Những điều không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã mà ai cũng có thể sai lầm
Các năm gần đây, xảy ra rất nhiều tai nạn sinh hoạt mà nguyên nhân xuất phát từ các loại xe tập đi, xe đạp trẻ em, xe trượt cho trẻ.
Ảnh minh họa
Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM) vừa tiếp nhận ca bệnh trẻ nhỏ 36 tháng, chơi trên xe 3 bánh thì tự bật ngửa ra, đập vùng chẩm xuống đất. Sau té, bé khóc to vài tiếng và co gồng liên tục và bất tỉnh. Tại bệnh viện, bé được chẩn đoán xuất huyết não dưới nhện.
Các bác sĩ phòng Điều dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã chỉ ra triệu chứng của chấn thương sọ não như đau đầu, tri giác thay đổi như:
Mất ý thức tạm thời, lú lẫn hoặc lơ mơ; Nạn nhân có thể có cơn co giật ngắn. Tình trạng của nạn nhân có thể cải thiện được một lát và sau đó tri giác xấu dần đi.
Biến dạng hộp sọ là dấu hiệu của vỡ xương sọ; Chảy dịch trong từ tai hoặc mũi-vỡ xương sọ, đặc biệt là vỡ nền sọ, có thể khiến dịch não tủy chảy ra từ tai hoặc mũi.
Video đang HOT
Bầm tím mắt và da phía sau tai-các mạch máu xung quanh mắt và tai bị vỡ; Thay đổi thị lực, trẻ có thể bảo nhìn 1 vật thành 2, bóng hoặc nhìn mờ.
Buồn nôn và nôn – đây là những tác dụng phụ thường gặp của chấn thương sọ não nghiêm trọng và phải luôn chú ý nếu thấy nó diễn ra dai dẳng.
Những điều không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã:
Làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ vết thương là một sai lầm. Làm như vậy tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại. Khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn, gây ra bầm tím càng nặng và khó lành.. Các bậc phụ huynh có thể chườm lạnh giai đoạn cấp (2-3 ngày đầu) sau đó chườm ấm.
Bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong các tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã, chúng ta thường có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng ra máu liên tục.
Di chuyển nạn nhân trừ khi họ đang ở trong tình trạng nguy cấp. Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, cột sống hay những vết thương liên quan khác.
Các bác sĩ chỉ ra 2 nguyên nhân gây té ngã là do sự bất cẩn của người chăm sóc và sự tò mò, hiếu động của trẻ.
Nếu cho trẻ chơi các trò chơi như: xe tập đi, xe đạp, ván rượt các bậc phụ huynh phải luôn bên cạnh quan sát trẻ, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ trẻ phòng khi có tình trạng té ngã xảy ra.
Rào hoặc có thanh bảo vệ ở cầu thang, cửa sổ, ban công (chiều cao rào tối thiểu 75 cm, song dọc, khoảng cách giữa các song không quá 15 cm).
Có đủ ánh sáng để dễ quan sát ở bậc thềm, cầu thang. Dạy trẻ không xô đẩy, không leo trèo. Nếu trẻ đã biết lật, bò, đi, ngồi thì không nên để trẻ 1 mình trên võng, giường.
Không để trẻ đứng trên ghế hoặc vật không vững. Không để sàn nhà trơn trượt, ẩm ướt. Không để đồ chơi xa tầm với của trẻ. Không có hành động chơi đùa nguy hiểm như xốc ngược, tung trẻ. Không để trẻ
Bé trai sơ sinh có đường dẫn máu bị đảo ngược
Con trai của sản phụ 30 tuổi, mắc dị tật bẩm sinh chuyển vị đạt động mạch, đường dẫn máu ra khỏi các buồng tim bị kết nối sai.
Ngày 16/12, sau hai tuần chào đời phải nằm viện điều trị, bé lần đầu nhấm nháp dòng sữa ngọt qua xi-lanh đã tiệt khuẩn. Cậu bé nhóp nhép sữa, miệng chúm chím muốn uống thêm.
"Ống sữa này nếu bé tiêu hóa tốt sẽ được tập bú và tăng dần lượng sữa uống", nữ điều dưỡng Bệnh viện Nhi đồng Thành phố dỗ dành.
Mẹ bé phát hiện con mắc tim bẩm sinh từ trong thai kỳ, theo dõi tại Bệnh viện Hùng Vương. Các bác sĩ sản và nhi cùng hội chẩn, lên phương án cho cuộc vượt cạn. Hai tuần trước, bé vừa cất tiếng khóc chào đời ở bệnh viện sản, các bác sĩ khẩn trương đưa bé về bệnh viện nhi để phẫu thuật sửa chữa dị tật trái tim.
Bé trai lần đầu được uống sữa trực tiếp sau khi chào đời. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết chuyển vị đại động mạch là tình trạng đảo ngược của hai động mạch lớn mang máu ra khỏi tim. Bình thường động mạch chủ nối với tâm thất trái, động mạch phổi nối tâm thất phải, còn ở bé này ngược lại. Máu nghèo oxy - màu xanh, được cung cấp đến các cơ quan thay vì đến phổi, máu giàu oxy - màu đỏ, trở lại phổi thay vì đến các cơ quan.
"Dị tật khiến bé có nguy cơ tím nặng và tử vong nếu không được can thiệp kịp thời sau sinh", bác sĩ Vũ chia sẻ. Chuyển vị đại động mạch là tật bẩm sinh khó và nặng nhất trong các dạng bệnh tim bẩm sinh.
Theo bác sĩ Vũ, bé được phẫu thuật can thiệp tim ngay, quá trình hậu phẫu khá vất vả. Bé phải thở máy, hai tuần liền chỉ nuôi ăn bằng sữa truyền qua đường tĩnh mạch. Đến nay bé cai máy thở, hồng hào, hết tím, vết mổ lành tốt nên các bác sĩ tháo sonde dạ dày, tập cho bé ăn sữa trực tiếp qua xi-lanh.
Nhiều bệnh nhân bị lún, xẹp đốt sống được điều trị hiệu quả bằng... bơm xi măng Gặp một tai nạn sinh hoạt thông thường khi bị ngã ngồi về phía sau, tuy nhiên do tuổi cao khiến ông Nguyễn Văn Cương (67 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) bị gãy lún đốt sống L2, không thể đi lại được... Các bác sĩ thực hiện bơm xi măng trên máy DSA Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho...