượng lớn vitamin D – nguyên tố cần thiết cho sự hấp thụ canxi trong cơ thể, từ đó giúp hệ xương khỏe mạnh.
6. Tốt cho não bộ
Đối với con người, DHA có trong axit béo không no của cá và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não. Với người già thì lượng DHA có trong cá có tác dụng làm chậm lão hóa bộ não.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai, việc tăng lượng cá trong chế độ ăn là vô cùng cần thiết.
7. Giúp làm giảm nồng độ cholesterol
Nguyên nhân là vì cá có chứa rất ít cholesterol so với các loại thịt khác (chẳng hạn bằng nửa so với thịt gà). Do đó nó làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con người.
8. Ngăn chặn chứng Alzheimer và chứng mất trí nhớ do tuổi tác
Theo điều tra của các nhà khoa học thuộc Đại học Guelph – Pháp, những bệnh nhân bị mất trí nhớ hầu hết là những người có nồng độ DHA thấp hơn nhiều so với bình thường. Các chức năng não khác của họ cũng kém hơn. Việc bổ xung cá và DHA hàng ngày sẽ giúp người già ngăn chặn được chứng alzheimer – một dạng phổ biến của chứng mất trí nhớ ở con người.
9. Là loại thực phẩm ăn kiêng lý tưởng cho người béo
Ăn nhiều cá giúp làm giảm đáng kể lượng hoóc môn leptin – vốn liên quan đến chứng béo phì. Thông thường ở phụ nữ, lượng hoóc môn này cao hơn so với nam giới. Bởi vậy, cá chính là loại thực phẩm ăn kiêng rất tốt đối với phụ nữ và những người muốn giảm cân.
Những điều bạn cần biết khi ăn cá
Không ăn cá khi đói
Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
Không nên ăn cá sống
Nhiều người đã nói rằng ăn cá càng tươi càng tốt và cho rằng cá sống là bổ dưỡng nhất. Nhưng trong thực tế đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cá sống thường chứa các kí sinh trùng và nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đi. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan.
Không nên ăn mật cá
Theo nhiều bác sĩ Đông y, mật cá sau khi được điều chế thành thuốc thì có thể được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, ví dụ như trị bệnh đau mắt, đỏ mắt, viêm họng, viêm loét ác tính…
Tuy nhiên, thực tế, điều này lại cực kì nguy hiểm. Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng ký, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Theo VNE
Những điều cần hết sức lưu ý khi ăn cá
Cá là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì nó giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng cách lại có thể gây ra tác dụng ngược lại, tức là có hại cho sức khỏe.Dưới đây là những điều bạn cần biết khi ăn cá:
1. Cá đông lạnh có giá trị dinh dưỡng ngang với cá tươi
Rất nhiều loại cá sau khi được đánh bắt đã được ướp lạnh trên tàu và sau một thời gian ngắn mới được chuyển về đất liền. Nếu thời gian ướp lạnh không quá lâu thì sau khi rã đông, cá vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng như cá tươi mới được đánh bắt.
2. Cá có lợi cho sức khỏe chủ yếu là nhờ thành phần axit béo omega-3 có trong cá
Hầu hết các loại cá đều có chứa axit béo omega-3, đặc biệt là cá hồi, cá thu và cá trích... Loại axit béo này là tiền chất của DHA và có tác dụng giúp các tế bào trong cơ thể người hoạt động tốt. Axit béo omega-3 đặc biệt tốt cho não, làn da, bệnh tim mạch, huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường, giảm cân và các cơn hen phế quản, giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp, chống trầm cảm...
Vì cơ thể của chúng ta không đủ loại axit thiết yếu này nên chúng ta phải hấp thu chúng từ thực phẩm, tốt nhất là từ cá.
3. Cá có thể nhiễm giun sán
Cũng giống như nhiều loài động vật, chim thú hoang dã, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.
4. Ăn cá thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ
Axít béo omega-3 trong cá có tính chất chống viêm nên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mãn tính tới 52%, từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc các huyết áp, đột quỵ... Nó đồng thời cũng giúp hạ huyết áp, giảm nhịp tim bất thường và giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 36%.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn cá, bạn có thể gặp phải những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn cá, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây:
1. Không ăn cá khi đói
Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
2. Không nên ăn cá sống
Nhiều người đã nói rằng ăn cá càng tươi càng tốt và cho rằng cá sống là bổ dưỡng nhất. Nhưng trong thực tế đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cá sống thường chứa các kí sinh trùng và nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đi. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan.
3. Không nên ăn mật cá
Theo nhiều bác sĩ Đông y, mật cá sau khi được điều chế thành thuốc thì có thể được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, ví dụ như trị bệnh đau mắt, đỏ mắt, viêm họng, viêm loét ác tính...
Tuy nhiên, thực tế, điều này lại cực kì nguy hiểm. Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng ký, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Theo Thanhnien
Lưu ý khi chăm trẻ sốt tại nhà Có mẹ thấy con bị sốt cao co giật thì luýnh quýnh, nghe mọi người xung quanh mách vội vàng nặn chanh vào mắt và miệng bé làm bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc nghẹt thở. Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối...