Mắc căn bệnh quen thuộc, người phụ nữ không thể ngủ vì cảm giác “giòi bò trong xương”
Một người phụ nữ mệt mỏi kéo dài nhiều đêm và không thể chợp mắt vì bị cảm giác giòi bò trong xương, mặc dù bác sĩ chỉ định uống thuốc ngủ nhưng không hiệu quả.
Bị sốt xuất huyết “hành”, người phụ nữ mất ngủ hàng đêm
Theo VTC News, đầu tháng 11, chị M. thấy trong người mệt mỏi, sốt liên tục 39 độ C, uống hạ sốt nhưng chỉ vẫn 38 độ C, sau đó lại sốt cao trở lại. Chị được người nhà đưa đi nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Không chỉ vậy, chị M. còn bị buồn nôn, tiêu chảy liên tục, chỉ cần uống một ngụm nước, bụng sẽ quặn lên từng cơn sau đó tống sạch ra ngoài. Tiểu cầu tụt sâu (5 G/L – mức độ nghiêm trọng), máu đông đặc, bác sĩ phải cho truyền thuốc Albumin để làm loãng máu.
“Có những ngày phải xét nghiệm công thức máu tới 6 lần”, chị M. nhớ lại.
Do biến chứng tràn dịch màng phổi, ổ bụng, phình túi mật, sốt cao do bội nhiễm, chị M. liên tiếp phải truyền kháng sinh.
Nhiều đêm liền chị không thể chợp mắt vì bị cảm giác như giòi bò trong xương, bác sĩ chỉ định uống thuốc ngủ nhưng không hiệu quả.
“Ngày còn sinh viên, tôi từng bị sốt xuất huyết và bị cảm giác như có giòi bò trong xương nhưng chỉ 2 ngày là tôi cắt sốt và cơ thể dần trở lại bình thường. Không ngờ lần này tôi lại bị nặng như vậy”, chị M. hồi tưởng.
Bị sốt xuất huyết gây mệt mỏi trong người, chị M. phải nghỉ làm nửa tháng để đi điều trị. Ngày ra viện, tuy còn rất mệt, men gan tăng gấp 10 lần do di chứng hậu sốt xuất huyết nhưng chị cảm thấy may mắn khi được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, ca bệnh sốt xuất huyết năm nay không tăng đột biến, nhưng diễn biến chuyển nặng của bệnh nhân rất khó lường. Người bệnh đa số vào viện ở ngày thứ 5-6 của bệnh. Trước đó, bệnh nhân đều có thời gian tự theo dõi và điều trị tại nhà.
Cánh tay chị M. với nhiều vết bầm sau xét nghiệm sốt xuất huyết. Ảnh: VTC News.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus mang Dengue trong muỗi vằn lây truyền từ người này sang người khác qua vết cắn của muỗi.
Sốt xuất huyết có 4 type huyết thanh là D1, 2, 3 và 4. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 5 ngày. Diễn biến lâm sàng trải qua 3 giai đoạn. Từ ngày thứ 1 đến ngày 3 là giai đoạn sốt, ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là giai đoạn nguy hiểm, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 là giai đoạn hồi phục.
Hai cơ chế bệnh sinh có thể dẫn đến nguy hiểm. Thứ nhất, virus khi tấn công vào cơ thể, ức chế tủy xương gây hạ tiểu cầu, từ đó sẽ dẫn đến xuất huyết. Thứ hai, virus làm tổn thương thành mao mạch, gây tăng tính thấm làm thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch, hậu quả cô đặc máu, từ đó bệnh nhân có thể sốc do giảm thể tích tuần hoàn.
Video đang HOT
Về điều trị, các trường hợp nhẹ hoặc sốt xuất huyết trong những ngày đầu có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Người bệnh cần uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt – giảm đau paracetamol, nghỉ ngơi, xét nghiệm công thức máu hàng ngày.
Khi mắc sốt xuất huyết chuyên gia lưu ý, không tự ý truyền dịch và không dùng kháng sinh hay thuốc corticoid. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý từ ngày thứ 4 – 5 trở đi sẽ có hiện tượng máu cô đặc nếu không bù đủ dịch.
Người bệnh cần xét nghiệm công thức máu nếu thấy chỉ số Hematocrite tăng trên 20% so với ban đầu tức là máu bị cô đặc, phải hết sức lưu ý trong vấn đề truyền dịch. Trong trường hợp truyền dịch không có hiệu quả thì phải dùng dung dịch cao phân tử để kéo nước vào trong lòng mạch.
