Những loại trà nào có tác dụng làm dịu cơn đau họng?
Các nghiên cứu cho thấy trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà đen và masala chai đều có tác dụng làm dịu cơn đau họng của bạn.
Đau họng có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau từ cảm lạnh tới suy giảm chức năng miễn dịch, thay đổi thời tiết, dị ứng theo mùa…
Các nghiên cứu cho thấy trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà đen và masala chai đều có tác dụng làm dịu cơn đau họng của bạn.
Uống trà ấm còn có tác dụng giữ ẩm, giữ nước cho cổ họng. Bạn nên uống từng ngụm nước nhỏ trong ngày vì điều này có thể giúp phục hồi nhanh hơn và điều trị cảm giác kích ứng ở cổ họng.
1. Trà gừng
Được sử dụng nhiều ở các nền văn hóa khác nhau, gừng là một loại gia vị có mùi thơm được yêu thích và cũng là một loại dược liệu được dùng để chữa trị các triệu chứng đau họng.
Một nghiên cứu của Tây Ban Nha năm 2022 được công bố trên tạp chí Molecules cho thấy rằng các hợp chất hoạt tính sinh học của gừng làm cho nó trở thành một chất chống viêm và chống ôxy hóa mạnh.
Theo một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí Khoa học Y tế Quốc tế từ Đại học Qassim ở Saudi Arabia, gingerol trong gừng cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, đồng thời ngăn ngừa chứng đau họng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Vì đau họng thường do viêm nên dùng gừng dưới dạng trà có thể giúp giảm đau hiệu quả.
2. Trà hoa cúc
Bên cạnh việc chứa nhiều chất chống ôxy hóa như apigenin, hoa cúc còn được biết đến với đặc tính chống viêm và chứa chất nhầy.
Video đang HOT
Chất nhầy là một chất giống như gel bao phủ màng nhầy và làm dịu kích ứng ở cổ họng.
Trà hoa cúc. (Nguồn: Themissinglokness)
Trà hoa cúc – một loại thuốc giúp thư giãn – có thể làm dịu sự căng thẳng ở các cơ ở cổ họng do bạn phải liên tục cố gắng làm sạch nó.
Trà có tác dụng như một loại thuốc an thần nhẹ, có thể hỗ trợ giấc ngủ – do đó thúc đẩy quá trình nghỉ ngơi mà cơ thể bạn cần để tự chữa lành một cách tự nhiên.
3. Trà bạc hà
Trà bạc hà là một loại đồ uống mà mọi người thường tìm đến khi muốn giảm bớt các triệu chứng đau họng.
Menthol là một trong những thành phần chính của trà bạc hà. Theo một bài báo năm 2018 trên tạp chí Alimentary Pharmacology & Therapeutics, tinh dầu bạc hà có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm sưng tấy do đau họng.
Hơi nước từ trà bạc hà có thể giúp giảm nghẹt mũi.
Tuy nhiên, cần lưu ý không uống trà bạc hà nếu cơn đau họng là do trào ngược axít dạ dày. Bạc hà có thể làm cho các triệu chứng trào ngược axít trở nên tồi tệ hơn.
4. Trà đen
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2019, trà đen không chỉ giàu polyphenol và chất chống ôxy hóa mà còn có chất tannin mạnh có thể làm giảm viêm.
Vì có chứa caffeine nên trà đen cũng trở thành “thuốc lợi tiểu” – nghĩa là nó giúp giảm hàm lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Trà đen là một lựa chọn tốt để bổ sung nước. Theo một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, trên thực tế, đặc tính dưỡng ẩm của nó có thể so sánh với nước.
Trà đen có thể sẽ là một nguồn năng lượng mà bạn cần để vượt qua một ngày mà bạn cảm thấy khó chịu.
5. Masala chai
Thành phần của trà masala chai là sự kết hợp của trà đen, gừng và các loại gia vị khác như thảo quả, đinh hương, nhục đậu khấu, quế, thì là, hạt tiêu đen. Đôi khi, người ta có thêm hoa hồi, hạt rau mùi và hạt tiêu đen vào trong thành phần của trà.
Đó là một sự pha trộn thú vị khiến masala chai là một lựa chọn đúng đắn khi bị đau họng.
Masala chai kết hợp các lợi ích của trà đen, gừng, quế và đinh hương, đồng thời cung cấp một số nguồn chất chống ôxy hóa phong phú.
Theo một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Pharmaceutical Biology, đặc tính chống viêm của quế và đinh hương cũng làm giảm kích ứng cổ họng.
Những loại trà bạn nên uống để hạ huyết áp
Một số loại trà, chẳng hạn như trà xanh, trà đen, trà hoa cúc, trà gừng,... có thể giúp hạ huyết áp.
Trà có thể giúp điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?
Theo The Times of India, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các thành phần hoạt tính trong trà có thể giúp thư giãn mạch máu, cải thiện chức năng của động mạch, giảm viêm và giúp điều chỉnh một số quá trình khác trong cơ thể ảnh hưởng đến huyết áp. Dưới đây là một số loại trà bạn có thể thử.
Trà xanh
Theo Đại học Oxford, tiêu thụ 5-6 tách trà xanh hàng ngày có thể làm giảm huyết áp tâm thu, cholesterol toàn phần và cholesterol LDL.
Trà xanh được xem là loại trà tốt nhất đối với các bệnh nhân bị cao huyết áp. Ảnh: Pexels
Trà dâm bụt
Một số nghiên cứu cho thấy uống loại trà thảo dược không chứa caffeine, giàu chất chống oxy hóa này, có thể giúp giảm mức huyết áp tâm thu khi so sánh với giả dược.
Trà ô long
Một số nghiên cứu ở người Trung Quốc cho thấy uống 1 hoặc 2 tách trà ô long mỗi ngày dường như có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao.
Trà đen
Các nghiên cứu cho thấy rằng với mỗi tách trà đen uống hàng ngày, bạn có thể hạ huyết áp và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn.
Trà hoa cúc
Được biết đến với tác dụng làm dịu, trà hoa cúc có thể giúp giảm cả căng thẳng và huyết áp cao.
Trà gừng
Theo nghiên cứu, trà gừng đã cho thấy hứa hẹn trong việc giảm mức huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ đặc tính chống viêm.
Trà bạc hà
Thường được sử dụng để làm dịu hệ tiêu hóa, trà bạc hà cũng có thể có tác động tích cực đến mức huyết áp.
Thời điểm nên uống trà chanh gừng để cơ thể hưởng lợi Trà chanh gừng là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy nhưng uống trà chanh gừng vào thời điểm nào tốt thì không phải ai cũng biết. Trà chanh gừng được ví như một loại thảo dược nhẹ nhàng pha trộn giữa chanh tươi và gừng. Kết hợp với một chút chất ngọt như mật ong sẽ giúp cho chúng ta có...