Những gia vị có sẵn trong bếp bảo vệ sức khỏe ngày đông
Những gia vị dưới đây rất dễ kiếm, có sẵn trong bếp nhà bạn với vô vàn tác dụng giúp bạn bảo vệ sức khỏe cả gia đình ngày đông.
Vào thời điểm thời tiết chuyển mùa sang lạnh, chúng ta rất dễ mắc phải những triệu chứng bệnh khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Đừng quá lo lắng! Những thực phẩm này chính là ” thuốc” có sẵn trong bếp giúp bạn dễ chịu hơn, lại không lạm dụng kháng sinh:
Gừng
PGS Mejia de Grubb (Đại học Y Baylor) nhận định, khi bị cúm dạ dày, gừng có thể giúp giảm buồn nôn, nôn mửa, giảm co thắt dạ dày và đầy hơi.
Gừng là một trong những gia vị có sẵn trong bếp bảo vệ sức khỏe ngày đông
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy các hóa chất trong gừng hoạt động trong dạ dày và ruột cũng như não và hệ thần kinh để kiểm soát buồn nôn. “Bạn chỉ cần sử dụng nó như một loại gia vị trong các bữa ăn, nhai một miếng gừng tươi, hoặc thử uống viên nang gừng”, chuyên gia gợi ý.
Nghệ
Củ nghệ có chứa đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng. Nghệ đã được chứng minh rất hữu ích trong điều trị nhiễm trùng cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Vì vậy, bạn có thể nghiền nghệ thành bột và thoa lên bất kỳ vùng da nào bị nhiễm trùng.
Cơn đau họng thường xảy ra do nhiễm virus sẽ tự khỏi. Nhưng cảm giác khó chịu là thật. Lúc này, BS Meija de Grubb khuyên, bạn chỉ cần tăng tốc độ chữa bệnh bằng cách hòa tan 14 đến 12 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Muối hoạt động như một nam châm trong nước, kéo chất lỏng dư thừa để giảm sưng và nới lỏng chất nhầy, giúp tuôn ra các chất kích thích hoặc vi khuẩn.
Gạo lứt
Nếu bạn bị bệnh tiêu chảy, hãy nấu gạo lứt với lượng nước gấp đôi bình thường, sau đó lọc lấy nước uống. Theo BS Amy Rothenberg (Naturopathic Health Care), chất điện giải thường mất đi khi bị tiêu chảy và uống nước gạo lứt có thể ngăn chặn tình trạng này.
Tỏi
Các nghiên cứu cho thấy tỏi có đặc tính tăng cường miễn dịch. “Băm hoặc nghiền nát một đến ba tép và để chúng tiếp xúc với không khí trong vài phút và thưởng thức. Điều này làm tăng một hợp chất lưu huỳnh gọi là allicin, hoạt động như một chất chống vi trùng để tiêu diệt virus và vi khuẩn.
Làm nóng có thể phá hủy allicin, vì vậy hãy thêm tỏi vào cuối quá trình nấu ăn”, TS Chris D’Adamo (Phó giám đốc của Trung tâm Y học Trường Đại học Maryland) khuyên.
Hành tây
Tỏi và hành tây có họ hàng gần, vì tỏi thực ra là thuộc về gia đình hành. Trong khi tỏi có hiệu quả hơn trong điều trị nhiễm nấm và virus, hành tây lại giàu dinh dưỡng thực vật, trong đó có những hợp chất chống lại các gốc tự do trong cơ thể gây ung thư.
Mật ong
Trong thời xa xưa, những người lính đã sử dụng mật ong để làm lành vết thương và chống nhiễm trùng. Con người trên thế giới văn minh ngày nay sử dụng mật ong như một thuốc giảm đau, chống oxy hóa và chất khử trùng. Nghiên cứu hiện đại đã xác nhận mật ong tích cực chiến đấu chống lại hơn 60 chủng vi khuẩn khác nhau. Ngoài việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn, ăn mật ong còn giải độc máu và cải thiện chức năng gan.
Video đang HOT
Quế
Quế có một số đặc tính kháng khuẩn và chống nấm bắt nguồn từ các loại dầu thiết yếu được tìm thấy trong vỏ của nó. Nghiên cứu cho thấy quế có hiệu quả nhất khi nó được tiêu thụ với mật ong, bởi vì sự kết hợp của hai loại với nhau sẽ cho bạn một hiệu quả kháng sinh toàn diện.
Dưa muối
Thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối và kim chi là những chế phẩm sinh học tuyệt vời. Chế phẩm sinh học thường được khuyên dùng như thuốc kháng sinh, bởi vì chế phẩm sinh học khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong cơ thể bạn, do đó giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bạn.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
8 chiêu thức trị tiêu chảy tại nhà cực đơn giản
Làm sao khi bị đau bụng tiêu chảy? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết sau sẽ chỉ ra cho bạn 8 cách điều trị tiêu chảy tại nhà cực đơn giản.
Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng.
Nhiều người nghĩ rằng bị tiêu chảy là do thực phẩm không hợp vệ sinh. Tuy nhiên, mỗi người đều bị tiêu chảy ít nhất một hoặc hai lần trong đời. Tiêu chảy thường kèm theo triệu chứng buồn nôn, ói mửa hay bị co thắt dạ dày.
Tình trạng này xảy ra khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và gặp nhiều phiền phức, nhưng nếu bạn đang khỏe mạnh, bạn sẽ không gặp phải các vấn đề lớn.
Tuy nhiên, tiêu chảy có thể trở thành mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng. Tiêu chảy có hai loại: tiêu chảy cấp tính hoặc mạn tính. Tiêu chảy cấp tính khiến bạn phải đi vệ sinh liên tục trong một vài ngày.
Một loại khác là tiêu chảy mạn tính bao gồm các triệu chứng như đi đại tiện thường xuyên, chảy nước mắt, buồn nôn, nóng ruột và dạ dày bị co thắt.
Dưới đây là những biện pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà bằng những mẹo dân gian vô cùng đơn giản và dễ làm .
1. Bổ sung nước cho cơ thể
Bạn sẽ không chỉ bị mất nước mà còn chất điện giải, chất khoáng như kali và natri do bị tiêu chảy. Đó là những yếu tố quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn cần phải bù đắp những gì bị mất. Điều đầu tiên là bạn phải uống thật nhiều nước.
Uống 8 ly nước trong ngày là cách hữu hiệu nhất để chống mất nước khi bị tiêu chảy. Mặc dù nước lọc bình thường không có chất điện giải, nhưng nó vẫn là cách hữu hiệu cho bệnh nhân bị tiêu chảy.
Sự lựa chọn khác thay nước để giúp bạn điều trị tiêu chảy nhanh hơn là uống trà kèm theo một chút đường, nước ép trái cây như táo hay nước ép mận. Khi bạn bổ sung nước, bạn nên giữ cho thức uống của bạn mát mẻ và uống từng ngụm nhỏ.
2. Sữa chua
Sữa chua là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị tiêu chảy vì sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn chữa lành bệnh nhanh hơn.
Chúng ta biết rằng uống kháng sinh kéo dài có thể gây tiêu chảy bằng cách làm chết các vi khuẩn tốt trong ruột nhưng ăn sữa chua sẽ sản xuất nhiều hơn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn. Để hạn chế bị tiêu chảy, bạn nên ăn sữa chua trước khi dùng thuốc trị tiêu chảy.
3. Nghỉ ngơi
Khi bị tiêu chảy, không có gì tốt hơn so với việc nghỉ ngơi đầy đủ để chữa khỏi bệnh tiêu chảy nhanh và hiệu quả. Nếu cơ thể bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, bệnh tiêu chảy cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Do đó, để điều trị tiêu chảy, bạn nên nghỉ ngơi một vài ngày. Hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường thật thoải mái và đặt một chiếc khăn hay một chai nước ấm lên bụng để giảm bớt các cơn co thắt ở bụng.
4. Tránh xa một số loại thức ăn
Khi bị tiêu chảy, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm nhất định khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn như phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa khác.
Nếu uống sữa, ruột của bạn sẽ hoạt động kém đi. Hơn nữa, bạn cần tránh uống cà phê vì hệ thần kinh sẽ dễ bị kích thích.
Một số loại thức ăn cần phải tránh xa khi bạn bị tiêu chảy.
Tiêu thụ những sản phẩm có đường khiến các triệu chứng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, uống nước ép táo và nước ép mận mà không thêm đường được coi là sự lựa chọn thông minh cho những bệnh nhân bị tiêu chảy.
5. Trà hoa cúc
Một trong những cách cầm tiêu chảy một cách tự nhiên và hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua là trà hoa cúc vì trà này cực tốt trong việc chữa viêm đường ruột. Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt. Bạn có thể mua trà đóng gói và ngồi nhâm nhi một tách trà hoa cúc mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm một muỗng cà phê hoa cúc với lá bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút. Uống ba tách trà hoa cúc sẽ giúp tình trạng tiêu chảy thuyên giảm đáng kể. Người ta nói rằng chất tannin trong trà hoa cúc có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt.
6. Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột được coi là chế độ ăn uống hoàn hảo để điều trị tiêu chảy vì chúng sẽ khiến dạ dày của bạn nhẹ bớt. Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín.
Điều quan trọng là hãy chắc chắn rằng bạn không thêm quá nhiều đường hoặc muối vào những thực phẩm này vì chúng có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn và làm cho bệnh tiêu chảy khó điều trị.
Thực phẩm giàu tinh bột như gạo, ngũ cốc hay khoai tây tốt cho người tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy, bạn hãy tránh xa bột yến mạch vì đường ruột của bạn khó có thể tiêu thụ được lượng dinh dưỡng lớn có trong nó. Khoai tây cũng là những thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết mà bạn đang mất đi.
Tuy nhiên, ăn khoai tây chiên sẽ khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn và làm cho dạ dày đau đớn.
Các loại rau như cà rốt giúp bạn tiêu hóa dễ dàng và điều trị bệnh đau bao tử nhanh chóng. Hơn nữa, chúng đều rất giàu chất dinh dưỡng. Gạo trắng nấu chín như cơm trắng hay cháo trắng là sự lựa chọn thông minh cho những người muốn thoát khỏi bệnh tiêu chảy.
7. Quả việt quất
Quả việt quất được coi là thần dược trị được nhiều bệnh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quả việt quất có thể khắc phục bệnh tiêu chảy hiệu quả tại nhà.
Trong quả việt quất có chứa chất anthocyanosides, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.
8. Trà vỏ cam
Trà vỏ cam là biện pháp khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng. Cho trà vỏ cam vào nồi và đổ một ít nước nóng. Hãy để nguội trong một vài phút trước khi thưởng thức tách trà thơm ngon này.
Đây là 8 lời khuyên về cách điều trị tiêu chảy tại nhà một cách tự nhiên. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy những lời khuyên hữu ích và chữa lành bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Nguyên nhân, triệu chứng của tiêu chảy
Khi bạn bị tiêu chảy phân của bạn sẽ lỏng hay sền sệt. Tiêu chảy là bệnh phổ biến và không gây ra bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng. Bệnh này thường kéo dài trong một vài ngày và có thể điều trị bằng thuốc trị tiêu chảy theo quy định.
Các triệu chứng của bệnh như bụng bị đầy hơi, đau bụng, đi tiêu lỏng và nhiều lần, bạn có cảm giác muốn đi vào nhà vệ sinh khẩn cấp, thậm chí là buồn nôn và ói mửa. Khi tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, phân sẽ có chất nhầy, các loại thực phẩm không được tiêu hóa hết, thậm chí là đi ra máu, giảm cân và bị sốt.
Nếu bạn đi đại tiện nhiều hơn ba lần một ngày và không uống đủ nước, bạn sẽ bị mất nước dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Tiêu chảy thường do virut gây ra. Nguyên nhân chính là do dị ứng thực phẩm, lạm dụng rượu, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng do vi khuẩn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, tác dụng phụ của thuốc, cường giáp, xạ trị, ung thư, phẫu thuật hệ thống tiêu hóa, hay những rối loạn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bệnh tiêu chảy có thể biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thấy dấu hiệu và triệu chứng như ra máu, phân có màu đen, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ, ói mửa thường xuyên, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nước tiểu sẫm màu, đau đầu, tim đập nhanh, da khô, dễ bị kích thích hay có sự rối loạn nghiêm trọng hơn bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Nếu bị tiêu chảy nhẹ, bạn không cần phải làm gì. Tuy nhiên, sự khó chịu của bệnh này sẽ biến mất nhanh hơn khi uống thuốc trị tiêu chảy hoặc có các biện pháp điều trị tiêu chảy tại nhà một cách tự nhiên.
Theo suckhoedoisong.vn
7 loại bệnh cúm bạn cần phân biệt Ho, sốt và đau họng là các triệu chứng rõ rệt nhất của cúm. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các dạng cúm khác nhau để điều trị hiệu quả nhất. Cúm theo mùa: Tuy cúm theo mùa không đáng sợ như các dạng cúm khác, loại cúm này có tính lây lan rất cao và có thể khiến bạn khó chịu. Cúm...