Những loại nấm tốt như ‘thần dược’, vừa chống ung thư vừa chữa bệnh
Nấm không những ngon mà còn nhiều chất dinh dưỡng, hơn nữa còn có thể tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, hỗ trợ chữa được nhiều bệnh rất hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Nấm hương (hay còn gọi là Nấm Đông cô) là loài nấm ăn hiếm hoi có công dụng trong điều trị ung thư bởi nó có chứa chất có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các khối u.
Đông cô cũng là một nguồn selenium dồi dào – một chất chống oxy hoá có khả năng ngăn ngừa ung thư đã được Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) sử dụng. Loài nấm này có hàm lượng dinh dưỡng cao, nó chứa sắt, vitamin B1, B2 và niacin (vitamin B3) cũng như tất cả các axit amin thiết yếu giúp hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư hiệu quả.
Nấm bào ngư
Nấm bào ngư có màu trắng trông như vỏ sò, loại nấm này chứa đa dạng các chất dinh dưỡng, thường xuyên ăn nấm bào ngư, rất có lợi đối với sức khỏe. Nó có thể cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng điều hòa các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, nấm bào ngư có chứa proteoglycan có thể ức chế tế bào khối u, cũng có tác dụng nhất định trong việc giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa sỏi niệu đạo.
Ngoài ra, theo quan điểm của y học Trung Quốc, nấm bào ngư còn có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh, thư giãn kinh mạch. Đối với người già và người trung niên, nấm bào ngư có tác dụng điều trị chứng đau thắt lưng, tê chân tay. Lưu ý khi chế biến nấm bào ngư không cắt bằng dao, dùng tay xé trực tiếp.
Nấm đùi gà có chất thịt giòn, hương vị thơm, rất giàu chất xơ, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất và hơn một chục loại axit amin. Nấm đùi gà không chỉ làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, bảo vệ các mạch máu, mà còn có tác dụng chống ung thư, giữ ẩm và làm đẹp. Ảnh minh họa: Internet
Nấm Vân Chi có tác dụng “xóa đói giảm đau”, nghĩa là ngoài tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng, tăng chế độ ăn uống của bệnh nhân, nó còn làm giảm bớt những tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị cũng như ổn định số lượng tế bào bạch cầu. Sở dĩ nấm Vân Chi có khả năng hỗ trợ người bệnh ung thư mạnh mẽ là do nó có chứa hai chất polysaccharide K (PSK) và polysaccharide peptide (PSP).
Nấm Maitake (Grifola frondosa): Nấm nhảy
Trong tiếng Nhật, “Nấm Maitake” có nghĩa là “Nấm nhảy”, bởi tương truyền rằng người xưa khi tìm được loại nấm quý này đã nhảy cẫng lên vì vui mừng. Các dược chất trong nấm Maitake giúp cải thiện sự thiếu hụt các tế bào máu trắng, tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ.Ngoài ra, MD-FRACTION trong nấm Maitake đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt và thúc đẩy các đại thực bào của hệ thống miễn dịch nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, nhất là những người bị ung thư vú, ung thư phổi, và các hội chứng thần kinh cơ bắp (MDS).
Video đang HOT
Những người khí huyết không đủ, suy dinh dưỡng ở người già và trẻ em, những người bị bệnh gan, loét đường tiêu hóa và các bệnh về tim mạch và mạch máu não có thể ăn nấm kim châm. Ảnh minh họa: Internet
Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách làm giảm axit dạ dày, và có thể làm giảm bớt một số khó chịu ở dạ dày do loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, tăng axit dạ dày… Đây là một thực phẩm tốt để nuôi dưỡng dạ dày. Ngoài ra, ăn nấm hầu thủ còn có tác dụng trì hoãn lão hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.
Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng nấm hầu thủ có tác dụng ức chế tốt đối với Helicobacter pylori (HP), thủ phạm gây ra bệnh dạ dày và là tác nhân số 1 gây ung thư dạ dày. Cách tốt nhất để ăn nấm hầu thủ là nấu canh. Ví dụ như nấu canh nấm gà, canh nấm sườn heo.
Nấm đùi gà
Nấm đùi gà có chất thịt giòn, hương vị thơm, rất giàu chất xơ, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất và hơn một chục loại axit amin. Nấm đùi gà không chỉ làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn, bảo vệ các mạch máu, mà còn có tác dụng chống ung thư, giữ ẩm và làm đẹp.
Nấm linh chi được chứng minh là giúp làm chậm sự phát triển của khối u cũng như kích hoạt tế bào chết theo chương trình ở tế bào ác tính. Ảnh minh họa: Internet
Nấm Thái Dương (Agaricus blazei)
Beta Glucan là một hợp chất quan trọng giúp kích hoạt và làm tăng số lượng của các tế bào miễn dịch của cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy Beta Glucan có hiệu quả tuyệt vời chống lại các khối u lành tính hay ác tính, có tác dụng lên hệ miễn dịch mạnh nhất và được sử dụng làm ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư.
Beta Glucan (1,3/1,6) được tìm thấy rất nhiều trong thành phần của nấm Thái Dương, thậm chí cao hơn nấm Maitake và nấm Linh Chi. Với nguồn Beta Glucan (1,3/1,6) dồi dào, nấm Thái Dương đã được chứng minh là làm giảm tác dụng phụ ở những người đang điều trị ung thư nội mạc tử cung, cổ tử cung và buồng trứng bằng hóa, xạ trị.
Nấm Linh chi
Nấm linh chi được chứng minh là giúp làm chậm sự phát triển của khối u cũng như kích hoạt tế bào chết theo chương trình ở tế bào ác tính. Để xác định tác dụng của nấm linh chi trong việc giảm tác dụng phụ của xạ trị, các nhà khoa học tại Học viện Y khoa Hebei tại Shijiazhuang, Trung Quốc đã tiến hành thí nghiệm trên chuột. Họ chiếu tia xạ vào con chuột rồi cho chúng ăn bào tử nấm Linh chi. Kết quả cho thấy nấm linh chi ngăn ngừa việc suy giảm các tế bào bạch cầu. Nấm linh chi cũng cải thiện tỉ lệ sống sót của chuột bị xạ trị.
Nấm hương (hay còn gọi là Nấm Đông cô) là loài nấm ăn hiếm hoi có công dụng trong điều trị ung thư bởi nó có chứa chất có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các khối u. Ảnh minh họa: Internet
Nấm kim châm
Các axit amin thiết yếu có trong nấm kim châm cao hơn các loại nấm thông thường, đặc biệt là lysine và arginine có hàm lượng rất cao, có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, nấm kim châm còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống mệt mỏi. Những người khí huyết không đủ, suy dinh dưỡng ở người già và trẻ em, những người bị bệnh gan, loét đường tiêu hóa và các bệnh về tim mạch và mạch máu não có thể ăn nấm kim châm.
Một số bài thuốc từ nấm do Dược sĩ Mai Thu Thủy hướng dẫn:
Trị nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay quên: Nấm hương 20g, táo nhân 20g, thịt gà, gia vị vừa đủ. Thịt gà ướp gia vị, đường kính, hành lá, gừng thái sợi, một chút rượu (3ml), dầu vừng, nấm hương, táo nhân, hấp cách thủy.
Sản phụ sau đẻ thiếu sữa: Nấm hương 20g, chân giò 1 chiếc, gạo tẻ 50g. Chân giò hầm nhừ trước, sau đó cho gạo, vừng, nấm hương vào nấu thành cháo.
Trị tiểu đường: Nấm hương 20g, mộc nhĩ 10g, nước luộc gà 200ml. Cho vào niêu đất càng tốt, thêm chút rượu, gừng, đun to lửa, hớt bọt, đun thêm 20 phút cho hành, hạt tiêu, ăn nóng.
Chữa suy nhược cơ thể kèm tiêu chảy kéo dài: Phục linh, đẳng sâm, bạch truật mỗi thứ 10g; trần bì, bán hạ chế mỗi thứ 5g; mộc hương, sa nhân mỗi vị 4g, chích cam thảo 3g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với nước gừng hoàn viên. Ngày uống 4-8g.
Chữa viêm gan vàng da: Trư linh, nhân trần, chi tử, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g, xa tiền tử 20g. Sắc uống.
Chữa nôn mửa ở phụ nữ có thai: Phục linh 10g, bán hạ chế 8g, sinh khương 3g. Sắc uống trong ngày.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Ai dễ mắc bệnh ung thư khiến 16 chị em tử vong mỗi ngày?
Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị, em gái mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư này ở phụ nữ cao hơn. Ngoài ra, những trường hợp sau cũng dễ mắc ung thư vú.
Ung thư vú là ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê của Ghi nhận ung thư năm 2018, mỗi năm ở nước ta co 164.671 sô ca măc mơi ung thư, trong đo ung thư vu chiếm là 15.229 trường hợp; khoảng 6.000 trường hợp tử vong (trên 41 người mắc mới và hơn 16 trường hợp tử vong mỗi ngày).
Theo TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K TƯ, mọi phụ nữ đều có thể bị ung thư vú. Tuy nhiên những trường hợp dưới đây, nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Mỗi ngày ở nước ta có trên 41 trường hợp ung thư vú mới được phát hiện
- Độ tuổi : Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 40 tuổi. Ngoài ra, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.
- Mắc bệnh lý về tuyến vú bao gồm xơ vú, áp-xe vú... nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và dễ tiến triển thành ung thư.
- Yếu tố di truyền : Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị, em gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gene BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gene BRCA1 hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.
- Dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
- Béo phìcũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là do phụ nữ béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan...
- Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu biacũng dễ dẫn đến ung thư vú.
- Phơi nhiễm phóng xạ: Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp nhưng nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Cách phòng ngừa ung thư vú
Cũng theo TS Trần Văn Thuấn, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, chị em cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khám vú thường xuyên và chủ động tầm soát sớm bệnh. Cụ thể, chị em nên ăn nhiều rau củ quả; giảm một số chất béo như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích... bởi những đồ ăn này thường chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Hạn chế rượu, bia và đồ uống có còn là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư vú
Ngoài ra, chị em nên hạn chế đồ uống có cồn như rượu bia, đồ uống có ga, vì việc tiêu thụ nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Lí do, lượng cồn tăng cao sẽ tăng kích thích sản xuất estrogen, tạo thuận lợi cho sự phân chia tế bào.
Để phòng ngừa ung thư vú, chị em cần tránh hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá thụ động. Đặc biệt chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát phát hiện sớm ung thư để có thể phát hiện bệnh điều trị kịp thời.
Thúy Quỳnh
Theo phunuvietnam
Hơn 15.000 ca mắc ung thư vú được phát hiện mỗi năm Mỗi năm ở nước ta có 164.671 sô ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (chiếm tỉ lệ 9,2%). Vừa qua, Bệnh viện K cũng phối hợp cùng Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng tổ chức khám sàng lọc ung thư vú miễn phí cho gần 300 phụ nữ tại cơ sở...