Lưu ý bảo vệ sức khỏe khi đi chơi đêm ngày lạnh
Đi chơi đêm dễ khiến chúng ta cảm lạnh lắm đấy!
Trang phục đủ ấm
Mặc trang phục đủ ấm là điều đầu tiên cần làm khi chúng ta đi chơi ngoài trời lạnh, đặc biệt là đi chơi về muộn vào buổi tối do thời tiết buổi tối thường lạnh hơn, thậm chí còn có gió lạnh, sương muối… gây hại. Vì vậy, việc bảo vệ cơ thể khỏi các “tác nhân” gây bệnh này là điều vô cùng cần thiết. Chúng mình nhớ mặc thêm áo ấm, đi giày, đeo găng tay, và đặc biệt là khăn quàng cổ, mũ len để tránh gió lạnh và giữ ấm.
Uống trà gừng nóng
Uống một cốc trà gừng nóng khi vừa đi ngoài trời lạnh về có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Trà gừng không chỉ có tác dụng làm ấm cơ thể, mà nó còn giúp kháng khuẩn, chống lại các virus gây bệnh. Nhờ đó, chúng mình sẽ phòng tránh được các bệnh như cảm lạnh, sổ mũi, viêm họng, viêm phổi… do đi chơi về muộn khi trời lạnh.
Ngoài trà gừng, các bạn có thể thay thế bằng một cốc sữa hoặc một cốc nước nóng. Chúng cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng đấy!
Video đang HOT
Ngâm chân bằng nước nóng
Đôi chân của chúng ta là một trong những bộ phận dễ bị nhiễm lạnh và chịu lạnh kém nhất. Khi chân bị nhiễm lạnh, nó có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác và toàn bộ cơ thể một cách nhanh chóng. Điều này dễ khiến chúng mình bị cảm lạnh hoặc mắc các căn bệnh về họng, phổi…
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc ngâm chân bằng nước nóng vừa có tác dụng làm ấm cơ thể, vừa giúp giảm đau đầu, kháng khuẩn, giảm mệt mỏi, ngủ ngon, phòng và trị các căn bệnh như cảm lạnh, viêm phổi… Vì thế, các bạn nên ngâm chân vào buổi tối, nhất là khi đi chơi về muộn và nhớ pha nước ở nhiệt độ từ 40 – 45 độ nhé!
Chú ý khi đi ngủ
Khi vừa đi chơi ngoài trời lạnh về, nhất là thời điểm tối muộn, cơ thể của chúng ta có thể bị nhiễm lạnh hoặc ngấm sương. Do đó, việc đảm bảo giữ ấm khi đi ngủ là điều không thể thiếu. Ngoài việc trang bị chăn, đệm đủ ấm, chúng mình cũng nên chú ý tới quần áo mặc khi đi ngủ. Các bạn có thể chọn những bộ đồ ngủ có chất liệu bông mềm để vừa giữ ấm, vừa tạo cảm giác thoải mái lúc ngủ nhé!
Theo VNE
Cá chạch: Vừa tráng dương vừa kéo dài tuổi thọ
Người xưa gọi cá chạch là "nhân sâm dưới nước", bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có tác dụng chữa bệnh. Cá chạch là vị thuốc hiệu quả chữa liệt dương và kéo dài tuổi thọ.
Cá chạch, thường sống ở ao, hồ, ruộng trũng, nhất là những nơi có lượng bùn (sình) nhiều. Cá chạch có da trơn như lươn, con lớn nhất lớn hơn ngón tay cái người lớn, dài khoảng 1,5 tấc.
Ăn cá chạch có tác dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận, bồi bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, nên nhiều người còn gọi cá chạch là "trường xuân ngư". Theo Đông y, cá chạch có vị ngọt, tính bình không độc, bổ khí huyết, cường dương, chống lão suy, trị ra mồ hôi trộm, tiêu khát, trĩ, tiểu tiện không thông, giải say rượu, chữa viêm gan mật, suy gan, vàng da, tụy, bệnh ngoài da, mẩn ngứa... nên cá chạch rất cần thiết cho người cao tuổi.
Người xưa gọi cá chạch là "nhân sâm dưới nước", bởi bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại rất dồi dào, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác. Sau đây là một số món ăn - bài thuốc từ cá chạch bồi bổ khí huyết.
- Chữa liệt dương, kéo dài tuổi thọ: 10 con cá chạch làm sạch ướp gia vị cho thấm rồi nấu cháo với nếp (hoặc gạo), hạt sen và các vị thuốc Bắc như nhân sâm (10 g), kỷ tử (15 g), hoài sơn (30 g), đại táo (30 g), nhục quế (5 g), long nhãn (20 g) và một ít gừng tươi xắt lát.
Đổ nước vừa ngập, đun sôi trong vòng 30 phút, sau đó hạ lửa đến khi chín mềm rồi nêm lại cho vừa ăn. Món này ăn cả cái lẫn nước, mỗi tuần ăn 2 lần mới thấy hiệu quả trông thấy, nhất là người cao tuổi.
- Chữa suy nhược thiếu máu: Cá chạch (250g), thịt lợn nạc (50g), gừng (5g), tiêu bột (3g), nước vừa đủ. Cá nhét rán qua cho thơm, cho nước, thịt, gừng, đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi chín, nêm gia vị là ăn được.
- Chữa kém ăn, xanh xao, thiếu máu, suy gan, suy nhược thần kinh và thể lực, suy giảm chức năng tình dục: 10 con cá chạch sống làm sạch nhớt, bỏ ruột, đem rán giòn và thêm 300ml rượu trắng (hoặc 600ml nước), vài lát gừng, đun nhỏ lửa đến lúc nước canh có màu trắng sữa là được. Bỏ lớp dầu trắng sữa, phần nước và thịt còn lại, cho thêm một chút muối. Ăn cả cái và nước.
- Tráng dương, bổ thận: 10 con cá chạch làm sạch nhớt, bỏ xương, ruột, lá sen khô vừa đủ. Cá chạch phơi chỗ mát cho khô, bỏ đầu, đuôi đốt thành than. Lá sen khô tán bột. Trộn 2 thứ với nhau. Mỗi lần dùng 10g.
Ngày uống 3 lần với nước sôi để nguội hoặc cá chạch (500g), gừng, bột ngọt, dầu ăn đủ dùng. Cá chạch rửa sạch, tẩm ướp với bột ngọt và gừng trong vòng 30 phút. Cho chảo lên bếp, đổ dầu khử với tỏi cho thơm và cho cá vào rán giòn ăn cả xương (mỗi tuần ăn 2 lần).
- Chống lão suy ở người già: Cháo cá chạch nấu với gạo hoặc đậu đen, đậu xanh nêm gia vị, rau thơm ăn nóng.
- Chữa tiểu đường: Cá chạch, bỏ hết nhớt, xương, ruột và nấu canh với lá sen non.
Theo VNE
Triệu chứng cũ và nguy cơ bệnh mới Khi ở độ tuổi 20, 30 bạn thường rất dễ bỏ qua một số triệu chứng như chóng mặt, đau bụng hay thường xuyên khát nước. Tuy nhiên, sau tuổi 40, bạn nên thận trọng hơn với những triệu chứng tương tự. Dưới đây các bác sĩ chỉ ra cách nhận biết các triệu chứng cũ nhưng lại có thể là dấu hiệu...