Lưu ý: Các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo như đau bụng vùng gan, tiểu ít, chảy máu cam, máu lợi, nôn hoặc đi ngoài ra máu, rong kinh, rong huyết ở nữ giới, xét nghiệm công thức máu tiểu cầu giảm nhanh hoặc hematocrit tăng nhanh, bác sĩ Cường chia sẻ thêm.
Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Theo Sức khỏe & Đời sống, sốt xuất huyết là căn bệnh khá nguy hiểm và chưa có thuốc đặc trị. Phát hiện sớm và điều trị bằng liệu pháp cổ truyền kết hợp với y học hiện đại có tác dụng giúp bệnh nhân hồi phục tích cực.
-Sốt cao: Đột ngột sốt cao 39 – 41C. Sốt cao liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
-Biểu hiện xuất huyết: Chấm xuất huyết dưới da, mảng xuất huyết, bầm chỗ chích, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
- Gan to, đau bụng, nôn, nôn ra máu, tiểu ra máu.
- Sốc (trụy tim mạch): Thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh. Hết sốt nhưng mệt, bứt rứt, đau mình, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch cổ tay nhanh, huyết áp kẹp hoặc tụt huyết áp.
Xét nghiệm máu sẽ cho thấy có dấu hiệu cô đặc máu (dung tích hồng cầu tăng) và giảm số lượng tiểu cầu.
Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền đã mang lại kết quả rất tốt.
Cách biện pháp hữu hiệu phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Thông tin trên Vietnamnet, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi truyền, do đó để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
- Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: bình xịt, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi…
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
- Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
- Phát quang bụi rậm.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
- Nên thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Cách đề phòng chống muỗi đốt
Đối với trẻ em, không cho trẻ hoạt động ở các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi.
Mặc quần áo dài tay.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Bị sốt bao lâu mới cần xét nghiệm sốt xuất huyết?
Nhiều người thắc mắc nên xét nghiệm sốt xuất huyết khi nào để chẩn đoán bệnh tốt nhất.
Ngày 19/9, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho hay từ tháng 8 đến ngày 16/9, Hà Nội ghi nhận 4 ca tử vong vì sốt xuất huyết.
Riêng tuần qua (từ 10-16/9) thành phố ghi nhận 1 ca tử vong. Ba bệnh nhân tử vong trước đó ở quận Long Biên, huyện Đan Phượng và Thanh Trì. Theo Sở Y tế Hà Nội, hầu hết trường hợp đều được phát hiện bệnh muộn, đến viện muộn. Ngoài ra, họ có các bệnh lý nền kèm theo tương đối nặng như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường...
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, theo chu kỳ hàng năm, dịch sốt xuất huyết xu hướng gia tăng vào mùa mưa. Dịch đạt đỉnh vào khoảng tháng 10 - 11.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu là sốt cao 39 - 41 độ C, sốt đột ngột và liên tục 2 - 7 ngày. Xuất huyết như xuất hiện các chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm...
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết ở BV Bạch Mai.
Ngày thứ 3 - 6, người bệnh hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt, trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì người nhà phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.
Do thời gian nguy hiểm nhất từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên bác sĩ Thảo khuyến cáo nên cần xét nghiệm từ ngày thứ 3 của bệnh để chẩn đoán chính xác sốt xuất huyết hay không.
BS Thảo nêu những trường hợp cần nhập viện là mệt mỏi, đi khám giảm tiểu cầu. Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm tiểu cầu thấp dưới 30 g/L. Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bị sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và xuất hiện các triệu chứng xuất huyết.
Người bệnh không có triệu chứng xuất huyết lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu. Nguyên nhân, khi tiểu cầu giảm người bệnh có các biểu hiện như xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng miệng, vị trí nơi tiêm truyền...). Nghiêm trọng hơn là người bệnh chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh...
Khi bị sốt xuất huyết, bác sĩ Thảo khuyến cáo bệnh nhân cần tăng cường dinh dưỡng, nhất là nhu cầu về protein phải cao hơn. Người bệnh nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.
Chất béo và bột đường cũng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.
Ngoài ra, bệnh nhân cần uống đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong. Người bệnh cũng cần chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày). Thực phẩm ưu tiên là thực phẩm mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.
Nhầm sốt xuất huyết sang bệnh khác, nhiều trẻ dưới 1 tuổi nguy kịch Trẻ được phòng khám tư chẩn đoán viêm đường hô hấp hoặc tiêu chảy và cho theo dõi tại nhà, khi nhập viện trẻ đã bị sốc, nguy kịch vì sốt xuất huyết. Ngày 26/7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống nhiều trẻ nguy kịch dưới 1...